Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cây rau muống: Dinh dưỡng, tác dụng và cách chế biến

0

“Anh đi anh nhớ quê nhà. Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”. Cây rau muống đã trở nên quá đỗi quen thuộc với người dân Việt Nam, khiến cho những người con đi xa luôn nhớ về bữa cơm rau muống quê nhà.

Những bát canh rau muống luộc dầm sấu ăn kèm với cà trong ngày hè nóng nực, món rau muống xào tỏi thơm phức mẹ xào vào ngày mưa tầm tã chắc chắn là những ký ức tuổi thơ không thể quên được. Rau muống thân quen đến vậy, nhưng bạn đã bao giờ thử tìm hiểu rau muống có nguồn gốc từ đâu, chứa những chất dinh dưỡng gì và có tác dụng với cơ thể như thế nào chưa?

Xem thêm:

Tìm hiểu lại về cây rau muống quen thuộc

Cây rau muống có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới như châu Á, châu Phi, Trung Á, Nam Mỹ và châu Đại Dương. Rau muống thường mọc hoang hoặc được nuôi trồng ở khắp nơi trên cả nước để làm thực phẩm và dược liệu.

Rau muống có tên khoa học là Ipomoea aquatica Forsk, thuộc họ Khoai lang Convolvulaceae. Rau muống thân thảo, rỗng, có nhiều đốt, thường mọc bò trên mặt nước hoặc trên cạn. Lá rau muống có hình ba cạnh, đầu nhọn, thon dài và hẹp. Hoa thường to, có màu trắng hoặc hồng tím, quả rau muống hình cầu có đường kính khoảng 7 – 9 mm, hạt có lông màu nâu. Rau muống sử dụng phần thân và lá non để làm thực phẩm hoặc thuốc trị bệnh rất tốt.

Ở Việt Nam, rau muống thường được chia thành hai loại là rau muống trắng và tía. Cả hai loại đều có thể trồng trên mặt nước hoặc trên cạn, tuy nhiên thông thường rau muống trắng được trồng trên cạn còn rau muống tía thường mọc hoang hoặc trồng dưới nước. Rau muống tía còn được gọi là rau muống đồng hoặc rau muống ruộng.

Cây rau muống: Dinh dưỡng, tác dụng và cách chế biến

Thành phần dinh dưỡng có trong cây rau muống

Người ta thường chỉ biết cây rau muống là cây thân thảo, lá màu xanh dài đầu nhọn, hoa trắng hoặc tím, có quả và thường mọc bò trên mặt nước hoạc trên cạn. Đâu mấy ai tìm hiểu về cấu tạo, thành phần dinh dưỡng hay công dụng cụ thể của cây rau muống đâu. Tuy nhiên hiểu những điều này rất có lợi cho chúng ta trong việc sử dụng chúng đấy nhé.

Trong 100g rau muống có chứa:

  • Nước: 86g
  • Calorie: 19kcal (2% lượng khuyến nghị hằng ngày)
  • Carbohydrate: 3,14g (2%)
  • Đường: 9,85
  • Protein: 2,6g (4,5%)
  • Chất béo: 0,2g (1%)
  • Cholesterol: 0mg
  • Chất xơ: 2,1g (5,5%)
  • Các loại vitamin: B1, B9, B3, B5, A, C
  • Các khoáng chất khác: Sắt, Kali, Natri, Canxi, Phốt pho, Magie, Kẽm, Đồng,…

Cây rau muống: Dinh dưỡng, tác dụng và cách chế biến

Rau muống có tác dụng gì cho sức khỏe?

Rau muống là một loại thực phẩm và dược liệu an toàn với tất cả mọi người, ngay cả với phụ nữ mang thai và cho con bú. Nó còn chứa nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

  • Chữa bệnh thiếu máu: I ốt và kẽm trong rau muống giúp ổn định tế bào máu, giảm triệu chứng chóng mặt hoặc mệt mỏi.
  • Tăng cường hệ tiêu hóa: Rau muống giúp tránh táo bón vì rất giàu chất xơ và vitamin, tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Giúp duy trì thận khỏe mạnh: Rau muống chứa nhiều nước và khoáng chất giúp thận lọc máu hiệu quả.
  • Chăm sóc tóc khỏe mạnh: Rau muống chứa nhiều vitamin B rất tốt cho tóc.
  • Cải thiện sức khỏe đôi mắt: Vitamin A trong rau muống rất cần thiết cho sức khỏe đôi mắt, giúp làm sáng mắt.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Rau muống giúp tăng cường hệ miễn dịch nhờ chứa các vitamin B1, B2, B3 và B6 giúp phục hồi tế bào cơ thể.
  • Phòng chống ung thư: Rau muống chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa và khoáng chất giúp ngăn ung thư chuyển sang giai đoạn nặng hơn.
  • Bảo vệ tim mạch: Rau muống có rất nhiều dinh dưỡng và vitamin giúp duy trì sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa xơ cứng tĩnh mạch máu.
  • Ngăn ngừa cao huyết áp: Kali và ít natri cùng khoáng chất trong rau muống giúp điều trị tăng huyết áp và phòng ngừa đột quỵ.
  • Giúp não bộ khỏe mạnh: Rau muống có nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường trí nhớ não bộ.
  • Chắc xương và cơ: Canxi và kali trong rau muống giúp củng cố xương và cơ khắp cơ thể, giảm thiểu nguy cơ xốp loãng xương.
  • Làm đẹp da: Trong rau muống có vitamin A và C giúp giữ độ ẩm cho da, chống lại mụn trứng cá, nếp nhăn và các vấn đề khác.

