Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cảm cúm nên ăn gì cho mau khỏi?

0

Cập nhật vào 23/04

Bệnh cảm cúm có thể bị đánh bay nhanh chóng nếu được chăm sóc và nghỉ ngơi đúng cách, trong đó ăn uống điều độ với đầy đủ chất dinh dưỡng cũng là một phương pháp chữa bệnh hiệu quả. Để biết bị cảm cúm nên ăn gì để mau khỏe, hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Nguyên nhân bị cảm cúm

Cảm cúm là loại bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây ra bởi virus Influenza, có thể bị lây nhiễm trực tiếp hoặc lây lây từ người bệnh sang thông qua đường hô hấp. Khi bạn tiếp xúc gần với người bệnh, họ nói chuyện, ho hay hắt hơi đều có nguy cơ khiến bạn bị lây virus cảm cúm.

Thời gian lây nhiễm bệnh cảm cúm thường là kéo dài 5 ngày sau khi các triệu chứng bệnh xuất hiện. Trẻ em và người có hệ miễn dịch yếu có thể bị bệnh lâu hơn.

Các triệu chứng của cảm cúm tùy từng người thông thường sẽ bao gồm:

  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi
  • Đau họng
  • Ho
  • Đau nhức cơ thể
  • Đau đầu nhẹ
  • Hắt xì
  • Sốt nhẹ
  • Khó chịu

Cảm cúm nên ăn gì cho mau khỏi?

Cảm cúm thường bị nhầm lẫn với cảm thông thường nên nhiều người xem nhẹ nó, sự chủ quan đó có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như viêm phổi, suy hô hấp,…

Cảm cúm ăn gì nhanh khỏi?

Khi bị cảm cúm, các bạn nên ăn bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng cần thiết để bệnh mau khỏe.

Đồ ăn tốt cho người cảm cúm

  • Canh/ súp: Canh là món dễ ăn và dễ tiêu hóa, nguyên liệu dùng rất đa dạng, từ thịt gà, thịt bò… cho đến rau, củ, nấm…nên chứa nhiều chất dinh dưỡng. Mặt khác, một chén canh nóng hổi không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng mà còn giúp cơ thể bổ sung nước, giảm đau họng cũng như giảm nghẹt mũi.
  • Tỏi: Nghiên cứu cho thấy người bị cảm cúm khi ăn nhiều tỏi, khả năng miễn dịch của họ sẽ tăng đáng kể, đồng thời độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh cũng giảm nhẹ. Bạn có thể ăn tỏi sống hay dùng tỏi như gia vị cho món ăn thêm ngon miệng.
  • Sữa chua: Nghiên cứu trên chuột cho thấy sữa chua không chỉ có thể giảm bớt cơn đau họng mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời, sữa chua còn chứa một lượng protein thiết yếu cho cơ thể, nên hãy thêm sữa chua vào thực đơn của mình khi bị cảm cúm.
  • Rau xanh: Rau chân vịt, cải xoăn và những loại rau xanh khác có vai trò tăng cường sức đề kháng cho cơ thể nhờ vào lượng vitamin C và E dồi dào. Rau xanh dùng để nấu canh, ăn sống, làm salad hay xay sinh tố cùng với các loại trái cây khác sẽ rất có ích cho cơ thể.
  • Yến mạch: Như các loại ngũ cốc nguyên hạt khác, yến mạch là nguồn thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng, bao gồm Vitamin E, chất chống oxy hóa polyphenol, chất xơ,… rất tốt cho sức khỏe.
  • Thực phẩm cay: Tiêu hoặc ớt có hương vị cay nồng, có thể giải quyết được tình trạng nghẹt mũi khi bị cảm cúm.

Cảm cúm nên ăn gì cho mau khỏi?

Bạn có thể ăn các loại thực phẩm cay trong thời gian bị cảm cúm đến khi kết thúc. Nhưng nên nhớ tránh ăn cay nếu bị đau họng hoặc gặp vấn đề về dạ dày.

Hoa quả tốt cho người cảm cúm

Khi bị cảm cúm, nên ăn nhiều trái cây giàu vitamin C. Vitamin C có tác dụng tăng cường khả năng hệ miễn dịch, nên khi sức khỏe không tốt, bổ sung vitamin C là điều cần thiết. Trái cây là nguồn thực phẩm bổ sung vitamin C rất hữu hiệu, nên ăn những giàu vitamin C nhất, chẳng hạn như một vài loại quả dưới đây:

