Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Quả bòn bon là quả gì? Quả bòn bon có tác dụng gì?

0

Cập nhật vào 21/05

Bòn bon là loại quả có hương vị ngọt thơm, bổ dưỡng nên được nhiều người yêu thích. Thắc mắc quả bòn bon giá bao nhiêu, có tác dụng gì sẽ được cung cấp trong bài viết.

Quả bòn bon (dâu da đất) giá bao nhiêu /kg?

Bòn bon chín chính vụ kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10 dương lịch hàng năm. Tại Miền Nam, giá bòn bon được bán với giá trung bình từ 15 – 25 nghìn đồng/kg. Khi vận chuyển ra Bắc, giá bòn bon tăng lên từ 35 – 60 nghìn đồng/kg tùy địa điểm, nơi bán, đầu vụ hay cuối vụ.

Quả bòn bon (dâu da đất) bao nhiêu tiền/kg?

Nguồn gốc cây và quả bòn bon

Bòn bon còn có tên gọi khác là dâu da đất hay boòng boong. Tên khoa học của nó là Lansium domesticum, thuộc họ Meliaceae.

Bòn bon là một loại trái cây có xuất xứ ở Malaysia. Tại vùng Đông Nam Á, Bòn Bon được trồng phổ biến ở các nước Thái Lan, Mã Lai và Philippin. Tại vùng Nam Á, cây Bòn Bon trồng phổ biến nhất là ở Sri – lanka và Ấn Độ. Còn ở Việt Nam, cây tập trung được gieo trồng và phát triển ở các tỉnh thuộc vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long như Bến Tre, Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long,… Đặc biệt nhất là ba huyện thuộc tỉnh Quảng Nam là Quế Sơn, Tiên Phước và Đại Lộc nổi tiếng cả nước với đặc sản Bòn Bon chua chua ngọt ngọt.

Quả bòn bon mọc theo chùm, khi chín có vỏ màu vàng. Vỏ dẻo. Khi bóc lớp vỏ ra bạn sẽ thấy có một lớp màng trắng, mỏng bên trong. Sau lớp màng đó là lớp thịt quả. Thịt quả có màu trắng đục hoặc trắng trong, chia làm năm đến sáu múi. Mỗi múi thường sẽ có một hạt bên trong. Nếu như ăn phải hạt này có thể bạn sẽ còn cảm thấy vị đắng khác biệt hẳn với vị chua ngọt thanh của thịt quả. Quả Bòn Bon có thể ăn luôn hoặc chế biến làm siro.

Nguồn gốc cây và quả bòn bon

Thành phần dinh dưỡng trong quả bòn bon

Theo nghiên cứu, trong 100g quả bòn bon có chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng như sau:

  • Năng lượng: 70 kcal
  • 30 mg phosphorus
  • 0,124 mg riboflavin
  • 1 mg ascorbic acid
  • 0,089 mg thiamine
  • 0,8g chất đạm
  • 9,5g carbohydrate
  • 20mg calcium
  • 2,3g chất xơ
  • Ngoài ra còn chứa khá nhiều vitamin A, C…

Quả bòn bon có tác dụng như thế nào với sức khỏe?

Tăng cường miễn dịch

Ăn bòn bon thường xuyên có tác dụng nâng cao sức đề kháng tương đối tốt. Lý do bởi trong loại quả này chứa nhiều vitamin C, giúp cơ thể khỏe mạnh, chống lại các mầm mống gây bệnh cảm cúm, ho… thông thường. Nếu đang bị bệnh, ăn quả bòn bon cũng giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng hơn.

Quả bòn bon có tác dụng tăng cường miễn dịch

Ngăn ngừa táo bón

Hàm lượng chất xơ trong quả bòn bon được đánh giá rất cao. Trong 100g bòn bon có chứa khoảng 2.3g chất xơ, cung cấp 8 – 11% lượng chất xơ cần thiết hàng ngày cho nữ giới và 6 – 8% cho nam giới. Do đó, ăn bòn bon là cách giúp bạn cải thiện hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón hiệu quả.

Quả bòn bon có tác dụng ngăn ngừa táo bón

Xem thêm: Có phải ăn ổi sẽ gây táo bón?

