Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

7 tình huống thường ngày dễ làm con hư mà mẹ không ngờ tới

0

Cập nhật vào 27/11

Chiều chuộng và đáp ứng ngay những nguyện vọng của con trẻ là hành động khiến con hư hơn mà các mẹ không hề ngờ tới.

Trong mắt người lớn, có những đứa trẻ ngoan ngoãn nhưng cũng có những đứa trẻ hư, biểu hiện ở việc dễ tức giận, hay mè nheo, nói dối hay quậy phá,… Nhiều người cho rằng trẻ hư hay ngoan là do tính cách bẩm sinh của từng đứa trẻ. Đó là lí do trong nhiều trường hợp, bố mẹ vô tình làm con hư mà không hề hay biết.

Hãy xem xét 7 tình huống được https://hoaquathanhha.com tổng hợp dưới đây để hiểu rõ hơn về điều này.

1. Mua đồ

Mẹ cho con cùng đi mua đồ với mẹ. Trẻ con thường bị hấp dẫn bởi những thứ mới lạ nên sẽ vòi vĩnh, đòi mua cho bằng được. Trẻ có thể khóc, quậy phá để được đáp ứng nguyện vọng của mình. Mẹ sẽ vì chiều con hoặc ngại sự chú ý của đám đông khi con khóc mà đáp ứng yêu cầu của con.

Trẻ thường được lần đầu sẽ có lần thứ hai, lần thứ ba và sẽ mặc định rằng chỉ cần ăn vạ tại những nơi đông người như vậy thì sẽ được đáp ứng. Vậy là đứa trẻ đó đã thành đứa trẻ hư rồi.

2. Nhiệm vụ của con

Mẹ thường nhắc con sau khi chơi xong phải cất đồ chơi vào vị trí cũ. Trẻ thường chơi thỏa mái cho đến khi mẹ nhắc đã đến giờ phải cất đồ chơi để làm việc khác. Bé có thể nghe lời không chơi nữa mà đến với công việc mới luôn. Mẹ sẽ đi dọn đồ chơi cho con và cảm thấy không vấn đề gì.

Bố mẹ làm vậy đã vô tình tạo thói quen ỷ lại vào bố mẹ trong con và sự thiếu trách nhiệm của con. Trẻ nhỏ làm việc nhỏ, khi cho trẻ làm những công việc trong khả năng của mình, hãy khuyến khích trẻ hoàn thành công việc, bao giờ xong mới thôi.

3. Khi con mắc lỗi

Con có thể mắc rất nhiều lỗi trong một ngày, có thể do vô tình nhưng cũng có thể do bé biết đó là lỗi mà vẫn vi phạm. Lỗi nhẹ bố mẹ thường cho qua và lỗi nặng thì sẽ phạt con thậm chí tức giận và mắng,đánh con.

Hãy tha thứ cho những lỗi lầm đầu tiên trẻ mắc phải và đừng dùng bạo lực với con

Hãy tha thứ cho những lỗi lầm đầu tiên trẻ mắc phải và đừng dùng bạo lực với con

Bỏ qua những lỗi nhỏ, trẻ sẽ mặc định đó không phải là lỗi và tiếp tục mắc phải. Nếu bố mẹ quá khắt khe với những lỗi lầm của con ngay từ lần đầu tiên sẽ khiến trẻ sợ hãi, chống đối. Đó là nguyên nhân cho sự che giấu, nói dối của trẻ sau này. Ở lần mắc lỗi đầu tiên, con cần được hiểu rõ tại sao và được khoan dung.

Có thể bạn quan tâm: Nếu bạn có con chuẩn bi bước vào học THCS, hãy tham khảo 8 cách học hiểu quả cho học sinh cấp 2 để có phương án học tập hiệu quả cho con.

4. Lời hứa của bố mẹ

Bạn đã hứa sẽ mua cho trẻ thứ đồ này hay đưa trẻ đi chơi vào cuối tuần. Do bận nhiều công việc bạn quên mất và cho rằng con sẽ quên. Bạn phớt lờ đi hoặc phủ nhận khi trẻ nhắc đến.

Trẻ con có khả năng nhớ tốt hơn ta vẫn tưởng tượng rất nhiều, nhất là những gì người lớn đã hứa với chúng. Việc bạn thất hứa thậm chí trốn tránh sẽ làm mất niềm tin ở con và con cũng có thể học theo điều này ở bạn: hứa mà không cần thực hiện hay nhận lỗi khi thất hứa.

5. So sánh trẻ với các đứa bé khác

Đây là sai lầm phổ biến của các bố mẹ Việt. Bố mẹ so sánh với mong muốn đưa ra những tấm gương để con học theo, làm theo. Chẳng hạn như: “Con nhìn bạn A kìa, bạn được cô giáo khen hai tuần liền rồi đấy”.

Tuy nhiên, việc so sánh này lại vô tình gây cho con tư duy so sánh. Bé nhút nhát sẽ thấy tự ti hơn khi so sánh mình với những người khác và càng nhút nhát. Bé mạnh dạn hơn sẽ so sánh ở khía cạnh khác và sinh ra lòng đố kị.

6. Áp đặt

Nhiều bố mẹ có thói quen áp đặt cho trẻ với suy nghĩ: Trẻ con hiểu gì, cần phải nghe theo mọi sự sắp xếp của người lớn. Điều này tạo nên những đứa trẻ thường xuyên chống đối, ương bướng.

Trẻ con cũng cần được tôn trọng cảm xúc. Hãy giải thích cho bé hiểu những gì bé nên làm, không nên làm, tại sao lại như vậy, đưa ra cảnh cáo với con để con lường trước hậu quả.

7. Làm phiền bố mẹ

Bạn có nhiều công việc và cho rằng trẻ có đồ chơi, ti vi, điện thoại để chơi trò chơi là đủ đáp ứng nhu cầu của trẻ. Tuy nhiên, trẻ vẫn cứ bám theo, đòi bạn chơi cùng trong khi bạn đang bận rất nhiều việc nhà. Trong tình huống này bạn sẽ nổi cáu buộc trẻ phải trở về với việc của mình.

Khi trẻ đã bám theo muốn bạn cùng chơi là khi trẻ muốn gần gũi hơn với bố mẹ chúng. Bạn nên cho con hiểu bạn đang bận, con có thể cùng làm việc nhà với mình nếu con thích hoặc con nên thông cảm cho mẹ.

Hãy cho con cùng làm việc nhà với mình khi bạn không có thời gian chơi cùng con

Hãy cho con cùng làm việc nhà với mình khi bạn không có thời gian chơi cùng con

Bố mẹ nên hiểu và tôn trọng con nhiều hơn cũng như điều gì có thể làm con không còn ngoan ngoãn. Trong cách dạy con, nên có sự nghiêm khắc, những nguyên tắc nhất định nhưng cũng cần bao dung ở mức độ nào đó.

Thông tin bài viết được tổng hợp bởi giasuviet.com.vn

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.