Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Thành phần dinh dưỡng của củ tỏi và 8 tác dụng khi ăn tỏi

0

Cập nhật vào 02/04

Tỏi rất giàu chất dinh dưỡng. Theo nghiên cứu, trong 100g tỏi có chứa 6,36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo và các dưỡng chất như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho,…

1. Thành phần các chất dinh dưỡng có trong tỏi

Cây thảo thuộc họ Alliaceae, chi Allium; và có tên khoa học là Allium sativum. Nó được cho là có nguồn gốc từ miền núi Trung Á, từ đó nó lan rộng ra khắp các vùng ôn đới và cận nhiệt đới trên thế giới.

Trong 100g tỏi có các chất dinh dưỡng như sau:

Nhóm dinh dưỡng cơ bản trong 100g củ tỏi:

  • Năng lượng: 149 Kcal
  • Carbohydrate: 33,06 g
  • Chất đạm: 6,36 g
  • Tổng số chất béo: 0,5 g
  • Chất xơ: 2,1 g

Hàm lượng các vitamin có trong 100g củ tỏi:

  • Vitamin B9: 3 µg
  • Vitamin B3: 0,700 mg
  • Vitamin B5: 0,596 mg
  • Vitamin B6: 1,235 mg
  • Vitamin B2: 0,110 mg
  • Vitamin B1: 0,200 mg
  • Vitamin A: 9 IU
  • Vitamin C: 31,2 mg
  • Vitamin E: 0,08 mg
  • Vitamin K: 1,7 µg

Hàm lượng các khoáng chất trong 100g củ tỏi:

  • Natri: 153 mg
  • Kali: 401 mg
  • Canxi: 181 mg
  • Đồng: 0,299 mg
  • Sắt: 1,70 mg
  • Magiê: 25 mg
  • Mangan: 1,672 mg
  • Phốt pho: 153 mg
  • Selen: 14,2 µg
  • Kẽm: 1.160 mg
  • Carotene-ß: 5 µg
  • Lutein-zeaxanthin: 16 µg
Trong củ tỏi có nhiều chất quan trọng giúp tăng cường sức đề khăn
Trong củ tỏi có nhiều chất quan trọng giúp tăng cường sức đề khăn

2. Ăn tỏi có tốt không? Ăn tỏi có tác dụng gì?

Phòng ngừa và chữa trị cảm cúm

Thường xuyên ăn tỏi sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa rất tốt cảm cúm và những loại bệnh do virus, vi khuẩn gây ra. Tác dụng này có được là do trong tỏi có chứa hợp chất sulfur – đây là hợp chất rất tốt trong việc kháng khuẩn và tiêu viêm. 

Ăn tỏi sống mỗi ngày không chỉ phòng ngừa nguy cơ bị cảm cúm mà còn có thể giúp người bệnh rút ngắn thời gian bị cúm và đồng thời hồi phục sức khỏe nhanh hơn. 

Cải thiện chức năng xương khớp

Các chất trong tỏi như vitamin C, vitamin B6, mangan, kẽm cùng các chất chống oxy hóa và enzyme,… có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn sự hình thành các mô liên kết và chuyển hóa xương. Đồng thời, chúng nâng cao khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, giúp xương chắc khỏe hơn.

Với phụ nữ, việc ăn tỏi sống giúp làm chậm quá trình loãng xương bằng cách tăng cường nội tiết tố estrogen. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh về xương khớp, tỏi có tác dụng giảm triệu chứng đau nhức rõ rệt. (Tìm hiểu thêm về các loại quả tốt cho xương khớp Tại đây)

Ngăn ngừa bệnh tim mạch và đột quỵ

Trong tỏi có Allicin làm giảm độ cứng của mạch máu thông qua việc tạo điều kiện cho giải phóng oxit nitric (NO). Nitric oxide làm giãn mạch máu và do đó làm giảm tổng huyết áp. Hơn nữa, nó ngăn chặn sự hình thành cục máu đông tiểu cầu và có tác dụng tiêu sợi huyết bên trong các mạch máu. Chức năng này của allicin giúp giảm nguy cơ tổng thể của bệnh mạch vành (CAD), bệnh mạch máu ngoại vi (PVD) và đột quỵ. (Xem thêm các loại quả tốt cho tim mạch Tại đây)

Lọc độc tố trong máu

Allicin chứa trong tỏi sẽ giúp cơ thể loại bỏ những chất độc hại, tăng cường các tế bào bạch cầu thêm khỏe mạnh, đồng thời allicin còn giúp loại bỏ nicotine để thanh lọc máu và làm sạch hệ hô hấp. 

