Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Bật mí top 10 loại hoa quả ăn dặm tốt cho bé

0

Cập nhật vào 14/01

Đối với các bé, bên cạnh các món ăn dặm từ thịt cá, rau củ thì các mẹ nên cho trẻ ăn dặm hoa quả kèm để bổ sung đầy đủ các vitamin giúp con khôn lớn mỗi ngày. Vậy những loại hoa quả ăn dặm cho bé tốt nhất là gì? 

Thực tế đã cho thấy những lợi ích tuyệt vời của hoa quả đối với sức khỏe con người. Đặc biệt với các bé, cho trẻ ăn dặm hoa quả là cách tuyệt vời để mẹ bổ sung các chất xơ và vitamin cho trẻ. Hương thơm và vị ngon ngọt từ các loại hoa quả chắc chắn sẽ đánh thức vị giác của bé những năm tháng đầu đời. Và có một điều lạ là đa số bé nào cũng đều rất thích thú.

Các món hoa quả cho bé ăn dặm
Các món hoa quả cho bé ăn dặm

1. Thời điểm cho trẻ ăn dặm hoa quả thích hợp nhất

Trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi đã bắt đầu ăn dặm nhưng lúc này hệ tiêu hóa bé còn khá yếu nên mẹ không cần cho bé ăn hoa quả ngay. Từ tháng thứ 6 trở đi, mẹ có thể cho con ăn dặm với hoa quả nghiền nhuyễn hoặc uống nước ép. Nếu chọn nước ép, mẹ có thể cho bé thử nhiều vị khác nhau, nhưng nhớ phải pha loãng trước khi cho bé uống.

Với các loại trái cây, do hệ tiêu hóa của trẻ trong giai đoạn này còn khá yếu, mẹ chỉ nên cho bé ăn các loại trái cây dễ tiêu hóa như chuối, táo, lê, bơ, đào… bằng cách nghiền nhuyễn. Khi đã nhai được thức ăn thô, mẹ hãy cho bé thử thực đơn ăn dặm thay đổi nhiều loại quả khác nhau. Mẹ hãy cho bé ăn từng chút một và theo dõi phản ứng của trẻ trong 3-4 ngày tiếp theo để xem con có biểu hiện dị ứng hay tiêu chảy hay không nhé.

Theo lời khuyên từ các chuyên gia, trẻ sơ sinh dưới 8 tháng không nên ăn cam, chanh, quýt, dâu tây và nho vì khả năng dị ứng cao. Bên cạnh đó, các loại trái cây khác như dứa, xoài, kiwi… cũng chỉ nên làm quen cho bé 2 tuổi trở lên.

2. Hoa quả ăn dặm cho bé

Quả chuối

Chuối là trái cây có vị ngọt thanh, trong 1 quả có khoảng 400 mg kali rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp làm dịu dạ dày, chống táo bón và ngăn ngừa bệnh tiêu chảy cho trẻ. Chuối còn chứa rất nhiều calo, giúp trẻ tăng cân nhanh.

Các mẹ chỉ cần ¼ trái chuối chín, bỏ vỏ, cắt nhỏ rồi rây mịn là bé đã có món ăn dặm thơm ngon. Để thay đổi các mẹ có thể trộn chuối cùng khoai lang, khoai tây hoặc các loại trái cây, củ quả khác đều có thể làm thành bữa ăn dặm lý tưởng đầy dinh dưỡng cho bé.

Quả bơ

Bơ là một trong những loại trái cây đứng đầu danh sách ăn dặm cho bé. Bơ được xem như vua trái cây ăn dặm. Bơ mềm, có vị béo, ngọt bùi, dẻo, tính mát, mang nhiều dưỡng chất và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ như sắt, kali, chất xơ, các loại vitamin. Bơ cung cấp omega 3 và vitamin E là 2 dưỡng chất thiết yếu giúp phát triển trí não cho bé.

