Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Kiểm tra dinh dưỡng của trái mít

0

Cập nhật vào 27/11

Mùa mít đã đến rồi. Các bạn đừng bỏ qua thứ quả đầy thơm ngon và bổ dưỡng này nhé. Thử kiểm tra với 100g mít, bạn sẽ thấy lượng dinh dưỡng cực lớn của loại quả thân thuộc này.

 Thành phần dinh dưỡng trong 100g mít

Mít dai: năng lượng: 48kcal, nước: 85,4g, protein: 0,6g, gluxit: 11,4g, canxi: 21mg, photpho: 28mg, sắt: 0,40mg, betacaroten: 180mg, vitaminC: 5mg,…
Mít mật: năng lượng: 62kcal, nước: 82,2g, protein: 1,5g, gluxit: 14,0g, canxi: 21mg, photpho: 28mg, sắt: 0,40mg, betacaroten: 80mg, vitaminC: 5mg,…

Ngoài ra cả 2 loại mít đều rất giàu các vitamin B1, B2, PP… Nhiều nghiên cứu cho thấy thức ăn giàu kali sẽ giúp làm giảm huyết áp, mà trong mít lại chứa khá nhiều kali, 100gam có tới 300 mg.

Trong mít còn có chứa nhiều chất phytonutrient (lignans, isoflavones và saponins) rất có lợi cho sức khỏe. Những chất này có đặc tính là chống lại ung thư, tăng huyết áp, viêm loét dạ dày và làm chậm lại tiến trình thoái hóa tế bào để đem lại sự tươi trẻ và sức sống cho làn da.

Múi mít: khi chín màu vàng, vị ngọt. Mít không hạt được trồng nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long, trái rất sai và ngon. Đặc biệt, giống mít tố nữ là một loại mít trái nhỏ, khi chín màu vàng sẫm. Múi mít dính vào lõi chặt hơn vào vỏ nên khi mít chín cầm cuống rút ra có thể kéo theo toàn bộ các múi. Ngoài mít tố nữ, còn có khá nhiều loại mít khác mà nhiều người xếp vào hai nhóm: mít dai (mít khô) múi dày, vị ngọt đậm và giòn; mít mật (mít ướt) múi mềm, hơi nát vị ngọt mát.

Kiểm tra dinh dưỡng của trái mít

Múi mít chín thường được ăn tươi, vào mùa mít chín, bóc múi mít bỏ vào hộp, cho vào tủ lạnh ăn vừa mát, vừa ngọt lại thơm là món ưa thích của nhiều người dân Việt Nam. Ngày tết những gói mít sấy ăn giòn tan hầu như có mặt trong khay bánh kẹo của mỗi nhà, mứt mít cũng là món lai rai của lớp trẻ.

Ngày nay người ta còn chế biến nhiều món ngon từ mít nào là chè mít, kem mít, gỏi mít, mít lên men rượu…

Xơ mít: có thể dùng muối chua như muối dưa, làm gỏi mít, hoặc nấu canh…

Có một món ngon nổi tiếng được làm từ xơ mít được gọi là nhút dùng để ăn kèm trong bữa cơm hàng ngày thay cho dưa và cà. Nhút có hai loại là nhút mít non và nhút xơ mít. Người ta thường chọn xơ của quả mít mật rồi chỉ cần trộn với một chút muối và đem gói chặt trong mo cau để khoảng hai ngày là ăn được. Thế nên nhút vừa có vị thơm ngọt của mít, vừa thoang thoảng hương cau khiến cho ai được nếm thử cũng cảm thấy thích thú. Vì vậy mới có câu: “Nhút Thanh Chương, Tương Nam Đàn”, món nộm làm bằng mít và cà thái nhỏ trộn với thính rồi để chua cũng là món ăn ưa thích của người dân miền Trung.

Canh xơ mít cũng là một món ngon không kém. Đặc trưng của món canh này là không cần đến một chút bột ngọt nào cả mà nước canh vẫn ngọt đậm đà. Canh thường được nấu với cá hoặc thịt nạc cùng một chút hành, vài lát ớt và rau om (rau ngổ) chan vào với cơm gạo tám thì chẳng còn gì bằng.

Hạt mít: Trong hạt mít có chứa tới 70% tinh bột. Hạt mít có thể luộc chín để ăn, hoặc luộc lên rồi đem rang ăn vừa thơm lại vừa bùi… Nhiều nơi hạt mít còn được dùng để chế biến một số món ăn: hầm chân giò lợn, phơi khô giã bột làm bánh…

Xem thêm:

Không chỉ khi chín mít mới được ưa dùng như vậy, quả mít non cũng được người dân dùng như một loại rau củ để nấu canh, kho cá, trộn gỏi… Theo Đông y, các món ăn với mít non có nhiều tác dụng như: bổ tỳ, hòa can, tăng và thông sữa, thích hợp cho phụ nữ sau sinh bị ốm yếu, ăn kém, ít sữa.

Ngoài những lợi ích trên, các phần của cây mít còn dùng để chữa trong một số bệnh như bệnh hen suyễn, mụn nhọt…

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.