Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Trong quả khế có những chất gì? Ăn khế có tác dụng gì?

0

Cập nhật vào 01/04

Khế là loại quả dân dã, thường được dùng để nấu canh chua, xào ốc hoặc đơn giản chấm cùng muối ớt ăn rất ngon. Ít ai biết rằng trong loại quả này chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và mang nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe.

1. Thành phần chất dinh dưỡng có trong quả khế

Dinh dưỡng cơ bản có trong 100g khế:

  • Calo: 31 KCal
  • Nước: 91.4 g
  • Protein: 1.04 g
  • Carbohydrate: 6.73 g
  • Chất xơ: 2.8 g
  • Chất béo: 0.33 g

Các loại Vitamin có trong 100g khế:

  • Vitamin A: 66 IU
  • Vitamin C: 34.4 mg
  • Vitamin E: 0.15 mg
  • Vitamin B1: 0.014 mg
  • Vitamin B2: 0.016 mg
  • Vitamin B3: 0.367 mg
  • Vitamin B5: 0.391 mg
  • Vitamin B6: 0.017 mg
  • Folate:  12 μg
  • Choline: 7.6 mg

Các khoáng chất có trong 100g khế:

  • Canxi: 3 mg
  • Sắt: 0.08 mg
  • Magie: 10 mg
  • Phốt pho: 12 mg
  • Kali: 133 mg
  • Natri: 2 mg
  • Kẽm: 0.12 mg
  • Mangan: 0.037 mg
Trong quả khế có chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng
Trong quả khế có chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng

2. Ăn khế có tốt không? Ăn khế có tác dụng gì?

Khế bao gồm có khế ngọt (hay còn gọi là khế cơm) và khế chua. Cả 2 loại khế này nếu biết ăn với lượng vừa phải sẽ tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một số tác dụng của khế đối với sức khỏe con người.

Tăng sức miễn dịch

Quả khế chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa cần thiết nên giúp cho cơ thể tăng cường được hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cũng như bảo vệ cơ thể tránh khỏi những ảnh hưởng của vi khuẩn, virus, độc tố, các gốc tự do.

Phòng ngừa ung thư

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khế là loại quả có sức mạnh chống ung thư. Nó chứa các hợp chất polyphenol có khả năng chống lại các tác động gây đột biến của các gốc tự do và loại bỏ chúng khỏi cơ thể, từ đó có thể ngăn ngừa ung thư gan. Ngoài ra, quả khế chứa một lượng đáng kể chất xơ giúp làm sạch đại tràng, nhờ đó làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng. (Tìm hiểu thêm về các loại quả có tác dụng chống ung thư Tại đây)

Điều hòa huyết áp, ngăn ngừa tim mạch

Quả khế rất giàu kali, khoáng chất này đóng vai trò quan trọng giúp duy trì sức khỏe tim mạch, điều hòa huyết áp cho cơ thể. Việc sử dụng khế vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày giúp bổ sung kali, ngăn ngừa các bệnh tim mạch hiệu quả.

Kháng viêm 

Chỉ cần ăn một quả khế, bạn có thể bổ sung rất nhiều dưỡng chất kháng viêm quan trọng với cơ thể bao gồm saponin, flavonoid và vitamin C. Các chứng viêm cần được phát hiện và điều trị kịp thời để tránh gây ra các bệnh mạn tính do viêm, ví dụ như bệnh tim mạch, hô hấp, dạ dày.

Tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Chất xơ trong quả khế làm chậm giải phóng glucose vào máu sau khi ăn. Điều này giúp kiểm soát mức insulin trong cơ thể, khiến loại quả mọng này rát tốt cho bệnh nhân đái tháo đường hoặc những người có nguy cơ phát triển bệnh. (Tìm hiểu thêm về các loại quả tốt cho người bị Tiểu đường Tại đây)

Giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Khế chứa lượng chất xơ lớn, nên được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bổ sung loại thực phẩm này trong khẩu phần ăn mỗi ngày để hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa.

