Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Quả cả pháo: Tác dụng, cách chế biến và ăn sao cho đúng?

0

Cập nhật vào 24/05

Cà pháo là món ăn khoái khẩu của nhiều người, nhất là khi ăn kèm với bát canh rau muống luộc thanh mát vào ngày hè. Loại quả này tuy ngon nhưng nếu không ăn đúng cách sẽ gây nguy hiểm đối với sức khỏe.

Nguồn gốc của cà pháo là ở đâu?

Cây Cà pháo (Solanum macrocarpon L.) là một loại cây nhiệt đới lâu năm có liên quan chặt chẽ với cây Cà tím có nguồn gốc từ Tây Phi, nhưng hiện nay được phân bố rộng rãi ở Trung và Đông Phi.

Thông qua giới thiệu từ Tây Phi, cây Cà pháo cũng phát triển trong vùng biển Caribbean, Nam Mỹ, và một số bộ phận của khu vực Đông Nam Á, Đông Á. Cây Cà pháo được trồng để sử dụng nó như một loại thực phẩm, cây làm thuốc và cây cảnh.

Ở Việt Nam cây Cà pháo được du nhập vào thời kỳ pháp thuộc trong thế kỷ thứ 19 và hiện nay được trồng ở vùng đồng bằng trong khắp cả nước. Cà pháo có thể được trồng ở độ cao đến 600 m.

Thân cây cà pháo cao 1-1,5 m, phân cành nhiều, thân màu tím đen, hóa gỗ ở gốc. Quả mọng, hình tròn 1,5cm, trắng có bớt xanh; quả ăn được có thể thu hoạch sau 80-100 ngày. Quả cà xanh có thể luộc ăn, làm nộm, ăn xào. Quả già dùng muối xổi để ăn dần; nếu muối mặn để được hằng năm, ăn giòn.

Quả cả pháo: Tác dụng, cách chế biến và ăn sao cho đúng?

Những thành phần dinh dưỡng có trong quả cà pháo

Trong 100g cà pháo chứa hàm lượng dinh dưỡng như sau:

  • 24 kcal
  • 92g nước
  • 1,5g protein
  • 0,8g chất xơ
  • 12mg canxi
  • 0,7mg sắt
  • 18mg magiê
  • 16mg phốt pho
  • 22,1g mg kali
  • 0,3mg kẽm

Ngoài ra nó còn chứa cả đồng và selen là các vi khoáng quý. Nhiều loại vitamin như tiền vitamin A, vitamin C (3mg/100g), vitamin B1, B2, PP cũng có trong cà pháo.

Tác dụng của cà pháo đối với sức khỏe

Trong cả Đông y và Tây y, quả cà đều là một vị thuốc

Theo Đông y, cà vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tán huyết, tiêu viêm, chỉ thống, nhuận tràng, lợi tiểu, trị thũng thấp độc, trừ hòn cục trong bụng, ho lao. Cà pháo có tác dụng chữa các bệnh táo bón, ho, bệnh ngoài da và nhiều bệnh khác.

Theo Tây y, quả cà pháo có một số tác dụng quan trọng như:

Phòng chống ung thư: Cà pháo chứa Nightshade soda, một chất có tác dụng chống ung thư, ức chế tăng sinh khối u trong bộ máy tiêu hóa.

Chiết xuất từ quả cà pháo giúp kích thích sản xuất mật cũng như giảm cholesterol trong cơ thể, trong đó cholesterol tốt (HDL) tăng hoặc cholesterol xấu (LDL) giảm.

Xem thêm: Các loại hoa quả phòng chống bệnh ung thư hiệu quả

Làm đẹp da: Vitamin C có trong cà pháo giúp tăng cường sức khỏe làn da. Nó có thể làm mịn da, giữ ẩm thậm chí bảo vệ da khỏi ung thư da, điều trị mụn nhọt hoặc mụn trứng cá…

Xem thêm: 7 loại quả làm đẹp da cho phụ nữ tuổi 30 duy trì vẻ đẹp tuổi 20

Kiểm soát huyết áp: Kali trong cà pháo có tác dụng điều hòa huyết áp ổn định.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Cà pháo có đặc tính tương tự như insulin có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Xem thêm: Những loại hoa quả tốt cho người bị bệnh tiểu đường

Quả cả pháo: Tác dụng, cách chế biến và ăn sao cho đúng?