Phòng chống ung thư

Nhờ có vitamin C trong quả bòn bon hoạt động như một chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn sản sinh các gốc tự do có hại, được hình thành trong quá trình chuyển đổi năng lượng. Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa còn đóng vai trò bảo vệ cơ thể khỏi các chất độc hại và ô nhiễm. Ngoài ra bòn bon cũng giàu hợp chất limonoids – có đặc tính chống ung thư cũng như giúp bảo vệ cơ thể mắc phải căn bệnh này.

Quả bòn bon có tác dụng phòng chống ung thư

Xem thệm: Các loại hoa quả phòng chống bệnh ung thư hiệu quả

Tốt cho nướu và răng

Quả bòn bon là nguồn vitamin C dồi dào đóng vai trò tích cực trong việc duy trì sức khỏe của nướu. Bòn bon có chứa hàm lượng vitamin A (còn gọi là retinol hoặc carotenoid) và phốt pho đều tốt cho sức khỏe của xương khớp và răng. Cụ thể, vitamin A hòa tan trong chất béo, giữ vai trò nhất định trong việc duy trì độ bền của xương và răng.

Quả bòn bon có tác dụng tốt cho nướu và răng

Làm đẹp da

Lượng vitamin C dồi dào trong bòn bon sẽ bảo vệ các phân tử protein, chất béo, carbohydrate, acid nucleic… khỏi các gốc tự do, độc tố và chất ô nhiễm. Nhờ vậy làn da bạn sẽ luôn sáng khỏe và đẩy lùi lão hóa.

Hàm lượng vitamin E trong bòn bon rất hữu ích cho làn da. Chúng duy trì, cải thiện độ đàn hồi và độ ẩm của da, ngăn ngừa da bị lão hóa đồng thời bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím cũng như đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương.

Quả bòn bon có tác dụng làm đẹp da

Xem thêm: 7 loại quả làm đẹp da cho phụ nữ tuổi 30 duy trì vẻ đẹp tuổi 20

Tốt cho tim mạch

Quả bòn bon giàu vitamin B1 và B2 nên có khả năng giúp loại bỏ đường trong cơ thể, đồng thời ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch.

Ngoài ra, quả bòn bon còn tham gia vào quá trình sản xuất các tế bào hồng cầu, giúp làm tăng số lượng hồng cầu. Vì thế, quả bòn bon là loại trái cây đặc biệt có lợi đối với những người có số lượng tế bào hồng cầu thấp.

Quả bòn bon có tác dụng tốt cho tim mạch

Xem thêm: 6 loại hoa quả tốt cho tim mạch nhất định bạn phải biết

Hỗ trợ điều trị sốt rét

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh: hạt bòn bon có thể điều trị được bệnh sốt rét. Thậm chí, lớp vỏ quả và lá của cây bòn bon đã được chứng minh là có khả năng chống lại mầm bệnh sốt rét Plasmodium falciparum.
Hơn nữa, một số hợp chất trong thịt quả còn có thể ức chế và tiêu diệt các mầm mống gây ra bệnh sốt rét.

Quả bòn bon có tác dụng hỗ trợ điều trị sốt rét

Tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Quả bòn bon được xem là một món ăn nhẹ và lành mạnh cho những người mắc bệnh tiểu đường bởi hàm lượng chất xơ cao của nó, kèm theo đó là các chất chống oxy hóa polyphenol, hỗ trợ cải thiện lượng đường bằng cách làm chậm sự hấp thụ đường của cơ thể.

Xem thêm: Những loại hoa quả tốt cho người bị bệnh tiểu đường

Kinh nghiệm chọn mua quả bòn bon ngon?

Để mua được quả bòn bon tươi ngon, không mua phải bòn bon sử dụng thuốc chín ép, sử dụng thuốc tăng trưởng, bạn cần chú ý quan sát các đặc điểm sau trên vỏ, cuống, thịt quả và hạt cũng như kích thước. Cụ thể:

Kích thước: Bòn bon có nhiều kích cỡ nhưng thuốc kích thích tăng trưởng thường khiến quả có kích thước lớn hơn bình thường. Bạn nên chọn loại có kích thường bằng đốt ngón tay cái. Khi bóc ra, bên trong lộ 5 múi dính chặt, màu trong. Quả to thường có vị chua hơn ngay cả khi không bị tiêm hóa chất.

