Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Chôm chôm: Thành phần dinh dưỡng, 5 tác dụng với sức khỏe

0

Cập nhật vào 01/04

Chôm chôm có vị ngọt ngọt chua chua rất dễ ăn, được nhiều người yêu thích. Loại quả này mang rất nhiều công dụng đối với sức khỏe như: ngừa ung thư, giúp xương chắc khỏe…

1. Thành phần chất dinh dưỡng có trong quả chôm chôm

Dinh dưỡng cơ bản có trong 100g chôm chôm:

  • Calo: 82 Kcal
  • Protein: 0.7 g
  • Carbohydrate: 20.87 g
  • Chất xơ: 0.9 g
  • Chất béo: 0.2 g

Các loại Vitamin có trong 100g chôm chôm:

  • Vitamin A: 3 IU
  • Vitamin C: 4.9 mg
  • Vitamin B1: 0.013 mg
  • Vitamin B2: 0.022 mg
  • Vitamin B3: 1.352 mg
  • Folate:  8 μg

Các khoáng chất có trong 100g chôm chôm:

  • Canxi: 22 mg
  • Sắt: 0.4 mg
  • Magie: 7 mg
  • Phốt pho: 9 mg
  • Kali: 42 mg
  • Natri: 11 mg
  • Kẽm: 0.08 mg
  • Mangan: 0.343 mg
Chôm chôm không chỉ ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe
Chôm chôm không chỉ ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe

2. Ăn chôm chôm có tốt không? Ăn chôm chôm có tác dụng gì?

Ăn chôm chôm rất tốt cho sức khỏe, cụ thể một số lợi ích mà chôm chôm mang lại sức khỏe cho bạn là:

Tốt cho hệ tiêu hóa

Hàm lượng chất xơ có trong quả chôm chôm có tác dụng giúp cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa. Chất dinh dưỡng này có thể hỗ trợ tiêu hóa, đồng thời ngăn ngừa một số vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như táo bón hoặc khó tiêu.

Có khả năng sát trùng, kháng khuẩn tốt

Quả chôm chôm nổi tiếng trong lĩnh vực y học với đặc tính sát trùng và kháng khuẩn. Ăn chôm chôm có thể giúp cơ thể tránh khỏi nhiễm trùng. Đặc tính sát trùng giúp liên nhanh vết thương hở, ngăn chặn sự hình thành mủ nào có thể gây viêm da và kích ứng. Còn đặc tính kháng khuẩn giúp loại bỏ các vi khuẩn không mong muốn và có hại.

Giúp xương khớp chắc khỏe

Một tác dụng khác của quả chôm chôm là giúp duy trì khối lượng xương cũng như củng cố sức khỏe xương khớp nhờ hàm lượng photpho và canxi cao. Loại quả này có khả năng hỗ trợ quá trình hình thành và nuôi dưỡng xương. Ngoài ra, hàm lượng vitamin C chứa trong chôm chôm cũng góp phần giúp xương chắc khỏe. (Xem thêm về các loại quả có tác dụng tốt cho xương khớp Tại đây)

Ngăn ngừa ung thư

Hàm lượng vitamin C dồi dào trong quả chôm chôm còn có tác dụng giúp cho cơ thể hấp thụ các khoáng chất sắt và đồng dễ dàng hơn.

Chúng giúp cơ thể có đủ khoáng chất để nuôi tế bào và duy trì sự khỏe mạnh. Đây là vấn đề cốt lõi để cơ thể chống lại mọi mầm mống gây bệnh bên trong lẫn bên ngoài.

Đặc biệt, hoạt chất axit gallic trong quả chôm chôm hoạt động như chất chống oxy hóa mạnh, giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại cơ thể và phòng ngừa bệnh ung thư. Chúng sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và củng cố khả năng đề kháng của cơ thể, giúp phòng chống bệnh. (Xem thêm về các loại quả có tác dụng ngăn ngừa ung thư Tại đây)

Phòng chống xơ vữa động mạch

Hàm lượng vitamin B3 trong quả chôm chôm tương đối lớn. Vitamin B3 có khả năng chuyển hóa carbohydrate, chất béo cùng protein thành nguồn năng lượng để duy trì các hoạt động của cơ thể. Việc thêm chôm chôm vào chế độ ăn dinh dưỡng hằng ngày có thể giúp một số người tăng cường chuyển hóa chất béo, giúp ngăn ngừa tình trạng tích tụ mỡ thừa trong cơ thể. Đây chính là lý do gián tiếp giải thích tại sao quả chôm chôm lại có thể giúp làm giảm nguy cơ hình thành bệnh tim mạch vành.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm:

3. Cách chọn chôm chôm ngon ngọt và cách bảo quản

Cách chọn mua chôm chôm:

Để mua được chôm chôm ngon, thơm, giòn, bạn cần chú ý những điều sau:

Quan sát vỏ bên ngoài: 

Chôm chôm quả còn tươi ngon vỏ sẽ có độ giòn, nhấn tay vào không bị mềm bẹp hay chảy nước. Gai có độ giòn cứng và đầu gai hơi xanh hoặc đỏ tươi. Nếu thấy vỏ chôm chôm mềm hay chuyển màu sậm, gai héo úa hay chuyển màu thâm đen giống vỏ, không còn tua tủa thì không nên chọn vì có thể đã để lâu, héo úa, thịt dai và nẫu không ngon.

Không chọn những trái chôm chôm có màu đỏ nhưng lại không tròn, vì đây là chôm chôm lép, không có ruột.

