Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

10 cách các bà mẹ thông minh dạy con ứng phó với bạo lực học đường

0

Cập nhật vào 27/11

Bạo lực học đường xảy ra như cơm bữa mà ngay cả nhà trường, phụ huynh và học sinh khó kiểm soát. Đứng trước tình hình nan giải này, các bậc phụ huynh có thể dạy con mình 10 điều thông minh sau theo gợi ý của chuyên gia để giúp con bảo vệ và ứng phó trước tình huống bạo lực có thể xảy ra.

1. Dạy trẻ tin rằng làm điều tốt sẽ tạo nên sức mạnh ở bản thân mình

Trẻ trở thành nạn nhân của bạo lực học đường, thường là những đứa trẻ nhút nhát, hiền lành.

Chính vì vậy các bậc phụ huynh nên rèn cho con bản tính tự tin, hiểu được ý nghĩa của những điều tốt đẹp, giúp trẻ tự tin, mạnh mẽ hơn.

Khi đối đầu với sự áp bức, lòng dũng cảm của trẻ sẽ trỗi dậy, để ứng phó linh hoạt, nhanh trí với những trò bạo lực học đường bịp bợm.

2. Giúp trẻ xây dựng khả năng làm chủ bản thân, tự lập, tự chủ trên nhiều phương diện

Hãy kể cho trẻ những bài học về lòng dũng cảm, vượt qua khó khăn, nguy hiểm của các anh hùng, khơi gợi lòng cam đảm của các em. Giúp các em vượt qua nỗi sợ hãi nhỏ bé. Tạo cho trẻ rèn luyện tính tự lập, tự chủ bản thân trên mọi phương diện của cuộc sống, không để cho trẻ yếu đuối trước bất kì khó khăn nào.

Rèn cho con tính tự lập, chủ động và tự tin trong bất kì hoàn cảnh nào

Rèn cho con tính tự lập, chủ động và tự tin trong bất kì hoàn cảnh nào

Bài học đầu đời là dạy trẻ cẩn thận, không trèo leo cao, hay biết cách cầm dao sao cho không bị đứt tay. Khi vào nhà trẻ, mầm non, trẻ biết bảo vệ đồ đạc của mình, biết phản ứng thế nào khi bạn sắp tấn công… Trẻ em hiếu động, đùa nghịch, chọc phá nhau, dễ phát sinh mâu thuẫn.

3. Cha mẹ nên trò chuyện để hiểu con hơn

Trò chuyện và chia sẽ với con hàng ngày để hiểu và biết những vấn đề con đang gặp phải là gì, sớm giúp con giải quyết. Hoặc cần phải biết và thường xuyên gặp gỡ ít nhất là ba bạn thân của con để biết những vấn đề con đang gặp phải và đang che giấu.

>>>>> Nhiều gia đình do không chú ý khiến con trẻ trở nên hư, khó bảo, nguyên nhân là vì đâu, hãy tham khảo chia sẻ tại 7 tình huống thường ngày dễ làm con hư mà mẹ không ngờ tới.

4. Dạy con nghệ thuật ứng xử

Nghệ thuật ứng xử là sức mạnh của lời nói, nụ cười, của sự khéo léo, của chữ nhẫn.

Tập cho con thói quen tốt: vui cười, chào hỏi khi gặp nhau, làm sai thì xin lỗi, khi được nhận thì cảm ơn… vốn là những ứng xử tối thiểu đi suốt cuộc đời mỗi người. Tuổi từ 10-15 là giai đoạn dậy thì, trẻ bị rối loạn tâm lý và nổi loạn. Ứng xử,đặc biệt trong mối quan hệ bạn bè là một thử thách, cha mẹ phải hiểu từng giai đoạn phát triển của con để dạy bảo phù hợp.

Dạy con nghệ thuật ứng xử khéo léo

Dạy con nghệ thuật ứng xử khéo léo

5. Hướng dẫn con giải quyết sự việc một cách nhẹ nhàng

Trong phương pháp dạy con nghệ thuật ứng xử không đồng nhất với sự  nhịn nhục, cho qua mà là giải quyết vấn đề một cách nhẹ nhàng nhất. Dùng lời nói để cảm hóa đối tượng bạo lực.

6. Cha mẹ nên dạy trẻ lối ứng xử ôn hòa, không gây kích động

Phụ huynh cần dạy con, trong trường hợp thấy bạn bè cô lập, có thể đánh mình, trẻ phải tìm hiểu lý do, xét xem mình có lỗi với họ chăng. Hãy cố gắng cùng con tìm hiểu cặn kẽ và dùng ứng xử giải hòa. Con chơi với bạn đừng sợ bị thua thiệt, mà phải chơi với tinh thần tự trọng và tôn trọng. Tránh xa nguy cơ không có nghĩa là nghỉ chơi hay quay lưng với bạn (nhiều khi đó lại là nguyên nhân của bạo lực).

7. Dạy con thấu hiểu bạn

Khi thấy bạn định gây gổ, có những hành vi hung hăng, không phù hợp, con vẫn chơi nhưng dãn ra, lui dần dần, kiên trì tìm hiểu bạn, nói những lời để bạn hiểu mình thêm, bớt giận dữ.

8. Trường hợp xấu nhất có va chạm xảy ra thì lúc ấy hướng dẫn con đã tránh ra

Không nên ẩu đã qua lại hay dùng lời nói xúc phạm bạn, điều này vô tình làm vấn đề trầm trọng hơn, như “ thêm dầu vào lửa”.

9. Khi có vấn đề nên hỏi ý kiến cha mẹ hoặc báo cho người lớn khác can thiệp, hòa giải.

Khi vấn đề ở mức báo động đỏ thì hướng dẫn con nên chủ động liên hệ bố mẹ hay báo cho người lớn can thiệp. Không nên im lặng hay có hành động phản kháng, sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của con trẻ.

Vấn đề nghiêm trọng hướng dẫn con báo với người lớn can thiệp

Vấn đề nghiêm trọng hướng dẫn con báo với người lớn can thiệp

10. Bố mẹ nêu gương cho con cái bằng những hành động hòa nhã với bạn bè

Để có thể phòng tránh tất cả những hành động bộc phát ở độ tuổi vị thanh niên của trẻ thì bố mẹ phải làm gương trước.

Chú ý khi dạy con, đừng trừng phạt, răn đe, áp đặt, chê bai… khiến con sợ, từ đó khó gần gũi, chia sẻ.

Hãy là một điểm tựa của con, không bênh vực nhưng nâng đỡ tinh thần cho con, vun xới mặt tốt của con. Cha mẹ nên giúp con có lời nói đẹp, ứng xử đẹp, lối sống mạnh mẽ, chan hòa.

Nội dung bài viết được Gia Sư Việt tổng hợp và chia sẻ.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.