Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Kỹ thuật trồng bưởi Đoan Hùng cho quả sai, mọng nước

0

Cập nhật vào 26/06

Bưởi Đoan Hùng được đánh giá là giống bưởi ngon nhất trong các loại bưởi. Chính vì thế, nhiều người đã trồng loại bưởi này để ăn hoặc để kinh doanh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết kỹ thuật để trồng bưởi Đoan Hùng sao cho sai quả, mọng nước.

Nguồn gốc, đặc điểm của bưởi Đoan Hùng

Bưởi Đoan Hùng là loại bưởi nổi tiếng ở Phú Thọ, được trồng nhiều tại các xã Đông Khê, Bằng Luân, Nghinh Xuyên, Hùng Quan, Quế Lâm, Phương Trung, Minh Lương, Vân Du, Chí Đám, thuộc huyện Đoan Hùng, Phú Thọ. Bưởi Đoan Hùng có 2 giống bưởi ngon nhất, đó là bưởi Bằng Luân và bưởi Sửu Chí Đám. Trong đó:

Bưởi Bằng Luân có dạng lá nhỏ, quả nhỏ có hình cầu dẹt hoặc dạng hình lá to, quả to, tròn đều. Khi chín có màu vàng rơm, màu thịt quả trắng, trục quả đặc, dễ tách múi, tép mềm mọng nước có màu trắng xanh, ngọt đậm, vị thơm.

Bưởi Sửu Chí Đám phát triển phù hợp trên đất phù sa sông Lô, sau 5 năm trồng cho quả có chất lượng tốt, cây 15 tuổi có năng suất từ 100 – 150 quả, bảo quản sau 5 – 6 tháng vẫn giữ được chất lượng tốt. Hương vị của bưởi Sửu Chí Đám cũng ngon không kém gì bưởi Bằng Luân.

Yếu tố quyết định đến chất lượng của bưởi Đoan Hùng

Bưởi Đoan Hùng được mệnh danh là “quả tiến vua” bởi lẽ bưởi có vị thanh, thơm và mọng nước. Theo những người trồng bưởi Đoan Hùng thì để có được những quả bưởi ngon, người ta không trồng trên đất đồng bằng mà trồng ở trên đồi. Không những thế, những quả bưởi được hái từ cây có tuổi đời nhỏ hơn 10 năm thường không ngon và không được đánh giá cao như quả từ cây đã trồng được 14 đến 15 năm.

Ngoài những yếu tố ảnh hưởng đến việc trồng được những quả bưởi Đoan Hùng ngon thì kỹ thuật trồng bưởi Đoan Hùng cũng là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng của quả.

Có thể bạn quan tâm: Cách chọn bưởi đoan hùng ngon và đúng chuẩn.

Kỹ thuật trồng bưởi Đoan Hùng

Chuẩn bị trồng

Đất trồng

Bưởi Đoan Hùng là giống bưởi có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như phù sa ven sông, đất đồi , đất phù sa cổ, … Tuy nhiên, loại đất phù hợp với việc trồng bưởi Đoan Hùng nhất phải là loại đất có tầng dầy > 80cm, thoát nước (nhẹ và xốp), mực nước ngầm dưới 1m, độ pH từ 5,5 – 7,0 độ dốc không quá 100. Tham khảo thêm mẫu bút đo PH chuẩn.

Chọn giống

Người trồng nên chọn cây bưởi Đoan Hùng trồng cành ghép vào gốc bưởi nở từ hạt vì nó có tuổi thọ lâu hơn bưởi triết cành. Việc cây có tuổi thọ lâu hơn, quả sẽ có giá trị hơn vì giống bưởi Đoan Hùng quý ở chỗ, gốc bưởi càng lâu ăn càng ngon.

Cần chọn đúng giống bưởi Đoan Hùng để bưởi đạt chất lượng
Cần chọn đúng giống bưởi Đoan Hùng để bưởi đạt chất lượng

Bạn chỉ nên chọn 2 giống bưởi là bưởi Sửu (Chí Đám) và bưởi Bằng Luân với các tiêu chuẩn:

  • Cây giống xuất vườn phải sạch sâu, bệnh.
  • Được sản xuất theo phương pháp ghép hoặc lấy trực tiếp từ các cây bưởi Sửu (Chí Đám) hoặc bưởi Bằng Luân đã được tuyển chọn và công nhận.
  • Không nên sử dụng giống bưởi được sản xuất trong vườn nhà dân, không rõ nguồn gốc. Cây giống xuất vườn phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn quy định.

Làm đất

Việc làm đất có ảnh hưởng rất quan trọng đến việc trồng bưởi. Để quả bưởi có chất lượng, bạn cần chuẩn bị đất bằng và có độ dốc dưới 4 độ, thiết kế trồng theo băng, theo hàng; nên bố trí trồng nanh sâu. Nếu trồng trong đất thấp sẽ dễ bị úng nên cần thiết kế hệ thống mương thoát nước đảm bảo tiêu úng kịp thời.