Bơ rất dễ chế biến, mẹ có thể tán nhuyễn trộn với sữa mẹ là có hỗn hợp mềm dẻo thơm ngọt cho bé tập ăn. Với bé từ 6 tháng tuổi có thể kết hợp bơ với chuối hoặc bơ với bí đỏ, táo hay lê; với bé từ 8-12 tháng tuổi có thể biến tấu khác, hỗn hợp nhiều thành phần hơn: bơ + xoài + sữa chua, bơ + đu đủ + kiwi, bơ + cà rốt + khoai tây… để khơi gợi ham muốn thèm ăn của bé.

Quả việt quất

Trái việt quất chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Việt quất có màu đỏ tím rất đẹp dễ hấp dẫn các bé. Các mẹ có thể trộn việt quất với chuối, táo, lê hoặc ngũ cốc sau đó xay nhuyễn cho các bé ăn dặm vào buổi sáng là tốt nhất.

Quả lê

Lê tính mát, có vị ngọt thanh rất phù hợp cho bé nào kén ăn. Lê chứa 1 lượng nhỏ vitamin C, vitamin K, đồng và kali, giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ các mô.

Lê là loại trái cây cứng và mọng nước nên ít gây dị ứng nhất, các mẹ có thể hấp hoặc xay nhuyễn trộn cùng với một số loại trái cây khác cũng có vị ngọt thanh như đào hoặc táo cho bé ăn dặm. Ngoài ra các mẹ cũng có thể ép thành nước cho bé uống.

Quả táo

Táo có vị ngọt thơm tự nhiên nên nhiều trẻ rất thích. Táo chứa hàm lượng lớn vitamin C, cacbonhydrat, kali và chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của bé. Theo 1 số nguồn thông tin thì táo cũng rất tốt để ngăn ngừa và chống lại bệnh hen suyễn cho bé hiệu quả.

Vì táo cứng nên có nhiều mẹ không lựa chọn táo cho con ăn dặm. Tuy nhiên, với các bé mới bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể nghiền nhuyễn rồi nấu chín, có thể trộn cùng với chuối, dâu tây hoặc cherry vừa thơm vừa dễ ăn vừa tốt cho bé. Nếu muốn thay đổi, mẹ có thể xay nhuyễn rồi ép nhành nước táo cho bé thưởng thức. Hoặc có thể bổ múi cau, bỏ vỏ rồi hấp cách thủy cho táo mềm rồi để cho bé cầm ăn.

Quả đào

Đào chứa chất chống oxy hóa, duy trì cơ thể khỏe mạnh. Đào là loại quả có vị ngon ngọt cực kì dễ ăn. Đào có chứa các loại protein, chất béo, các loại đường glucose, đường saccharose, beta-carotene, vitamin B1, B2, C, PP và các chất sắt, canxi, kali, photpho… giàu chất xơ tốt cho tiêu hóa của bé.

Đào cũng là 1 loại quả cứng nên các mẹ có thể hấp đào rồi dằm nát trộn với sữa, hoặc là trộn với xoài, chuối hoặc thịt gà, hay bí đỏ, khoai tây, cà rốt xay nhuyễn biến tấu đổi vị cho bé ăn. Tuy nhiên, ăn nhiều đào rất dễ sinh nhiệt nóng có thể gây dị ứng cho cơ thể nên các mẹ cần hết sức lưu ý khi lựa chọn loại quả này cho bé ăn dặm.

Quả đu đủ

Ngoài bơ thì đu đủ cũng là loại trái cây hàng đầu cho các mẹ lựa chọn làm món thơm ngon hấp dẫn cho bé tập ăn dặm. Đu đủ giàu beta-carotene và nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin B1, B2, các acid gây men, các khoáng chất như kali, canxi, magie, sắt và kẽm. Ngoài ra đu đủ còn giàu Folate tốt cho bé, giúp bé tăng sức đề kháng. Trong đu đủ còn chứa enzyme hỗ trợ tiêu hóa và chất xơ hòa tan.

Đu đủ có vị ngon ngọt, các mẹ chọn quả đu đủ chín mềm gọt vỏ bỏ hạt rồi rây mịn, hoặc có thể trộn với các loại trái cây khác như thanh long, lê, táo, chuối hoặc ngũ cốc để thay đổi khẩu vị cho bé. Lưu ý, đu đủ có tính hàn không nên cho bé ăn lúc lạnh và không ăn hàng ngày dễ khiến bé bị vàng da.