Khi chọn chôm chôm, cần quan sát vỏ bên ngoài cũng như cuống lá
Khi chọn chôm chôm, cần quan sát vỏ bên ngoài cũng như cuống lá

Quan sát cuống lá

Chôm chôm mới hái hay còn tươi lá ở phần chùm sẽ vẫn còn xanh, các quả non cũng còn màu xanh và độ tươi. Chọn loại này ăn sẽ đảm bảo độ tươi, ngon. Nếu thấy lá đã héo úa hay khô, đen; quả non trong chùm cũng khô và thâm đen thì chôm chôm đã lâu, héo.

Quan sát cùi

Chôm chôm ngon cùi có màu trắng đục, nhìn căng mọng nước và có mùi thơm đặc trưng. Nếu thấy cùi quả có màu vàng đục, rỉ nước khi bóc vỏ hay có mùi khác thường thì chôm chôm đó đã quá chín, đã hỏng hoặc để lâu không còn tươi ngon và đạt độ giòn, tróc như ý.

Sau khi quan sát, nếu chưa chắc chắn về việc liệu chôm chôm có thực sự ngon hay không, cách tốt nhất bạn nên lấy 1 quả ngẫu nhiên trong chùm và nếm thử. Điều này sẽ giúp bạn mua được chôm chôm ngon, tươi.

Cách bảo quản chôm chôm tươi lâu

Khi bạn mua quả chôm chôm liền cành nhớ là phải cắt quả khỏi cành. Sau đó rửa sạch, để ráo nước, bảo quản trong tủ lạnh rồi ăn dần.

4. Cách ăn chôm chôm đúng cách

Bạn lấy móng tay ấn mạnh vào lớp vỏ rồi bóc ra, ăn phần cùi bên ngoài, bỏ hạt bên trong. Nếu muốn đẹp hơn bạn có thể lấy dao khứa nhẹ rồi bóc.

Một người trưởng thành trung bình nên ăn khoảng 300 gr trái cây cho một ngày và nên ăn đa dạng các loại trái cây. Ăn quá nhiều chôm chôm không có lợi cho hệ tiêu hóa, làm khó tiêu, đầy bụng, ảnh hưởng đến nội tạng

Chôm chôm là loại trái cây bạn có thể ăn bất cứ khi nào trong ngày nhưng lưu ý là cách bữa ăn chính tầm 30 phút.

Người thừa cân muốn ăn chôm chôm thì hãy ăn trước bữa chính để hạn chế việc nạp nhiều tinh bột vào người.

Người gầy thì đừng trái cây trước bữa chính vì sẽ giảm cảm giác ngon miệng, vậy nên chỉ ăn vào bữa phụ nhé.

5. Một số thắc mắc thường gặp liên quan đến việc ăn chôm chôm

Mẹ bầu ăn chôm chôm có tốt không?

Phụ nữ mang thai ăn chôm chôm với lượng vừa phải hàng ngày sẽ rất tốt cho mẹ và bé. Lý do bởi chôm chôm có vị ngọt tự nhiên. Điều này sẽ giúp cải thiện tình trạng choáng váng hoặc buồn nôn trong thời kỳ ốm nghén.

Phụ nữ có thai nên ăn chôm chôm với hàm lượng vừa phải
Phụ nữ có thai nên ăn chôm chôm với hàm lượng vừa phải

Ngoài ra, quả chôm chôm còn là nguồn cung cấp chất sắt khá cao. Khoáng chất thiết yếu này sẽ giúp mẹ bầu chống lại sự mệt mỏi và chóng mặt khi đang mang thai. Sự tăng cường hấp thu chất sắt còn giúp cải thiện mức huyết sắc tố hemoglobin trong cơ thể người mẹ. Bởi vì chứa hàm lượng vitamin E đáng kể, việc ăn quả chôm chôm cũng có tác dụng giúp làm dịu tình trạng ngứa ngáy gây khó chịu đối với những phụ nữ đang trong thai kỳ.

Ăn chôm chôm có tăng cân không?

Trong 100g chôm chôm nhãn có 82 kcal và chứa rất nhiều khoáng chất như sắt, mangan, kẽm, vitamin, chất xơ, protein…

Theo đó, 1kg sẽ ứng với khoảng 820 calo, thấp hơn rất nhiều so với các loại quả mọng nước khác. Với lượng calo nêu trên, các bạn hoàn toàn yên tâm ăn chôm chôm mà không bị tăng cân. 

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý ăn với liều lượng thích hợp, phù hợp với số lượng Calo trong ngày để không gây dư thừa chất béo trong cơ thể nhé.

Người bị tiểu đường ăn chôm chôm được không?

Người bị tiểu đường cần hạn chế ăn những loại hoa quả có lượng đường cao nếu không sẽ làm tăng đường huyết, làm bệnh trở nặng. Trong khi đó chôm chôm lại có vị ngọt cao, nhiều đường, không tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Tuy vậy bạn vẫn có thể ăn được 1 – 2 quả/ ngày, một tuần ăn 2 – 3 lần sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ăn chôm chôm có nổi mụn không?

Đối với những loại quả có chứa thành phần là nhiều đường như chôm chôm thì có thể làm tăng lượng đường trong máu khi ăn quá nhiều. Điều này sẽ khiến cơ thể của bạn thành môi trường tốt cho những vi khuẩn trên da phát triển và gây mụn nhọt, rôm sảy. 

Hy vọng những thông tin bài viết chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn biết thêm về các chất dinh dưỡng có trong chôm chôm, biết cách ăn chôm chôm đúng cách để bảo vệ sức khỏe được tốt nhất.

Xem thêm: Trong quả khế có những chất gì? Ăn khế có tác dụng gì?

5/5 - (3 bình chọn)
Share.

Comments are closed.