Giảm huyết áp

Khi bạn nghiền và nhai tỏi sống sẽ tiết ra một enzyme gọi là alinase, dẫn đến sự hình thành allicin, hoạt chất có khả năng làm giảm huyết áp tương tự như các loại thuốc chuyên dùng. Sử dụng tỏi mỗi ngày chính là một trong những phương thuốc chữa bệnh huyết áp cao đơn giản, hiệu quả nhất.

Tốt cho đường ruột

Dạ dày khó chịu hoặc hệ tiêu hóa bị hỏng có thể cản trở cuộc sống hàng ngày của bạn. Vì vậy, nếu bạn đang gặp vấn đề về đường ruột, hãy sử dụng tỏi nhé! Tỏi có xu hướng phân biệt giữa vi khuẩn đường ruột tốt và xấu trong ruột và có tác dụng kháng khuẩn đối với vi khuẩn đường ruột có hại. Các nhà khoa học cũng thấy rằng tỏi có hiệu quả chống lại nhiễm H. pylori.

Ngừa bệnh Alzheimer

Alzheimer hay còn gọi là hội chứng suy giảm trí nhớ. Thành phần chất chống oxy hóa có trong củ tỏi vừa có tác dụng tăng enzyme chống oxy hóa vừa làm giảm stress hiệu quả đối với những người bị cao huyết áp. Bạn có thể ăn tỏi sống hoặc sử dụng tỏi để làm gia vị nước chấm, nấu ăn mỗi ngày cũng là cách nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa các bệnh thần kinh an toàn, lành mạnh. 

Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Sử dụng tỏi thường xuyên sẽ có tác dụng giúp cơ thể ngăn ngừa tình trạng rối loạn chuyển hóa các chất, đây là một trong những yếu tố khiến người bệnh bị tiểu đường hiện nay. Nhờ đó mà lượng đường trong máu và các chất béo trung tính được giữ ở mức ổn định. (Xem thêm các loại hoa quả tốt cho tiểu đường Tại đây)

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm:

3. Cách chọn và bảo quản tỏi ngon

Để chọn được những củ tỏi tốt, các bạn cần lưu ý một số điểm như:

  • Nên chọn những củ tỏi to vừa, cầm chắc tay, không bị xốp, chảy nước hay sâu mọt.
  • Cần chọn những củ còn nguyên vỏ, các nhánh tỏi không bị lép, khô hay nhăn.
  • Tránh mua những củ tỏi có nhánh màu vàng hoặc xám vì chúng sẽ không có mùi thơm và khó để được lâu. Thường củ tỏi có màu vỏ màu tím hoặc tỏi Lý Sơn sẽ thơm ngon hơn củ tỏi có vỏ màu trắng.

Một số cách bảo quản tỏi lâu như sau:

  • Cách 1: Phơi khô, để nơi khô ráo. Tỏi tươi mới thu hoạch cần phơi nắng cho khô, sau đó bảo quản nơi cao ráo, thoáng mát để hạn chế tỏi bị ẩm mốc. Bạn cũng có thể cho tỏi vào túi lưới rồi treo nơi thoáng gió.
  • Cách 2: Bảo quản tỏi đã bóc vỏ trong tủ lạnh. Tỏi khô bóc bỏ vỏ rồi rửa sạch, sau đó để nơi thoáng mát (không phơi nắng). Khi tỏi đã khô thì cho vào lọ thủy tinh kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Cách 3: Với tỏi xay nhuyễn, cho vào lọ thuỷ tinh, đậy kín, đặt vào tủ lạnh. 