Cây rau muống: Dinh dưỡng, tác dụng và cách chế biến

Bỏ túi ngay các cách chế biến rau muống ngon miệng

Rau muống xào tỏi

Nguyên liệu:

  • 1 bó rau muống xanh non
  • Tỏi băm nhỏ
  • Gia vị: dầu ăn, mì chính, nước mắm, muối

Cách làm:

Rau muống nhặt sạch, rửa sạch rồi vớt ra để ráo nước

Chần qua rau muống với nước sôi (chín khoảng 80%) thì vớt ra cho vào nước lạnh để nguội, sau đó vớt ra để ráo.

Đặt chảo lên bếp, phi vàng một nửa chỗ tỏi băm, sau đó đổ tiếp rau muống vào xào, dùng đũa đảo đều tay.

Thêm các gia vị như mì chính, nước mắm, xào đến khi rau gần chín thì cho nốt tỏi băm vào, trộn đều và gắp rau muống ra đĩa, rắc thêm chút hạt tiêu cho rau thơm hơn.

Rau muống xào tỏi chính là món ăn quen thuộc nhất với rau muống. Vào những ngày mưa mùa hạ, cả nhà quây quần bên nhau cùng ăn bữa cơm rau muống xào kèm theo đĩa lạc rang thì còn gì bằng.

Cây rau muống: Dinh dưỡng, tác dụng và cách chế biến

Canh rau muống nấu hến

Nguyên liệu:

  • 200g rau muống
  • 200g hến nguyên con
  • Cà chua, nước me
  • Gia vị: muối, hành tím, ớt, nước mắm

Cách làm:

Ngâm hến qua nước vo gạo khoảng 1 giờ.

Đun sôi nước, bỏ thêm 1 nhúm muối nhỏ rồi cho hến vào, đun đến khi sôi thì vớt hến ra, lấy thịt vỏ bỏ, làm sạch thịt rồi để ráo.

Nước luộc hến nên chắt lấy phần nước trên cùng.

Thịt hến ướp với 1 muỗng nước mắm, ít đường, muối, tiêu và trộn đều lên.

Rau muống rửa sạch, để ráo nước rồi cắt thành từng khúc.

Tiếp tục ướp hến với cà chua cắt múi cau và nước me.

Đặt nồi lên bếp, phi thơm hành tím rồi trút hến và cà chua vào xào, đến khi cà chua hơi mềm và hến đã chín thì đổ nước luộc hến vào, tiếp theo là nước me.

Đun sôi nước, cho rau muống vào, chỉ một lát khi rau chín là tắt bếp.

Không nên đun rau muống quá lâu vì có thể sẽ bị nồng, mùi vị không còn thơm ngon nữa.

Cây rau muống: Dinh dưỡng, tác dụng và cách chế biến

Canh rau muống tôm khô

Nguyên liệu:

500g rau muống

30g tôm khô

1 củ hành tím

Gia vị: Dầu ăn, muối, bột ngọt, hạt nêm, nước mắm

Cách làm:

Rau muống mua về nhặt sạch và rửa sạch, để ráo nước.

Ngâm tôm khô trong nước ấm 5-7 phút cho tôm mềm và nở ra, vớt ra để ráo nước.

Hành tím bỏ vỏ rồi thái mỏng, cho phần tôm khô và 1/2 phần hành tím trộn cùng nhau, giã nhuyễn.

Phi thơm phần hành tím còn lại trong nồi, cho tiếp phần tôm đã giã vào đảo đều.

Đổ 1 lít nước vào nấu trong khoảng 10-15 phút trong lửa nhỏ, sau đó chỉnh lên lửa vừa rồi nêm nếm cùng với bột ngọt, hạt nêm và nước mắm.

Khi nước sôi, cho rau muống vào đảo đều cho rau chín rồi tắt bếp.

Bát canh rau muống tươi giòn cùng vị ngọt thanh của tôm là món ăn tuyệt vời cho bữa cơm tối của cả gia đình.

Cây rau muống: Dinh dưỡng, tác dụng và cách chế biến

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.