Quả xoài ngọt

Trong xoài chứa đầy đủ calo, protein, chất béo, cacbonhydrat, vitamin C, A, K, B6, folate và kali, nó cũng chứa chất chống oxy hóa và một lượng nhỏ các vi khoáng khác nên cũng rất thích hợp cho trẻ ăn dặm.

Xoài có thể kết hợp cùng với khoai lang và bí ngô xay nhuyễn để tăng thêm dưỡng chất. Tuy nhiên, xoài cũng là một loại trái cây nóng dễ gây dị ứng, vì vậy các mẹ không nên cho trẻ ăn xoài sớm và nên dãn khoảng cách khi cho ăn để kiểm tra phản ứng cơ thể của trẻ.

Quả mơ và mận

Mơ chín và mận ngọt chứa hàm lượng lớn vitamin A và C cùng các nguyên tố vi lượng khác, mận chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa rất tốt cho hệ tiêu hóa và miễn dịch, có thể trị chứng táo bón của trẻ nhỏ. Trong mơ còn có chất beta-carotene và lycopene rất tốt cho sức khỏe thị giác và tim mạch của bé.

Cả mơ và mận đều có vị chua, để giảm bớt có thể dùng mơ hoặc mận kết hợp với các loại củ quả khác như chuối, lê, táo hoặc khoai lang, thêm ít đường sên lên cho bé ăn hoặc pha nước cho bé uống. Mận trộn sữa chua còn có thể chữa táo bón cho trẻ trên 8 tháng tuổi. Do trong mơ và mận đều có hàm lượng axit cao nên nếu cho bé ăn nhiều sẽ gây hại cho răng và dạ dày của bé.

Quả hồng xiêm

Hồng xiêm có khá nhiều vitamin C, B và các chất khoáng như kali, canxi, phốt pho, magiê, đồng thời chứa rất nhiều đường và chất béo nên sẽ làm trẻ tăng cân nhanh chóng. Ngoài ra hồng xiêm cũng mềm và nhiều chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Có thể xay nhuyễn và bắt đầu cho bé ăn hồng xiêm vào tháng thứ 7.

Hữu ích cho bạn:

3. Những lưu ý khi cho bé ăn dặm hoa quả

Luôn chọn hoa quả tươi mới và không nên mua hoa quả theo mùa hay đông lạnh cho bé ăn. Sơ chế (rửa, gọt, bóc) hoa quả và dụng cụ dùng để nghiền cần đảm bảo sạch sẽ.

Mỗi lần thử nghiệm một loại quả mới thì mẹ nên theo dõi biểu hiện của con trong khoảng 3 ngày để xem phản ứng của con, nếu con có biểu hiện dị ứng thì cần tránh tuyệt đối trong những lần sau.

Để tránh tình trạng trẻ bị rối loạn tiêu hóa thì mẹ chỉ nên cho bé uống nước rau quả sau bữa ăn giai đoạn 9 tháng trở lên.

Buổi chiều là thời điểm tốt nhất để cho bé ăn dặm hoa quả, mẹ cũng có thể cho bé ăn trái cây tươi trước bữa chính 1 tiếng hoặc sau khi ăn 2 tiếng.

Không cho thêm đường, muối, mật ong vào hỗn hợp hoa quả có thể gây rối loạn tiêu hóa. Hãy để bé làm quen với hương vị tự nhiên của thực phẩm.

Từ 6 tháng tuổi, các bé có thể ăn khoảng 50g trái cây nghiền mỗi ngày. Khi được 1 tuổi, khẩu phần này có thể tăng thêm, trung bình khoảng 100g trái cây mỗi ngày. Từ 2-6 tuổi, bé có thể ăn khoảng 200 -300 g trái cây mỗi ngày.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho mẹ những thông tin hữu ích khi mẹ tìm hiểu về những loại hoa quả cho bé ăn dặm. Chia sẻ điều này tới các mẹ khác nữa nhé. Chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe. 

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.