Khi làm đất, đào hố trồng phải làm sớm, phơi đất 20 – 25 ngày sau đó bón phân lót, lấp hố thước trồng 25 – 30 ngày để hạn chế nguồn sâu, bệnh hại. Bón đầy đủ phân hữu cơ, vôi bột, NPK cho từng hố trồng.

Đào hố

Đối với những loại đất khác nhau, việc đào hố để trồng cây cũng có độ nông, sâu khác nhau:

  • Đất phù sa hố đào (60cm x 60cm x 60cm). Nếu nền đất thấp trũng khó thoát nước có thể đắp ụ hoăc lên luống cao.
  • Đất đồi hố đào 80cm x 80cm x 80cm trồng theo kiểu lanh sấu (so le).
Bưởi Đoan Hùng được trồng dưới hố
Bưởi Đoan Hùng được trồng dưới hố

Bón lót

Tuỳ thuộc vào độ phì nhiêu của đất mà lượng phân bón lót là khác nhau. Có thể bón các loại phân sau:

  • Phân bón hữu cơ Đồng Tâm xanh: 15 – 20kg.
  • Phân lân (supelân) 1kg, Kali sunfat 0,5kg.
  • Vôi bột 1kg.

Phần đất mặt được trộn đều với phân và cho xuống đáy hố, phần đất còn lại để trên mặt hố, gốc cao hơn mặt vườn từ 10 – 20 cm (việc đào hố, bón lót phải được tiến hành trước khi trồng từ 1 – 2 tháng).

Tiến hành trồng

  • Rạch bỏ bầu ni lông, đặt cây vào hố lấp đất ngập bầu khoảng 2 – 3 cm.
  • Lèn chặt đất xung quanh bầu , tạo mặt lõm từ 3 – 5cm xung quanh gốc để  tưới.
  • Cắm cọc và buộc dây mềm để cố định cây, tưới nước và phủ cỏ khô hoặc rơm rạ để giữ ẩm cho cây.
  • Mật độ trồng: nên trồng với mật độ 280 – 330 cây/ha để đảm bảo đủ ánh sáng cho cây phát triển, ra lộc đều, hạn chế sâu bệnh.

Chăm sóc cây sau khi trồng

Tưới nước giữ ẩm

Đối với cây bưởi mới trồng cần tưới nước, đảm bảo giữ ẩm đất thường xuyên. Đối với vườn bưởi kinh doanh có thể tưới vào các tháng 11, 12 và tháng 1 hàng năm. Khi tưới cần tưới ướt đẫm từ gốc đến xung quanh vòng tán; trong suốt cả năm, cần áp dụng các biện pháp giữ ẩm như tủ đất bằng rơm rạ (cách gốc 0,3 – 0,5m) hoặc trồng cây cỏ có hoa để che phủ đất. Vườn cây phải được thoát nước tốt, không ngập úng hoặc đọng nước sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển và gây hại.

Hệ thống tưới nước nhỏ giọt cho cây bưởi
Hệ thống tưới nước nhỏ giọt cho cây bưởi

Bón phân

  • Khi cây bưởi chưa có quả, trước mỗi đợt lộc bạn bón một lần (3 đợt lộc vào mùa xuân, hè, thu). Khi cây có quả thì bạn tiến hành bón 4 đợt/ năm.
  • Thời kỳ sau thu hoạch quả bón phân hữu cơ + lân 100%, đạm 20% vôi 100%.
  • Thời kỳ chuẩn bị ra hoa bón đạm, kali, ZinC.
  • Thời kỳ hạn chế dụng quả giúp quả lớn nhanh bón đạm, kali, boron. Thời kỳ trước thu hoạch 1 tháng bón kali, sugar…

Người nông dân tiến hàng bón phân cho cây bưởi

Đối với vườn bưởi kinh doanh:

  • Lượng bón phân chuồng: 15 tấn/ha
  • Vôi bột: 300 kg/ha
  • Đạm Urê: 250 kg/ha
  • Supe lân 450 kg/ha
  • Kali: 300 kg/ha.
  • Thời gian bón: tháng 10 – 12, bón cơ bản (sau thu hoạch) gồm 100% hữu cơ + lân + vôi bột; tháng 2, bón thúc cành xuân và đón hoa gồm 60% Urê + 40% Kali; tháng 6 – 7, bón thúc cành thu và tăng trọng quả gồm 40% Urê + 60% Kali.
  • Cách bón: phân hữu cơ, lân, vôi bột: đào rãnh quanh vòng tán, rộng 20 – 40 cm, sâu 25 – 40 cm. Trộn đều phân với đất bón vào rãnh sau đó lấp lại và tưới đẫm nước; Đạm và Kali rắc quanh tán, xăm nhẹ, tư­ới đẫm nước, tránh đứt rễ.
  • Thúc đợt 2: giúp chống rụng quả sinh lý vào tháng 4. Tỉ lệ bón phân như sau: đạm ure 30%, kali 30%.
  • Thúc đợt 3: thời gian là vào tháng 8 giúp tăng chất lượng quả. Tỉ lệ bón phân như sau: 50% kali + 20% đạm. Lưu ý chỉ bón phân khoáng khi độ ẩm đất đạt 70 – 80% (sau cơn mưa hoặc tưới ẩm), vị trí bón phân theo hình chiếu của tán cây.