Chất xơ hỗ trợ sự phát triển của nhiều lợi khuẩn trong ruột già, phòng tránh các bệnh liên quan đến đường ruột do nhiễm khuẩn. Ngoài ra, loại chất này cũng được sử dụng để điều trị một số bệnh đường tiêu hóa khác (bệnh nhu động ruột, khó tiêu,…

 Tốt cho mắt

Nguồn vitamin A sẽ được bổ sung vào cơ thể khi bạn ăn khế, cải thiện tốt thị lực mắt cũng như ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến mắt (thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể,…) được tốt hơn. (Tìm hiểu thêm về các loại quả tốt cho mắt Tại đây)

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm:

3. Cách chọn khế tươi ngon và cách bảo quản khế tươi lâu

Khi mua khế bạn nên chọn những quả còn nguyên vẹn, lành lặn, không bị dập nát hay có các vết hư hỏng, sâu sẹo. Khế ngon thì các mũi khế sẽ mọng nước và bóng, các múi khế đều nhau. Không nên mua những quả khế nhăn nheo, sần sùi, ít nước.

Bạn có thể để khế ở bên ngoài trong một vài ngày hoặc bỏ vào túi giấy và bảo quản trong tủ lạnh.

4. Cách ăn khế đúng cách

Trong quả khế, đặc biệt là khế chua, có chứa lượng Axit cao. Vậy nên người bị bệnh đau dạ dày không nên ăn khế. Bạn cũng không nên ăn khế khi bụng đói, vì lượng Axit của khế kết hợp với Axit tiết ra trong dạ dày sẽ làm dạ dày khó chịu cồn cào và nóng rát.

Những người bị bệnh thận và những người đang dùng thuốc nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn khế. Trái khế có chứa hàm lượng oxalate cao có thể gây sỏi thận. Người mắc bệnh thận khi ăn quả khế có thể dễ bị ngộ độc khế với các triệu chứng bao gồm nhầm lẫn, co giật, thậm chí bị tử vong.

Một số nghiên cứu cho thấy chất neurotoxin có trong quả khế có thể gây ảnh hưởng tới não và gây các rối loạn thần kinh. Ở những người khỏe mạnh, thận hoạt động tốt có thể đào thải chất neurotoxin này ra khỏi cơ thể, tuy nhiên những người bị bệnh thận không có khả năng này. Hệ quả là sau khi ăn khế, độc tố này sẽ tồn tại trong cơ thể người bị bệnh thận và gây ngộ độc với các triệu chứng nghiêm trọng.

5. Một số thắc mắc thường gặp liên quan đến việc ăn khế

Ăn khế có tốt cho bà bầu không?

Câu trả lời là Có. Theo các chuyên gia, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn khế bởi loại quả này có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, giúp cho thai kỳ khỏe mạnh. Các loại khoáng chất, vitamin, axit folic và các chất dinh dưỡng sẽ giúp tăng khả năng đề kháng cho mẹ bầu.

  • Hàm lượng kali trong khế rất có lợi cho việc hạ huyết áp khi mang thai. Bà bầu bị cao huyết áp có thể dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ, ảnh hưởng xấu đến tình trạng và sức khỏe của mẹ lẫn con. Do vậy, để đề phòng nguy cơ trên, bạn hãy ăn khế đều đặn 1 – 2 lần mỗi tuần.
  • Các vấn đề về tiêu hóa xảy ra khá phổ biến trong thai kỳ. Trong trường hợp này, khi mẹ ăn khế sẽ giúp chữa trị một số bệnh liên quan đến chứng rối loạn tiêu hóa hiệu quả như tiêu chảy, rối loạn dạ dày, táo bón.
  • Bà bầu trong 3 tháng đầu thường ốm nghén, thèm đồ chua, khế chua sẽ giúp giảm bớt cơn nghén của bà bầu tốt hơn.
Ít ai biết rằng ăn khế cũng tốt cho sức khỏe bà bầu
Ít ai biết rằng ăn khế cũng tốt cho sức khỏe bà bầu

Lưu ý: Nhiều nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng bà bầu ăn khế có thể ảnh hưởng phần nào đến thận. Vì vậy, nếu  đang mắc phải chứng rối loạn thận hoặc tình trạng về thần kinh, phụ nữ mang thai không nên ăn loại trái cây này.

Ăn khế ngọt có béo không?