Lớp vỏ: Nếu chín tự nhiên, bòn bon có chấm kim li ti ở đít quả còn quả chín ép sẽ có màu vàng đất, bóng bẩy không tì vết. Khi bóc, loại quả chín ép còn ra nhiều mủ còn loại tự nhiên sẽ không hề có mủ.

Cuống: Vì phải hái từ sớm để dùng thuốc chín ép nên cuống quả sẽ bị thâm đen. Trái lại, loại chín tự nhiên có cuống tươi, xanh.

Thịt quả: Loại bòn bon ngon, an toàn có phần thịt trong suốt, vị chua ngọt thanh thanh. Còn quả chín ép có màu trắng đục mờ mờ, vị chua, ăn không ngon.

Hạt quả: Theo kinh nghiệm của nhiều bà nội trợ, hạt quả bòn bòn chín tự nhiên thường có màu đen còn loại chín ép có màu hơi hồng.

Ăn quả bòn bon sao cho đúng?

Cách ăn quả bòn bon phổ biến nhất vẫn là ăn trực tiếp quả. Mặc dù có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe, nhưng khi ăn quả bòn bon các bạn cần phải lưu ý không được ăn hạt, không cắn vỏ, nên lấy tay bóc. Trong vỏ có Axit lansium gây hại cho hệ thống tim mạch.Còn hạt có chứa Alkaloid, là một loại chất độc hại đối với cơ thể.
Không ăn các quả chưa chín, không tốt cho đối với tiêu hóa, có thể gây đau bụng.

Ngoài ra, các bạn cũng nên tránh ăn quả bị sâu, dập nát, đặc biệt là những người bị tiểu đường thì nên hạn chế ăn loại quả này.

Ăn bòn bon có béo không?

Quả bòn bòn có kích thước nhỏ với trọng lượng khoảng 20g. Mỗi quả bòn bon sẽ cung cấp khoảng 14kcal. Như vậy, 100g quả bòn bòn sẽ cung cấp khoảng 70kcal. Có thể thấy, loại trái cây này cung cấp mức năng lượng không quá cao.

Hơn nữa, hàm lượng vitamin C trong quả bòn bon khá nhiều, vitamin C đóng vai trò tổng hợp các phân tử nhỏ như protein gọi là carnitine giúp đốt cháy chất béo. Do đó, nếu mức độ carnitine trong cơ thể cao sẽ làm giảm sự tích tụ mỡ. Lượng vitamin C dồi dào trong bòn bon mang lại tác dụng giảm cân hiệu quả. Bởi vậy bạn hoàn toàn yên tâm rằng việc ăn bòn bon sẽ không gây béo nhé!

Ăn bòn bon có béo không?

Quả bòn bon có tốt cho bà bầu không?

Theo thông tin từ các chuyên gia dinh dưỡng thì bòn bon chứa rất nhiều chất xơ, carotene, vitamin A, B1, B2, C, đường và các khoáng chất canxi, sắt, photpho. Bòn bon cung cấp dưỡng chất thiết yếu, tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, do đó chúng thật sự tốt cho mẹ bầu và thai nhi. Một số công dụng tuyệt vời khi bà bầu ăn bòn bon:

Ngừa táo bón: Chất xơ trong quả bòn bon giúp tăng đường hoạt động của hệ tiêu hóa, ngăn ngừa các bệnh về đường ruột. Từ đó hỗ trợ cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn tránh táo bón trong suốt thai kỳ.

Phòng ngừa tiểu đường thai kỳ: Các chuyên gia cho biết, lượng vitamin B khá dồi dào có trong quả bòn bon thuộc nhóm thiamin và riboflavin. Thiamin có tác dụng thúc đẩy quá trình thanh thải đường trong máu. Đồng thời giúp kiểm soát huyết áp tốt hơn.

Trong khi đó, riboflavin lại là chất xúc tác có khả năng thúc đẩy quá trình sản sinh năng lượng từ carbohydrate. Tất cả những yếu tố này đều có ý nghĩa rất quan trọng với việc kiểm soát chỉ số đường trong máu.

Tăng cường miễn dịch cho bà bầu: Carotene và Vitamin C là các chất có khả năng chống oxy hóa mạnh, giúp tăng cường hệ miễn dịch phòng ung thư ở mẹ đồng thời ngăn ngừa sự sản sinh các gốc tự do có hại đến thai nhi.
Bổ máu, chống loãng xương: Sắt và Canxi tìm thấy nhiều trong quả bòn bon là các khoáng chất quan trọng cần bổ sung của cơ thể, giúp trẻ nằm trong bụng mẹ vẫn phát triển toàn diện, ngăn chặn nguy cơ thiếu máu và loãng xương.