4. Cách sử dụng tỏi đúng cách

Từ xưa, tỏi được sử dụng như loại thuốc truyền thống của Ấn Độ và Trung Quốc như một phương thuốc chữa cảm lạnh, ho, viêm phế quản… Dầu tỏi đã được sử dụng như một ứng dụng địa phương cho nhiễm trùng “nấm ngoài da” (viêm da nấm) trên da.

Tỏi có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, một số người sau đây nên hạn chế ăn tỏi:

  • Người đang mắc bệnh về mắt: Tỏi có một phần thành phần gây kích thích màng nhầy và mô kết mạc của mắt nên những người thị lực yếu và đang mắc các bệnh về mắt được khuyến cáo nên hạn chế ăn tỏi.
  • Người đang bị đi tả: Allicin trong tỏi làm tăng sự kích thích thành ruột, dẫn tới tình trạng nghẽn mạch máu, phù nề, có thể khiến bệnh tình trở nặng hoặc xảy ra biến chứng không mong muốn.
  • Không kết hợp tỏi với các thực phẩm kiêng kỵ gồm: Thịt gà, trứng, cá trắm, thịt chó có thể gây kiết lỵ, chướng bụng, khó tiêu.
  • Tép tỏi chứa allicin có tác dụng làm loãng máu. Do đó, những bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu như warfarin không nên ăn tỏi vì nó có thể kết hợp với allicin gây chảy máu quá nhiều.
  • Tỏi được sử dụng để chế biến các loại thực phẩm muối chua có thể chứa vi khuẩn Clostridium gây ngộ độc. Do vậy, loại tỏi này nên được ăn trong thời gian ngắn, nếu muốn bảo quản lâu phải để tủ lạnh.
  • Không ăn khi đói: Allicin dễ khiến cho tính kháng sinh trong tỏi phát tác, dẫn đến nóng trong dạ dày.
  • Không ăn tỏi nếu có tiền sử mắc các bệnh về gan: Tỏi có vị cay, tính nóng, gây kích thích mạnh. Người mắc bệnh gan (đặc biệt là các đối tượng bị nóng gan) ăn tỏi sẽ càng nóng hơn, lâu ngày dẫn tới nhiều tổn thương đối với cơ quan này.
  • Không ăn tỏi nếu có thể trạng suy yếu: Cuốn “Thảo mộc tòng tâm” của Trung Hoa từng ghi chép: “Tỏi cay, nóng, có độc, khiến sinh đờm, phát nhiệt, loãng khí, hao máu. Người thể trạng suy yếu, nóng trong thì chớ nên ăn.”

Một số mẹo ăn tỏi không hôi miệng như sau:

  • Trà xanh: Chỉ cần nhai một vài lá trà, nên nhai chậm cho đến khi nước bọt hóa giải lá chè rồi nuốt từ từ. Bạn cũng có thể uống nước chè đặc hoặc dùng nước trà súc miệng, giúp khử mùi hiệu quả sau khi ăn tỏi.
  • Chanh: Ngậm một lát chanh cắt nhỏ trong miệng hoặc vắt một ít nước cốt chanh hòa với nước và súc miệng sau khi ăn.
  • Sữa bò: Một nghiên cứu chỉ ra rằng uống 200ml sữa bò làm giảm 50% sự có mặt của allyl methyl sulphide là hợp chất gây ra mùi hôi có trong miệng sau khi ăn tỏi. Vì thế có thể uống sữa bò sau khi ăn để chữa mùi hôi miệng.
  • Nước muối: Pha một muỗng cà phê muối với một ly nước. Súc miệng bằng nước muối giúp khử rất nhanh mùi hôi khó chịu do tỏi gây ra. 
  • Cà phê đen không đường: Nhâm nhi với một ly cà phê đen không đường giúp giảm bớt mùi hôi sau khi ăn tỏi. Nếu không uống được cà phê đen bạn có thể dùng để súc miệng cũng rất công hiệu.