Lượng chất xơ trong khế có thể giúp ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol của cơ thể. Nhờ vậy, cơ thể của bạn sẽ có khả năng chống xơ vữa động mạnh đồng thời hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất béo hiệu quả và an toàn. Do vậy ăn khế ngọt không béo mà ngược lại còn có thể hỗ trợ giảm cân rất tốt. 

Nếu để so sánh thì ăn khế chua sẽ giúp giảm cân nhanh hơn khế ngọt vì trong quả khế chua có hàm lượng đường ít hơn.

6. Hướng dẫn chế biến món ăn, đồ uống đơn giản làm từ khế

Ăn trực tiếp quả khế

Cách này đơn giản, bạn chỉ cần rửa khế thật sạch với nước, lấy dao bỏ đi các đường viền múi khế vì chúng có vị chát, bổ thành miếng nhỏ để ăn. Nên chuẩn bị ít muối bột canh chấm cùng sẽ ngon miệng hơn.

Gỏi khế

Gỏi khế
Gỏi khế

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 500gam tôm tươi
  • 4 quả khế ngọt
  • Hành tây trắng
  • Củ kiệu
  • Chanh, tỏi, ớt, sả
  • Hành tím
  • Gia vị

Cách tiến hành

  • Gọt vỏ khế, bào mỏng ngâm với muối 15 phút rồi ướp với sả, 1 thìa đường.
  • Tôm sơ chế cẩn thận bóc vỏ, xẻ bụng, rửa sạch rồi phi hành tỏi xào tôm nên gia vị vừa ăn.
  • Củ kiệu thái kiểu rau răm, hành tây bóc vỏ, bào mỏng ngâm giấm với đường.
  • Trộn tất cả các nguyên liệu vừa làm nêm gia vị vừa ăn và cho thêm 1 ít hạt tiêu.
  • Cho ra đĩa thưởng thức.

Tép khô rang khế

Tép khô rang khế
Tép khô rang khế

Chuẩn bị nguyên liệu:

Tép khô, khế chua, ớt, hành tím băm, hành lá, gia vị nước mắm, bột ngọt, hạt tiêu.

Cách tiến hành:

  • Tép ngâm nước cho lắng cát sạn xuống dưới, vớt phần ở trên. Làm như vậy 3 lần cho sạch sạn. Vớt ra để ráo. Khế cắt diềm và thái lát mỏng, hành tím băm nhỏ, hành lá cắt khúc, ớt thái miếng.
  • Láng dầu vào chảo, phi thơm hành tím và đầu hành trắng. Cho tép vào đảo đều trên lửa vừa và thêm nước mắm, bột ngọt, hạt tiêu, ớt.
  • Tiếp đến cho khế vào đảo. Khi gần được rưới thêm 1 thìa dầu ăn và hành lá vào đảo đều, để lửa to. Cuối cùng là rắc hạt tiêu.

Ốc xào khế

Ốc xào khế
Ốc xào khế

Chuẩn bị nguyên liệu:

Thịt ốc nhồi hoặc ốc bươu, khế chua, tía tô, hành lá, nước nghệ tươi, gia vị đầy đủ.

Cách thực hiện:

  • Ruột ốc làm sạch, để ráo nước, ướp với gia vị trong 5 – 10 phút.
  • Phi thơm hành khô, sau đó cho ốc vào chảo xào to lửa đến khi ốc chín, lấy ra để riêng, để lại nước ốc trong chảo.
  • Tiếp tục cho khế xanh thái lát vào xào với nước ốc, sau đó cho ốc vào đảo đều, nêm gia vị vừa ăn. Lấy ra đĩa, rắc tía tô thái nhỏ lên mặt và ăn khi còn nóng ấm.

Bài viết đã giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về thành phần dinh dưỡng trong quả khế. Nếu thấy bài viết bổ ích, đừng quên đánh giá  5 sao để đội ngũ biên tập có thêm nhiều động lực viết các thông tin hữu ích đến độc giả hơn nhé!

Xem thêm: Súp lơ: Thành phần dinh dưỡng và 4 lợi ích tuyệt vời

5/5 - (2 bình chọn)
Share.

Comments are closed.