Tuy bòn bon rất tốt nhưng không vì thế bà bầu lạm dụng và ăn quá nhiều. Nên ăn 2 – 3 lần/tuần, mỗi lần vài quả mà thôi. Bà bầu nên ăn bòn bon khi đã vào mùa để tránh thuốc trừ sâu hay chất bảo quản. Bòn bon trái vụ thường có nguy cơ bị phun thuốc cao hơn.

Ăn quả bòn bòn có bị nóng không?

Hiện chưa có bất cứ nghiên cứu nào cho biết ăn quả bòn bon (dâu da đất) sẽ bị nóng trong người. Tuy nhiên loại quả này cũng chứa hàm lượng đường tương đối cao, do vậy nếu ăn quá nhiều cũng có thể gây nóng trong hoặc nổi mụn, nổi ban ngứa. Do vậy bạn cần chú ý ăn với liều lượng vừa phải, chỉ nên ăn từ 3 – 4 quả/ngày là hợp lý.

Những cách chế biến quả bòn bon

Gỏi bòn bon

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 1/2kg quả bòn bon: Nên chọn bòn bon chín vỏ có màu vàng nhạt hoặc màu trắng ngà để làm gỏi
  • 200g thịt ba chỉ
  • 200g tôm
  • Ớt, tỏi, rau thơm
  • Chanh
  • Đậu phộng
  • Hành phi
  • Nước mắm

Cách làm:

Trước tiên tách riêng từng múi bòn bon. Lấy móng tay cái ấn mạnh vào đáy quả, vỏ sẽ bung ra dễ dàng để tách múi, bỏ hạt. Không nên lột vỏ từ cuống quả, vỏ bị xé rách vừa dính mủ vừa giữ lớp lụa mỏng ngăn chia từng múi, ăn không ngon.

Tôm rửa sạch cho vào nồi thêm một chút muối, rang tôm chín. Thịt ba chỉ luộc chín, cắt nhỏ.
Cứ một muỗng nước mắm hòa với 2 thìa đường, 1 thìa nước cốt chanh, 1 ớt băm nhuyễn, đánh đều. Phi chín dầu ăn với hành, tỏi.

Lấy một cái bát lớn, cho bòn bon, thịt, tôm và các gia vị vào trộn đều, nêm nếm lại một lần nữa rồi gia giảm gia vị sao cho vừa ăn là được.

Món gỏi từ quả bòn bon

Bòn bon ngâm rượu

Chuẩn bị nguyên liệu:

1 kg bòn bon chín
4 – 5 lít rượu trắng
Bình thủy tinh cỡ lớn có nắp kín.

Cách thực hiện:

Bòn bon mua về bỏ núm, cuống, bóc sạch vỏ chỉ lấy phần múi bên trong, nên nhẹ tay khi bóc để thịt quả không bị nát.

Cho bòn bon đã bóc vỏ vào bình thủy tinh, đổ rượu trắng 40 độ vào. Đậy kín nắp bình rồi để ở chỗ khô thoáng khoảng hơn 6 tháng là có thể dùng được. Để rượu bòn bon không bị biến chất, giữ được vị thơm ngọt nồng nàn, cần bảo quản ở nơi thoáng mát khô ráo dưới 25 độ C, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.

Mỗi ngày uống rượu bòn bon từ 1 – 2 lần, không uống quá 100 ml/ngày. Rượu bòn bon có tác dụng phòng chống nhiều bệnh ung thư, tăng cường hệ tim mạch và kích thích quá trình tiêu hóa

Bảo quản quả bòn bon đúng cách

Theo kinh nghiệm, bòn bon tươi chỉ có thể để bên ngoài với nhiệt độ thường tối đa là 3 – 4 ngày. Nếu muốn trữ lâu tới 7 – 10 ngày thì bạn nên để trong tủ lạnh ở nhiệt độ 12 độ C. Tuy nhiên, tốt nhất ăn trong khoảng 7 ngày từ lúc hái thì quả mới thơm ngon, đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng.

Mời bạn tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.