Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Câu chuyện về mâm ngũ quả Tết trung thu

0

Cập nhật vào 27/11

Tại sao tết Trung thu gia đình nào cũng đặt một mâm ngũ quả đầy đặn trên ban thờ gia tiên? Tại sao mỗi nơi lại có sự khác biệt? Ý nghĩa của từng thức quả là gì? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn hiểu hơn về phong tục chọn ngũ quả cho đêm rằm Tháng Tám.

Tết trung thu trong quan niệm người Việt

Tết Trung thu là thời điểm giữa mùa thu, là thời gian người Á Đông thu hoạch xong mùa màng và chuẩn bị mở các lễ hội đón rằm tháng Tám trong niềm hân hoan, vui mừng và ấm áp.

Có rất nhiều sự kiện lý giải về Tết trung thu, chỉ biết rằng phong tục này đã có từ rất lâu và được ghi dấu cả trên trống đồng Đông Sơn. Vào dịp này, người Việt thường mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên vào buổi tối khi Trăng rằm vừa mới lên cao. Mọi người thường biếu cho ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác Bánh Trung Thu, hoa quả, trà và rượu. Chúng ta thường múa sư tử hay múa lân để đón Tết.

Đặc biệt trong dịp Tết trung thu trên ban thờ của mọi nhà thường có mâm ngũ quả đầy đặn với ý nghĩa sâu xa.

Ý nghĩa mâm ngũ quả trong dịp Tết trung thu

Ý nghĩa mâm ngũ quả đối với người Bắc: Như thường lệ, bao giờ mâm ngũ quả của người Bắc cũng bao gồm chuối, bưởi, đào, hồng, quýt.

Nải chuối được đặt ở dưới cùng thể hiện sự che chở của đất trời cho con người. Đặt nải chuối ở giữa để đỡ lấy toàn bộ các cây trái khác.

Có thể bạn quan tâm:

Chính giữa nải chuối xanh thẫm là quả bưởi căng mọng hoặc quả phật thủ chín vàng nổi bật. Những quả chín đỏ như đào, hồng, quýt đặt xung quanh. Những chỗ khuyết đặt xen kẽ quýt vàng, táo màu xanh hoặc những trái ớt đỏ mọng, hoàn thiện những nét trang trí cuối cùng. Mặc dù gọi là mâm ngũ quả, song ngày nay nhiều gia đình chọn lựa nhiều thứ quả với nhiều màu sắc khác nhau, nhằm cầu tiền tài, một năm mới sung túc, no ấm. Chính vì vậy ngoài những loại quả truyền thống, mâm “thập” quả ngày nay còn có cả nho, lê, táo, cam, măng cụt, thanh long.

Câu chuyện về mâm ngũ quả Tết trung thu

Mâm quả có xanh, có chín, như quan niệm của người xưa, màu xanh của hoa quả mang tính âm, trái chín mang tính dương. Mâm ngũ quả là tượng trưng cho luật cân bằng âm dương của vũ trụ.

“Mâm ngũ quả” hàng trăm năm nay vẫn được người Việt gọi tên – dù đang xa xứ hay ở quê nhà thể hiện tấm lòng, sự tôn kính dâng lên tổ tiên, mong may mắn, hạnh phúc về với gia đình, dòng họ.

Ý nghĩa mâm ngũ quả đối với người miền Trung: Đặc điểm của mảnh đất miền Trung là sự nghèo khó, đất đai vốn cằn cỗi, ít hoa trái, thời tiết khắc nghiệt nên họ không quá câu nệ hình thức ý nghĩa của mâm ngũ quả, mà chủ yếu có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên.

Người dân miền Trung mang đặc trưng tính cách lẫn văn hóa của cả hai miền Nam Bắc nên mâm ngủ quả trong ngày Tết trung thu thường mang hơi thở của cả hai miền với các thức quả như: chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài… rất phong phú. Cách sắp xếp các loại quả cũng theo sự sáng tạo riêng tùy theo mong muốn và quan niệm thành kính của mỗi gia đình.

Ý nghĩa mâm ngũ quả đối với người miền Nam: Phong tục thờ cúng của người miền Nam khá cầu kỳ nên mâm ngũ quả của các gia đình miền Nam thường rất được coi trọng. Trong ngày Tết trung thu, người dân miền Nam không dùng quả chuối. Do cách phát âm gần giống với từ “chúi” (thể hiện sự nguy khó) nên chuối là thứ quả không bao giờ xuất hiện.

Người dân miền Nam thích dùng các loại trái như: Mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung (theo câu: “Cầu sung vừa đủ xài”), thêm chân đế là 3 trái thơm (dứa), thể hiện sự vững vàng. Đặc biệt, mâm ngũ quả của người miền Nam không thể thiếu cặp dưa hấu ruột đỏ vỏ xanh, tượng trưng cho lòng trung nghĩa và trinh tiết của người phương Nam.

Mỗi mâm ngũ quả khác nhau đều thể hiện một đặc trưng về tính cách, quan niệm và mơ ước của người dân. Do đó, Tết trung thu bạn sẽ thấy sự đặc sắc không chỉ trong mâm ngũ quả của các vùng miền mà còn trong mỗi gia đình.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.