Một số bài thuốc từ cà pháo rất tốt

Ho kinh niên: Cà pháo tươi 60g đem nấu chín, cho mật ong vừa đủ sau đó nấu lại cho sôi. Ngày ăn 2 lần.

Bệnh ngoài da như lở loét, bầm máu, chảy máu chân răng, nứt đầu vú: Cà pháo đem nướng thành than, sau đó tán ra bôi tại vết thương.

Tiểu khó, tiểu rắt do nóng: Lá cà pháo tươi, hoa cà pháo trắng mỗi thứ 20g, lá cây đơn buốt 15g. Cả hai đem rửa sạch, sau đó đem hãm thành trà uống trong ngày.

Phụ nữ ra huyết hư, da vàng: Cà pháo già đem bổ đôi hoặc bổ làm tư, đem phơi dưới nắng cho khô, sau đó tán mịn. Mỗi lần lấy ra 8g đem trộn với rượu hâm nóng, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Ăn uống kém, tỳ vị suy yếu: Cà pháo tươi đem nấu cùng thịt lợn, cho thêm rau tía tô rồi ăn.

Chân tay nứt nẻ: Sử dụng rễ hoặc cả cây cà pháo đã phơi khô, đem nấu nước ngâm rửa chân hàng ngày sẽ khắc phục tình trạng này rất tốt.

Đại tiện, tiểu tiện ra máu: Cà pháo già sao vàng, đem tán mịn thành bột. Sau đó cất vào lọ, mỗi lần lấy 8g đem ra hòa nước hoặc dấm loãng để uống.

Mụn nhọt sưng tấy: Cà pháo rửa sạch, đem giã nát, sau đó đắp vào chỗ có mụn nhọt sẽ giúp mụn nhọt giảm sưng tấy và nặn nhanh hơn.

Những cách chế biến cà pháo ngon nhất

Cà pháo muối tỏi ớt

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 1kg cà pháo tươi
  • 2 củ tỏi
  • 2 – 3 trái ớt (có thể gia giảm ớt tùy vào việc bạn có ăn cay được hay không)
  • 1/3 củ gừng
  • Muối
  • Đường
  • Bình ngâm thủy tinh hoặc sứ sành

Quả cả pháo: Tác dụng, cách chế biến và ăn sao cho đúng?

Cách làm:

Bước 1: Phơi cà 2 tiếng ngoài nắng, sau đó đem vào cắt bỏ cuống và ngâm cà trong nước muối pha loãng từ 15 – 30 phút để đào thải chất độc trong cà. Rửa sạch cà lại với nước, vớt ra rổ để ráo.
Bước 2: Đập dập tỏi, ớt cắt thành các lát nhỏ, gừng cắt lát hoặc thái nhỏ từng sợi.
Bước 3: Bạn bắc nồi lên bếp, đổ 1 lít nước sạch vào, tiếp đến cho 1 thìa đường, 3 thìa muối, đun đến sôi thì tắt bếp, đợi đến khi nhiệt độ còn khoảng 30 độ là được.
Bước 4: Bạn lấy bình ngâm cà sứ/ thủy tinh đã được chuẩn bị sẵn, rải bên dưới đáy bình 1 lớp muối mỏng, tỏi đập dập rồi xếp cà lên, sau đó tiếp túc dải một lớp muối, tỏi nữa rồi lại xếp cà lên cho tới khi hết cà. Tiếp đến bạn đổ hỗn hợp nước ấm vừa đun vào ngập cà, cho muối, gừng, ớt đã chuẩn bị rải lên trên cùng. Sử dụng 1 túi nước, đĩa nhỏ hay các que bằng tre nhỏ để đè cho cà không nổi lên trên mặt nước. Cuối cùng bạn đậy nắp hũ lại.

Ngâm trong 2 – 3 ngày là bạn có thể lấy cà pháo ra thưởng thức. Bình cà sau đó bạn đem đặt vào ngăn mát tủ lạnh để ăn dần, giúp làm chậm quá trình chua của cà.

