Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cây thủy tùng và ý nghĩa trong phong thủy

0

Thủy tùng là loại cây quý hiếm, có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong mọi điều kiện môi trường. Cây thủy tùng được chia thành nhiều loại trong đó phổ biến nhất là kim thủy tùng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tới bạn đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc cây thủy tùng.

Cây thủy tùng là cây gì?

Cây thủy tùng (cây thông nước) là loại cây thuộc họ tùng, có tên khoa học là Glyptostrobus pensilis. Thủy tùng có nguồn gốc từ Đông Nam Trung Quốc và được trồng phổ biến tại các tỉnh miền Nam Việt Nam

Cây thủy tùng và ý nghĩa trong phong thủy

Cây thủy tùng được chia làm ba loại gồm thủy tùng xanh, thủy tùng đỏ và kim thủy tùng. Trong đó, thủy tùng xanh là cây được ngâm sâu trong bùn đất trong, có thể lên đến vài trăm năm. Do tiếp xúc với môi trường chất ẩm lâu nên chất gỗ chuyển hóa thành màu xanh đen, vô cùng có giá trị. Thủy tùng đỏ có chất gỗ màu nâu đỏ hoặc nâu sẫm, được trồng tại môi trường đất cạn phì nhiêu màu mỡ. Kim thủy tùng được trồng khá phổ biến với mục đích trang trí, làm cảnh.

Đặc điểm của cây thủy tùng

Dựa theo mục đích sử dụng, người ta chia thủy tùng thành hai loại:

Cây dùng để khai thác gỗ: là các cây trồng trong tự nhiên, có kích thước lớn. Thân cây cao đến trên 30m, đường kính rộng từ 0,6 – 1m. Vỏ cây dày, hơi xốp, có các đường nứt dọc theo thân cây. Lá thủy tùng ngoài tự nhiên có hai dạng gồm hình dùi mọc ở cành sinh dưỡng và hình vảy mọc ở cành sinh sản.

Cây dùng để làm cảnh: là các cây trồng trong chậu nhỏ, để bàn với mục đích trang trí. Cây được trồng thành từng bụi với kích thước nhỏ nhắn, thanh mảnh. Rễ cây dài và khỏe mạnh nên hút nước rất tốt. Khi trưởng thành, cây có chiều cao lên tới 30cm, đường kính khoảng 0,6 – 3mm. Lá cây hình tam giác mọc dày, có màu xanh sẫm cả thân và lá.

Cây thủy tùng và ý nghĩa trong phong thủy

Ý nghĩa của cây thủy tùng

Ý nghĩa cây thủy tùng theo quan niệm dân gian

Thủy tùng thuộc họ tùng nên cũng mang trong mình ý nghĩa chung của các loài cây thuộc họ này. Theo quan niệm dân gian, tùng tượng trưng cho sức sống mãnh liệt. Bởi dù sống ở vùng đồng bằng phì nhiêu, bùn lầy hay đất khô cằn, lạnh giá thì loài cây này vẫn sinh sôi và phát triển mạnh mẽ. Thân tùng thẳng tắp, cứng cỏi đại diện cho khí tiết của người quân tử.

Ngoài ra, thủy tùng còn đại diện cho sức khỏe và sự trường thọ. Người Trung Quốc xưa tin rằng nếu trồng thủy tùng cổ thụ ngay trong vườn nhà sẽ giúp các các thành viên trong gia đình sống lâu hơn. Hoặc tặng thủy tùng làm quà sẽ được xem như lời chúc khỏe mạnh, sống lâu trăm tuổi tới người nhận.

Cây thủy tùng và ý nghĩa trong phong thủy

Ý nghĩa cây thủy tùng theo quan niệm phong thủy

Cây thủy tùng mang ý nghĩa thu hút vượng khí, xua đuổi tà khí trong phong thủy. Do đó gỗ thủy tùng thường được sử dụng để tạo ra các vật phẩm mang tới tới bình an, may mắn và thịnh vượng cho gia chủ như tượng thờ, lục bình,…

Cây thủy tùng phù hợp với tất cả các mệnh Kim, Thổ, Thủy, Hỏa, Mộc. Có ý nghĩa đem đến nhiều tài lộc và tiền tài cho gia chủ. Do đó, có rất nhiều người làm kinh doanh lựa chọn loại cây này để đặt trong nhà hoặc trang trí bàn làm việc với mục đích cầu tài lộc.

Cây thủy tùng và ý nghĩa trong phong thủy

Cách trồng và chăm sóc cây thủy tùng

Kim thủy tùng là loại cây được nhân giống bằng phương pháp ghép chồi với tỷ lệ sống khoảng 70%. Đòi hỏi phương pháp chăm sóc đặc biệt để cây có thể phát triển một cách tốt nhất. Cụ thể như sau:

  • Đất trồng: Nên lựa chọn đất trồng có đặc tính ít chua, tơi xốp, giàu mùn và thoát nước tốt
  • Ánh sáng: Kim thủy tùng là loại cây ưa mát, có thể sinh trưởng và phát triển tốt khi đưa vào trong phòng dưới ánh sáng đèn huỳnh quang hoặc đèn dây tóc. Tuy nhiên thi thoảng bạn vẫn nên đem cây ra ngoài để hấp thụ ánh sáng tự nhiên, thời điểm đưa vào lúc sáng hoặc chiều tối, tránh ánh nắng gắt buổi trưa
  • Nhiệt độ: Nhiệt độ để cây phát triển tốt nhất nằm trong khoảng từ 18 – 25 độ.
  • Cách tưới nước: Tưới nước từ 2 – 3 lần/ tuần để đảm bảo cây phát triển tốt
  • Diệt trừ sâu bệnh: Kim thủy tùng là cây làm cảnh trong nhà nên không thể sử dụng thuốc trừ sâu. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng thuốc diệt muỗi để diệt trừ sâu bệnh. Trường hợp cây mắc bệnh phấn trắng, hãy dùng khăn và cồn lau sạch. Nếu mức độ sâu bệnh nghiêm trọng cần mang ra ngoài để trị bệnh cho cây.

Cây thủy tùng và ý nghĩa trong phong thủy

Giá bán cây thủy tùng

Cây thủy tùng được bán với nhiều mức giá khác nhau. Trung bình dao động trong khoảng 60.000 – 300.000 đồng/cây.

Mua cây thủy tùng ở đâu?

Để mua cây thủy tùng, bạn có thể tìm đến các cửa hàng hoặc chợ cây cảnh. Ngoài ra để tiện lợi hơn, bạn có thể đặt mua trực tuyến trên mạng. Chỉ cần vào Google và nhập từ khóa “mua cây thủy tùng” là đã có hàng trăm kết quả hiện ra. Tuy nhiên khi đặt mua trực tuyến, bạn dễ gặp phải tình trạng hình ảnh và thực tế không giống nhau. Vậy nên trước khi mua bạn hãy tìm hiểu thật kỹ nhé!

Cây thủy tùng và ý nghĩa trong phong thủy

Mời bạn tham khảo:

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.