  • Táo: Trong một quả táo chứa tương đương 1.500 mg vitamin C, có tác dụng tăng sức bền thành mạch máu và sức đề kháng của cơ thể. Trong táo cũng chứa axit folic và vitamin B, có khả năng ngừa bệnh tim, giảm cholesterol xấu trong cơ thể.
  • Đu đủ: Cứ 100g đu đủ có chứa 74 – 80 mg vitamin C, có tác dụng đẩy mạnh quá trình sản xuất tế bào bạch cầu và kháng thể, giúp tăng cường sức đề kháng.. Vitamin C cùng các beta-carotene và vitamin E trong đu đủ còn giúp làm giảm viêm nhiễm, giảm ảnh hưởng của bệnh suyễn.
  • Nam việt quất: Đây cũng là loại quả giàu vitamin C cùng chất chống oxy hoá. Uống nước ép quả nam việt quất mỗi ngày là có thể giảm bớt triệu chứng của virus cúm, giải độc tố qua đường nước tiểu.
  • Bưởi: Ngoài giàu vitamin C, bưởi cũng chứa các hợp chất tự nhiên tốt cho cơ thể là limonoids, có thể hạ thấp cholesterol.

Xem thêm: Hoa quả cho người cảm cúm

Đồ uống tốt cho người cảm cúm

Thông thường, một người khỏe mạnh mỗi ngày nên uống từ 1.5 lít – 2 lít nước/ ngày. Khi bị cảm cúm, người bệnh cần bổ sung nhiều nước hơn bình thường vì cơ thể sẽ bị mất nước do đổ mồ hôi, nôn hay ăn ít đi bởi không ngon miệng. Bổ sung nước cho cơ thể có thể bằng nhiều cách như:

  • Uống nước lọc: Nước lọc là cách bổ sung nước nhanh và dễ dàng nhất.
  • Nước canh, súp: các loại canh, súp với nhiều nguyên liệu rất giàu dinh dưỡng, tốt cho cơ thể
  • Các loại trà: trà gừng, trà thảo mộc, trà xanh,… Dùng trà xanh kèm mật ong có thể làm dịu cơn đau họng và cơn ho rất tốt.
  • Các loại nước ép trái cây: nước dừa, nước lựu, đu đủ, táo, cam, bưởi,… giàu vitamin và khoáng chất, tốt cho người bệnh.
  • Nước điện giải: dùng khi người bệnh mất nước nghiêm trọng do nôn hoặc tiêu chảy.

Cảm cúm nên ăn gì cho mau khỏi?

Cảm cúm không nên ăn gì?

Khi bị cảm cúm, bạn cũng nên lưu ý hạn chế ăn các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe trong thời gian bị cúm. Cụ thể như:

  • Thức ăn cứng: Bao gồm bánh quy giòn, khoai tây chiên và các thực phẩm tương tự, nó có thể khiến bạn ho và đau họng hơn.
  • Thực phẩm chế biến sẵn: bao gồm thức ăn nhanh, đồ đóng hộp, chúng chứa rất ít dinh dưỡng, không thể cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể phục hồi.
  • Đồ uống có cồn: Rượu, bia và các loại đồ uống có cồn khác có thể làm giảm khả năng miễn dịch và khiến tình trạng mất nước nghiêm trọng hơn.
  • Chất caffeine: bao gồm cà phê, soda, trong chúng chứa nhiều đường, có thể gây sốc glucose.
    Thực phẩm giàu protein: trứng, tôm, cua, cá,… Nên cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhưng không nên dư thừa. Thực phẩm giàu protein sẽ khiến cơ thể dư thừa năng lượng, ảnh hưởng đến việc hạ sốt.
  • Thực phẩm béo: Chất béo khó tiêu hóa có thể gây ra đau bụng, làm tình trạng viêm nghiêm trọng hơn.

Cảm cúm có nên uống thuốc không?

Ngoại trừ ăn các thực phẩm dinh dưỡng, các tốt nhất để chữa cảm cúm là uống các loại thuốc trị cảm kháng virus theo chỉ định của bác sĩ, ví dụ như oseltamivir (Tamiflu) hoặc zanamivir (Relenza). Dùng thuốc có thể rút ngắn thời gian bị bệnh và phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

Cảm cúm nên ăn gì cho mau khỏi?

Mặt khác, nên lưu ý chỉ những người đáp ứng đủ hai yếu tố dưới đây mới có thể sử dụng thuốc kháng virus:

  • Người từ 12 tuổi trở lên.
  • Các triệu chứng cảm cúm xuất hiện chưa quá 48 giờ.
  • Khi dùng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy. Để giảm triệu chứng này, bạn có thể dùng thuốc cùng với thức ăn và kết hợp nghỉ ngơi điều độ.

Mời bạn tham khảo:

Cách làm cảm cúm nhanh khỏi

Những loại hoa quả tốt cho người ốm giúp hồi phục sức khỏe

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.