Tỉa cành, tạo tán

  • Thực hiện ngay trong hai năm đầu sau khi trồng, từ tháng 2 đến hết tháng 3.
  • Cắt ngọn thân chính ở độ cao từ 60 – 80 cm.
  • Giữ lại 3 – 4 mầm khoẻ (cành cấp 1) phân bố đều xung quanh để tạo bộ khung chính vững chắc cho cây.
Người nông dân tiến hàng tỉa cành tạo tán cho cây
Tiến hành tỉa cành tạo tán cho cây bưởi
  • Đốn duy trì hàng năm sau khi thu hoạch quả (tháng 2) và tháng 6.
  • Cắt bỏ cành la, cành tăm hương, cành bị sâu bệnh, cành tược làm cho tán cây thông thoáng giảm sâu bệnh hại.

Tưới nước, làm cỏ

Bưởi Đoan Hùng cần độ ẩm 70 – 80%, nhất là khi ra hoa vào tháng 2, tháng 3 âm lịch, các tháng còn lại chỉ cần độ ẩm 60 – 65% để tăng độ ngọt của quả, nếu đất trũng cần có rãnh tiêu nước đọng. Thường xuyên xới gốc, làm cỏ để góc bưởi được thông thoáng, không bị cỏ cạnh tranh dinh dưỡng.

Thường xuyên làm cỏ, xới gốc cho cây để cây phát triển
Thường xuyên làm cỏ, xới gốc cho cây để cây phát triển

Sử dụng thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh cho bưởi Đoan Hùng

Đối với những loại sâu bệnh khác nhau cần sử dụng đúng thuốc để tiêu diệt tận gốc, phòng ngừa việc sâu làm hại đến sự tăng trưởng và phát triển của cây.

  • Đối với sâu vẽ bùa: Sử dụng Dầu khoáng DC-Tron plus 98.8 EC pha ở nồng độ 0,7% phun 800 lít/ha (30 lít/sào) khi lộc xuân ra đều hoặc Polytrin 400 EC pha ở nồng độ 0,1%, phun  800 lít/ha (30 lít/sào) khi có trên 10% lá hại để phòng trừ.
  • Nhện đỏ, rệp sáp: Sử dụng Dầu khoáng DC-Tron plus 98.8 EC pha ở nồng độ 0,7% phun 800 lít/ha (30 lít/sào) khi có trên 10% lá hại để phòng trừ.
  • Sâu đục thân, đục cành: Nếu phát hiện có lỗ sâu thì dùng Ofatox… pha loãng, bơm hoặc tẩm bông nhét vào lỗ sâu, sau đó dùng đất dẻo bịt lại.
  • Sâu xanh bướm phượng: Dùng thuốc sinh học V-BT hoặc nước chiết xuất nấm ký sinh từ các cá thể bị ký sinh phun trở lại vườn.
  • Bệnh chảy gôm: Cắt bỏ những cành bị bệnh nặng, cạo sạch vỏ xung quanh vết bệnh, dùng Aliette 80WP pha 3g/01lít hoặc Ridomil MZ 72 WP pha 30g/01lít quét đẫm lên vết bệnh khi bệnh mới xuất hiện.
  • Rầy chổng cánh: Dùng dầu khoáng DC-Tron plus 98.8 EC phun vào lúc cây chớm ra lộc với nồng độ 70 ml dầu trong 10 lít nước, bắt đầu phun khi búp lộc đầu tiên hé mở, sau đó phun 5 – 14 ngày /1lần cho đến khi đa số lộc đạt chiều dài 10 mm.
Bảo vệ quả bưởi khỏi sâu bệnh bằng túi li - nông
Bảo vệ quả bưởi khỏi sâu bệnh bằng túi li – nông

Thu hoạch, bảo quản

Mùa thu hoạch bưởi Đoan Hùng là vào 15/1 đến 25/1, khi đó, bưởi chín vàng, quả căng tròn, mọng nước dùng kéo sắc cắt sát cuống quả, sau đó bôi vôi vào cuống quả, loại bỏ quả bị sâu bệnh. Để bưởi nơi kín gió, khô ráo có thể bảo quản được từ 3 – 4 tháng. Tuy vỏ quả héo nhăn nheo nhưng tôm bưởi vẫn căng mọng nước, không gạo, không nát, độ ngọt và mùi càng đậm đà.

Bài viết đã hướng dẫn kỹ thuật trồng bưởi Đoan Hùng sai quả và mọng nước. Chúc các bạn thực hiện thành công!

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.