Cà pháo xào lá lốt

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 300g cà pháo tươi, nên chọn những quả cà hạt còn non, không chọn quả hạt đã già.
  • 1 nắm lá lốt
  • ½ củ tỏi băm nhuyễn
  • 1 củ hành tím băm nhuyễn
  • Hành lá, ngò rửa sạch, thái khúc nhỏ.
  • Gia vị: 1 thìa dầu ăn, ½ thìa hạt nêm, ½ thìa bột canh, ½ thìa đường, 1 thìa dầu hào.

Quả cả pháo: Tác dụng, cách chế biến và ăn sao cho đúng?

Cách làm:

Bước 1: Cà pháo cắt bỏ cuống, rửa sạch, thái lát thành miếng nhỏ vừa ăn, ngâm trong nước muối loãng 15 phút để cà không bị thâm. Ngâm xong rửa lại cà với nước sạch rồi vớt để ráo. Lá lốt rửa sạch, thái sợi.
Bước 2: Bắc chảo hoặc nồi lên bếp, đun nóng và cho 1 – 2 thìa dầu ăn vào, cho tỏi, hành vào phi thơm, tiếp đến cho cà pháo vào xào nhanh khoảng 2 phút với lửa lớn, nêm ½ thìa hạt nêm, ½ thìa bột canh, ½ thìa đường, 1 thìa dầu hào… Khi cà đã thấm gia vị, bạn cho tiếp 3 muỗng canh nước sôi vào chảo, đảo đều rồi đậy nắp và nấu cà trên lửa vừa. Nếu bạn thích cà mềm thì nấu 10 phút, còn khi bạn thích cà vẫn có độ giòn vừa phải thì nấu cà 7 phút nhé.

Cà chín mềm, bạn cho hành lá, lá lốt vào xào cùng. Bạn chú ý xào nhẹ tay để tránh làm cà bị nát. Khi nguyên liệu đã hòa quyện vào nhau, bạn tắt bếp, cho cà ra dĩa, cho ngò lên trên và thưởng thức thôi.

Cà pháo xào thịt ba chỉ

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 2 – 3 lạng thịt ba chỉ
  • 1 bát cà pháo đã muối chua
  • 1 nắm rau răm, rửa sạch, thái nhỏ
  • 1 quả ớt thái nhỏ
  • 1 củ tỏi băm nhuyễn
  • 2 nhánh hành lá, rửa sạch, thái nhỏ
  • Bột chiên giòn: 1 thìa
  • Bột nghệ: 1 thìa
  • Gia vị: hạt tiêu, mì chính, nước mắm, dầu ăn, đường

Quả cả pháo: Tác dụng, cách chế biến và ăn sao cho đúng?

Cách làm:

Bước 1: Thịt ba chỉ rửa sạch, lọc bỏ bì, thái thành miếng vừa ăn. Đem trộn đều 1 thìa hạt nêm, 1 thìa đường, ½ thìa mì chính, 1/2 thìa hạt tiêu,1 thìa nước mắm, 1 thìa bột nghệ, 1 thìa tỏi băm, 1 thìa ớt băm nếu bạn muốn ăn cay, 1 thìa bột chiên giòn, 1 thìa bột nghệ. Ướp thịt trong 10 phút. Cho thịt vào dầu ăn chiên đến khi vàng giòn.
Bước 2: Cà pháo bạn lọc bỏ hết hạt và rửa sạch lại với nước (trường hợp bạn muốn ăn cả hạt thì để lại cũng được).
Bước 3: Phi thơm tỏi rồi cho cà pháo vào, nêm gia vị vừa ăn. Tiếp theo, bạn xào thịt cùng rau răm, hành lá, đảo 30 giây rồi tắt bếp. Bày món ăn ra đĩa và sẵn sàng thưởng thức.

Ăn cà pháo sao cho đúng?

Trong cà pháo tươi, hàm lượng solanin cao gấp 5 – 10 lần so với mức an toàn. Solanin rất độc, thậm chí với hàm lượng rất nhỏ. Ngộ độc solanin chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa và thần kinh. Triệu chứng bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, đau rút ở dạ dày, khô rát cổ họng, đau đầu và chóng mặt, ảo giác, mất cảm giác, tình trạng tê liệt, sốt, bệnh vàng da, giãn đồng tử và giảm thân nhiệt. Do vậy bạn không nên ăn cà pháo tươi, cà pháo muối xổi, thay vào đó nên chế biến cà pháo chín hoặc muối chua đủ ngày.

Quả cả pháo: Tác dụng, cách chế biến và ăn sao cho đúng?

