Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Vải thiều muốn ngon thì chăm sóc và phòng bệnh phải tốt

0

Cập nhật vào 27/11

Vải thiều Thanh Hà rất ngon. Những trái căng mọng, ngọt thơm không chỉ  được tạo nên nhờ cây giống đặc trưng mà quan trọng là sự chăm sóc tỉ mẩn và cách phòng bệnh khó nhọc của những người trồng.

Chăm sóc vải thiều thế nào cho đúng cách?

Tạo dáng cây ngay từ khi cây nhỏ: Những cây vải thiều khi còn nhỏ giống như một đứa trẻ cần được uốn nắn và tạo một nền tảng tốt nhất. Vải thiều khi nhỏ các cành lá móc rất tự nhiên và xum xuê. Cây có sự hỗn tạp giữa nhánh chính và nhánh phụ, nhánh tốt và nhánh sâu bệnh. Do đó, khi chăm sóc người ta thường tập trung tỉa cành, cắt bỏ hết các cành nhỏ, cành tăm, cành bị sâu bệnh, các cành mọc chen trong tán. Đặc biệt là các chồi mới mọc (còn gọi là lộc đông) thường phát triển khá nhanh và mạnh. Mục đích của việc tỉa và chọn giữ lại các cành tốt là giúp cho tán cây thông thoáng, hạn chế được sâu bệnh phát sinh, phát triển; giúp cây ức chế và kích thích phân hóa mầm hoa tốt; tăng cường dinh dưỡng cho cây khỏe hơn sẽ hạn chế được tình trạng rụng hoa, rụng quả non sau này.

Có thể bạn quan tâm:

Chú ý đến nguồn nước: Không phải cứ nhiều nước và tưới nước thường xuyên thì sẽ tốt cho vải thiều. Nên giữ cho vườn cây ở mức khô hạn cục bộ từ 10-15 ngày mới tưới đẫm nước liên tục 2-3 ngày rồi dứt hẳn để kích thích cho hoa nở đồng loạt, tập trung. Dùng rơm rạ, cỏ khô tủ gốc giữ ẩm thường xuyên cho vườn cây trong thời gian cây ra hoa và đậu quả. Nếu để vườn khô, cây thiếu nước, hoa sẽ rụng nhiều. Ngược lại tưới quá nhiều, độ ẩm cao kết hợp với nhiệt độ cao làm cho các mô non ở cuống và hoa trương lên đột ngột cũng rụng hết.

Vải thiều muốn ngon thì chăm sóc và phòng bệnh phải tốt

Phun thuốc bảo vệ cây và giúp vải thiều phát triển: Không phải tiêm chất kích thích, mà bạn cần cung cấp dinh dưỡng cần thiết để cho vải phát triển, đặc biệt là giai đoạn ra hoa, kết trái. Người ta thường dùng HPC-B97 phun đều lên tán, chùm nụ trước khi hoa nở và phun lại lần 2 sau khi hoa nở hết, quả đã đậu ổn định bằng hạt đỗ xanh. Trong trường hợp cây vải đã nở hoa được khoảng 2/3, nếu thấy tỷ lệ đậu quả kém, có thể pha A-xít Boric rồi phun nhẹ lên các chùm hoa nhằm giúp các túi phấn hoa đực thêm sức sống cho dễ thụ tinh, đậu quả. Trong thời gian cây đang nở hoa, không được phun các loại thuốc BVTV hoặc thuốc kích thích sinh trưởng khác.

Phòng bệnh cho vải thiều ra sao?

Bất cứ vải thiều ở đâu cũng có thể mắc các bệnh như: Nhện lông nhung gây hại, bọ xít xanh, bọ xít vai nhọn, câu cấu, rệp hại hoa, sâu đục cuống quả v.v… Ngoài ra với điều kiện như gặp mưa phùn, thiếu ánh sáng, cây vải thường bị các bệnh thối hoa như mốc sương, sương mai, thán thư tấn công gây hại.

Cách phòng bệnh: Mỗi loại bệnh tấn công khác nhau bạn nên có phương pháp riêng để loại bỏ mầm bệnh, bảo vệ cho cây.

  • Dùng các loại thuốc trừ nhện như Pegasus 500ND, Ortus 5SC phun ngay sau khi lộc non mới nhú.
  • Sử dụng các loại thuốc trừ sâu có tính nội hấp và tiếp xúc cao như Selecron 500 ND, Regent 800WG, Fastac 5 EC… để phun trừ kịp thời các loại sâu hại như: bọ xít xanh, bọ xít vai nhọn, câu cấu, rệp hại hoa, sâu đục cuống quả v.v… Với sâu đục quả, thường xuyên kiểm tra các lứa sâu để phun làm 3 đợt chính: cuối tháng 4, cuối tháng 5 và giữa tháng 6 mới hiệu quả.
  • Sử dụng các loại thuốc trừ nấm như: Boóc-đô 1%, Ridomil MZ 0,2%, Anvil 0,2%, Score 0,1% hoặc Aliette 80 WP 0,15% để phun phòng làm 2 lần: lần 1 khi cây mới ra giò, lần 2 khi các giò hoa đã nở được 5-7 ngày cho kết quả rất tốt.

Chúc bạn sẽ có những mùa vải thiều bội thu với cách chăm sóc và phòng bệnh khoa học trên đây.

 

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.