5. Cách chế biến các món ăn thơm ngon từ tỏi

Tỏi có mùi thơm và hương vị đặc trưng, được sử dụng làm gia vị, nguyên liệu chế biến nhiều món ăn khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số cách chế biến món ngon từ tỏi như sau:

Bánh mì nướng bơ tỏi

Bánh mì nướng bơ tỏi 
Bánh mì nướng bơ tỏi

Bạn đang phân vân không biết làm món gì để chiêu đãi cả nhà trong bữa sáng. Chỉ mất khoảng 15 nghìn và 20 phút thực hiện. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được hương vị béo ngậy của bơ, thơm nhẹ của tỏi, giòn rụm của bánh mì ngon không cưỡng nổi.

Nguyên liệu cho 3 người ăn:

  • 3 cái bánh hamburger
  • 100g cream cheese
  • 25 ml whipping cream
  • 65 g bơ lạt
  • 25g tỏi
  • 1 cái trứng gà
  • 10g mật ong
  • 15g sữa đặc
  • Xíu muối
  • Ít lá parsley (lá khô)
  • Ngò rí

Cách thực hiện:

  • Cho cream cheese, whipping cream và đường, muối tán mịn đều cho vào túi bắt kem hoặc túi nilon
  • Nấu bơ tan chảy rồi cho sữa đặc, mật ong, trứng gà, tỏi, lá parsley và ngò rí khuấy đều. Cắt bánh ra làm 6 (không cắt đứt rời)
  • Cho phần hỗn hợp cream cheese trước rồi đến sốt bơ tỏi, cho vào lò nướng 180 độ C khoảng 15′. Sau đó lấy ra thưởng thức.

Gà xóc mắm tỏi ớt

Gà xóc mắm tỏi ớt 
Gà xóc mắm tỏi ớt  

Nguyên liệu cho 1 người ăn:

  • 300 gam gà
  • Bột chiên giòn
  • 1 củ gừng
  • 1 quả ớt nếu ăn cay được thì cho nhiều nhá
  • 1 củ tỏi
  • 1 chén mắm
  • 1 thìa đường
  • Dầu ăn
  • Bột nêm
  • Tiêu
  • 3 nhánh Xả

Cách thực hiện:

  • Chân gà chọn loại đã lóc sẵn xương nha. Rửa sạch chân gà với nước muối pha loãng thêm 1 ít cốt chanh (cho chân gà trắng) vớt ra để ráo nước
  • Tỏi ớt rửa sạch băm nhuyễn. Lá chanh rửa sạch thái sợi.
  • Cho chân gà đã sơ chế vào luộc cùng xả và gừng, sau đó vớt chân gà ra, cho vào nước lạnh, rồi để ráo.
  • Cho chân gà vào tô, cho lượng vừa đủ bột chiên vào, xóc đều với nhau lên.
  • Đổ dầu vào chảo, đun cho nóng dầu,cho chân gà vào chiên tới khi vàng rụm, gắp ra đĩa có giấy thấm dầu.
  • Cho nước mắm vào bát tô, thêm gia vị đường,bột nêm, hạt tiêu, 1/3 bát nước nóng hoặc ấm.khuấy cho đường tan hết,thì cho thêm ớt và tỏi băm vào, cho xả thái nhỏ vào trộn đều. Bạn có thể cho thêm bơ vào chiên mắm tỏi bơ sẽ ngon và thơm hơn.
  • Đặt chảo lên bếp, khi chảo nóng thì đổ nước mắm đã chế biến vào.khi nước mắm sôi nhẹ và sệt sệt vào.cho chân gà vào đảo đến khi sệt sệt, nước mắm và gia vị ngấm thì tắt bếp đi.
  • Rắc thêm lá chanh trang trí để món hấp dẫn hơn.vậy là xong.

Rau lang xào tỏi

Rau lang xào tỏi
Rau lang xào tỏi

Nguyên liệu cho 2 người ăn:

  • 1 mớ Ngọn rau lang
  • 1 củ Tỏi
  • Gia vị: dầu ăn, hạt nêm
  • 50ml nước.

