Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Ổi “cười” – Bí ẩn của mảnh đất Lam Kinh, Thanh Hóa

0

Cập nhật vào 09/03

Đến với Lam Kinh, du khách không chỉ có cơ hội chiêm ngưỡng những kiến trúc cổ do bàn tay tài hoa của những người thợ chạm khắc tinh xảo, khám phá những bí ẩn tâm linh. Và một điều đặc biệt ở khu di tích này chính là cây ổi “biết cười” bên mộ vua Lê Thái Tổ. Nghe ổi “biết cười” thì khó tin quá. Để biết rõ thực hư, mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Ổi “cười” – Bí ẩn của mảnh đất Lam Kinh, Thanh Hóa

1. Vị trí “đặc biệt”

Khu di tích Lam Kinh tọa lạc trên diện tích 200 ha, thuộc địa phận 2 huyện Thọ Xuân và Ngọc Lặc (Thanh Hóa). Thế đất nổi lên hình chữ Vương, thoai thoải như mai rùa. Khu lăng mộ vua Lê Thái Tổ – Lê Lợi nằm trên đỉnh mai rùa. Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” và “Việt sử thông giám cương mục” mô tả: Lam Kinh nhà Lê ở phía Tây núi Lam Sơn, phía Bắc gối vào Dầu. Đầu thời Thuận Thiên lấy đất này làm Tây Kinh, cũng gọi là Lam Kinh, xây dựng cung điện trông ra sông, đàng sau hồ lớn giống hồ Kim Ngưu, các khe núi đổ vào hồ này. Lại có khe nhỏ bắt nguồn từ hồ chảy qua trước điện, ôm vòng lại như hình vòng cung, bắc cầu lợp ngói trên khe. Đi qua cầu tới cung điện…”.

Trong khuôn viên rộng lớn có rất nhiều loài cây quý hiếm hàng trăm năm tuổi. Điều ngạc nhiên đến khó tin những cây này đều gắn liền với những câu chuyện ly kỳ.

Ngoài loại ổi cười Thanh Hóa, bạn cũng có thể tìm hiểu về giống ổi ngon, giòn, ngọt Thanh Hà qua bài viết Ổi – ngọt ngào mùi vị quê hương.

Ổi “cười” – Bí ẩn của mảnh đất Lam Kinh, Thanh Hóa

Cây ổi nằm khiêm tốn ở góc phải khuôn viên Vĩnh Lăng, phía sau hàng tượng quan hầu và tượng con giống hiền từ đang chầu trước mộ vua.

2. Đặc điểm của cây ổi “biết cười”

Cây ổi khẳng khiu gầy guộc, cao chừng 3m, lá nhỏ, quả rất nhiều, nhỏ bằng ngón tay. Vỏ cây ổi này, khi tróc ra đem sắc thuốc dùng cho các cháu bé bị nóng, sốt rất hiệu nghiệm, quả của nó rất ngon. 

Trong khu lăng mộ vua Lê Lợi không chỉ cây ổi Tàu biết cười, mà ngay cả cây ổi ta đã gần 40 tuổi cũng có hiện tượng tương tự. 

Một đặc điểm nữa là những cây ổi ở khu lăng mộ này đều mang thế rồng chầu. Tuy gần trăm năm tuổi nhưng mùa nào quả của chúng cũng có mùi thơm lừng.

Ổi “cười” – Bí ẩn của mảnh đất Lam Kinh, Thanh Hóa

Hiện tượng ổi “cười”

Chờ gió thật lặng, lá trên các ngọn cây xung quanh im phăng phắc, ông nhẹ nhàng dùng đầu ngón tay gãi nhẹ vào thân cây, di di đầu ngón tay như thể đang cù nách, gãi bàn chân người, những đầu lá ổi rung lên bần bật như một phản xạ.

Đặc biệt, khi “cù” vào gốc, tất cả lá cây đều rung rinh như cười. Hơn thế, nếu nắm tay vào một đoạn thân cây, nhắm mắt lại, đa số mọi người đều có cảm giác lâng lâng, quay cuồng đầu óc và rung lắc như bị cành cây giật đi. Nhiều người sức yếu sau khi buông tay một lúc mới hết chuếnh choáng. Khi tận tay, tận mắt mục sở thị điều lạ này, nhiều người tỏ ra thích thú và cho rằng đó là do dòng từ trường nằm ngay dưới gốc cây ổi, nhưng không ít người sợ sệt, bàng hoàng chắp tay khấn vái.

3. Sự tích về cây ổi “biết cười”

Ông Vũ Đình Sỹ, Phó trưởng Ban quản lý Lam Kinh xác nhận: Chuyện “cây ổi cười” trong Vĩnh Lăng là có thật. Nguồn gốc cây ổi là từ một người quê ở Nam Định tên là Trần Hưng Dẫn. Người này hiếm muộn con cái nên đến đây cầu tự vào năm 1933. Sau khi sinh được con, ông đã cung tín bốn con Voi, trồng hai cây long não, và một cây ổi. Nhưng mãi đến năm 1942, một người Pháp khi đến nghiên cứu ở Lam Kinh mới phát hiện ra việc cây ổi biết “cười”.

Cây ổi gốc mới chết do già, các cán bộ khu di tích đã kịp chiết một số nhánh cây để giữ giống. Điều Kỳ lạ là các cây “con cháu” này vẫn giữ “gien cười”.

Ông Sỹ cho biết thêm: Có một điều đặc biệt nữa là khi Ban quản lý chiết cành đem trồng ngoài khuôn viên Vĩnh Lăng thì cây không “cười” nữa.

Từ lâu, người dân địa phương tin rằng, do cây trồng nơi linh khí nên cũng mẫn cảm như người. Vậy nên, có người còn gọi là “mộc tinh”.

 

 

 

 

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.