Khi ăn cà pháo bạn cảm thấy có vị đắng thì nên bỏ ngay vì cà có vị đắng tức là nó chứa độc dược nguy hại đến sức khỏe của bạn. Mức độ độc tố nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ đắng của cà. Cà càng đắng chứng tỏ độc tố là rất cao. Lượng độc tố thường được tìm thấy trong cà pháo là alkaloids – chất gây ra vị đắng

Một món ăn chế biến từ quả cà được nhiều người ưa chuộng là cà pháo muối. Thông thường, món ăn này thường được muối trong các bình nhựa và trong quá trình lên men làm sản sinh acid, chúng sẽ tác động ăn mòn và ngấm chất độc từ nhựa vào quả cà.Tất cả những chất độc hại này đi qua gan và gây tổn thương cho gan, làm tăng ung thư gan và dạ dày. Bạn nên thay đổi bình nhựa bằng bình thủy tinh, chum sành sứ để muối cà sẽ đảm bảo an toàn hơn.

Ăn cà pháo có bị ho không?

Thực tế chưa có bất cứ nghiên cứu nào chỉ ra việc ăn cà pháo sẽ bị ho, thế nhưng trong hạt cà pháp đúng là chứa nhiều sợi lông nhỏ nên nếu ai đang bị ho có thể gây kích ứng và khiến tình trạng ho thêm nặng hơn. Do vậy những ai bị ho nên hạn chế ăn cà pháo muối.

Bởi trong phần hạt của quả cà đúng là có chứa nhiều sợi lông nhỏ nên vì vậy nhiều người cho rằng khi ăn cà có thể gây ra triệu chứng ho. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào công bố về tác hại này của món cà muối.

Những người nên hạn chế ăn cà pháo

Người bị đau dạ dày: Với những người bị đau dạ dày không nên ăn cà pháo muối bởi ăn thực phẩm này khiến dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn. Trong cà pháo muối hoặc các loại dưa muối có độ acid cao dễ sinh ợ hơi, viêm loét dạ dày nặng hơn.

Người cao huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh gan, thận: Cà pháo muối chứa hàm lượng muối lớn, khiến huyết áp tăng cao, có thể dẫn đến đột quỵ và các bệnh tim mạch. Ăn nhiều cà pháo muối sẽ khiến cơ thể phải thu nạp nhiều nước, dẫn tới tuần hoàn máu đến cầu thận tăng, buộc thận phải làm việc nhiều hơn để lọc máu. Nếu đã bị bệnh thận mà bệnh nhân vẫn sử dụng đồ ăn mặn thì bệnh sẽ ngày càng nặng.

Kinh nghiệm dân gian cho thấy, khi cơ thể vừa mới khỏi bệnh, hoặc đang bị bệnh (cảm, tiêu chảy…) ăn cà, bệnh sẽ nặng hơn. Người vừa mới ốm dậy, phụ nữ mang thai và phụ nữ sau sinh cần lưu ý khi ăn cà pháo. Trong cà có nhiều muối dễ gây cao huyết áp, làm cho protein trong nước tiểu của thai phụ tăng lên ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Phụ nữ sau khi sinh nếu ăn nhiều cà pháo muối sẽ gây bất lợi cho việc tạo sữa. Cả mẹ lẫn con có thể bị ho, khí huyết không thông, có thể gây nhức mỏi.

Quả cả pháo: Tác dụng, cách chế biến và ăn sao cho đúng?

Người bệnh tiêu hóa kém: trào ngược thực quản, ợ chua, hội chứng ruột kích thích, chán ăn, đầy hơi không nên ăn nhiều cà pháo vì loại quả này có tính hàn.

Cách bảo quản quả cà pháo

Quả cà pháo tươi mua về nếu để nhiệt độ bình thường có thể bảo quản từ 3 – 4 ngày, để tủ lạnh có thể bảo quản trong khoảng 7 – 10 ngày. Muốn bảo quản lâu hơn thì bạn nên làm muối chua, khi cà bắt đầu ăn được thì bạn cất trong tủ lạnh ăn dần, có thể bảo quản được 15 – 20 ngày. Với những ai làm cà muối mặn có thể bảo quản cả vài tháng trời.

Mời bạn tham khảo:

5/5 - (6 bình chọn)
Share.

Comments are closed.