Cách thực hiện:

  • Rau lang nhặt và rửa sạch, để ráo nước. Tỏi bóc sạch vỏ, đập dập.
  • Phi tỏi với chút dầu ăn cho thơm, cho 50ml nước cùng 1 thìa cafe hạt nêm. Thả rau lang vào chảo rồi nhanh tay đậy kín vung chảo chừng 3 phút để rau chín mặt áp chảo trước mà rau vẫn giữ được màu xanh. Sau đó mở vung, đảo rau cho ngấm gia vị và chín tới.
  • Nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp, múc ngay ra đĩa. Đảm bảo rau giòn ngon mà vẫn giữ được màu xanh.

Khoai tây xào tỏi

Khoai tây xào tỏi
Khoai tây xào tỏi

Nguyên liệu cho 2 người ăn:

  • 2 củ khoai tây
  • 4 tép tỏi
  • 2 muỗng dầu ăn
  • Muối
  • Ngò

Cách thực hiện:

  • Khoai tây gọt vỏ, cắt lát mỏng cho vào thau nước, rửa lại sạch sẽ, vớt ra rổ. Nếu bạn chưa nấu liền thì nên cho vào thau nước ít muối ngâm khoai tây sẽ không bị thâm đen
  • Làm nóng chảo cho dầu và tỏi vào phi cho dậy mùi thơm, rồi cho khoai tây vào xào lên
  • Có thể đậy nắp lại cho nhanh chín hơn, rồi nêm nếm lại cho vừa khẩu vị. Cho ra dĩa thêm ít lá ngò lên, là có thể thưởng thức được rồi.

6. Một số vấn đề liên quan khác về sử dụng tỏi

Dưới đây giải đáp một số vấn đề mọi người cũng quan tâm khi ăn tỏi:

Ăn nhiều tỏi có tốt không?

Không ăn tỏi quá nhiều, mỗi ngày chỉ nên dùng tối đa không quá 10g tỏi là đủ. Ăn nhiều có thể làm mất tính cân bằng trong môi trường dạ dày, chán ăn, mệt mỏi, giảm cân, thậm chí còn ảnh hưởng tới thận, tổn thương khí huyết và tăng nguy cơ vô sinh ở nam giới.

Bà bầu có nên ăn tỏi không?

Trong văn hóa ẩm thực ở các nước, mẹ bầu vẫn có thể ăn tỏi trong bữa ăn hàng ngày của mình. Tỏi được xem là an toàn khi thai phụ chỉ ăn một lượng nhỏ. Tuy nhiên, nếu ăn hoặc sử dụng tỏi với lượng lớn (dùng tỏi để chữa bệnh) trong thời kỳ mang thai, điều này có thể không an toàn. Do đó, tốt nhất, bà bầu chỉ nên dùng tỏi như một loại gia vị trong các món ăn hàng ngày.

Bình thường, ăn tỏi đã tốt cho sức khỏe, còn khi mang thai, tỏi vẫn có một số lợi ích nhất định. Tuy nhiên, để chắc chắn về độ an toàn, bạn có thể tham khảo thêm bác sĩ khám thai của mình. Dưới đây là một số lợi ích khi ăn tỏi dành cho thai phụ: ngăn rụng tóc, giảm huyết áp và cholesterol, chống ung thư, chống lại cảm lạnh, cúm và nhiễm trùng, điều trị nhiễm nấm âm đạo…

Ăn tỏi có giảm cân không?

Một nghiên cứu của các nhà khoa học tại học viện Weizmann quốc gia Israel cho thấy tỏi có liên quan đến giảm cân vì chứa hợp chất Allicin. Chất này có tác dụng ức chế cơn thèm ăn, kích thích thần kinh giải phóng Adrenalin. Từ đó ngăn ngừa quá trình hình thành mỡ thừa, giúp cơ thể giảm hấp thu chất béo. 

Như vậy, tỏi có tác dụng kháng viêm, tăng sức đề kháng, phòng ngừa ung thư, bệnh tim mạch… và có tác dụng giảm cân. Tuy nhiên, khi sử dụng cần lưu ý không ăn quá nhiều, sẽ gây đầy hơi, chướng bụng và nhiều tác dụng phụ không mong muốn khác. 

Xem thêm: Thành phần dinh dưỡng, 7 tác dụng của giá đỗ và câu hỏi thường gặp

5/5 - (2 bình chọn)
Share.

Comments are closed.