Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Quả măng cụt: Nguồn gốc, dinh dưỡng và tác dụng

0

Măng cụt là loại trái cây rất phổ biến ở Việt Nam, không chỉ có hương vị thơm ngon dễ ăn mà còn rất tốt cho sức khỏe. Vậy quả măng cụt có nguồn gốc từ đâu, có những công dụng gì, giá thành như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Xem thêm:

Nguồn gốc của quả măng cụt

Quả măng cụt có tên khoa học là Garcinia mangostana, là một loại trái cây nhiệt đới, theo tài liệu có nguồn gốc ở quần đảo Sunda và Moluccas của Indonesia. Ngày nay, cây măng cụt phát triển chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, cùng với các khu vực nhiệt đới khác như Ấn Độ, Puerto Rico, Florida và Colombia.

Ở Việt Nam, măng cụt được trồng nhiều tại Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bình Dương và Đồng Nai. Nói đến măng cụt ở nước ta thì măng cụt Lái Thiêu ở Bình Dương rất nổi tiếng, không chỉ trong nước mà còn được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc.

Quả măng cụt: Nguồn gốc, dinh dưỡng và tác dụng

Đặc điểm của quả măng cụt

Cây măng cụt có bộ rễ yếu nên ưa đất sâu và thoát nước tốt, độ ẩm cao, thường mọc ở những nơi ven sông, nhiệt độ từ 25 – 35 độ C. Do đó cây măng cụt chủ yếu được trồng nhiều ở miền Nam.

Quả măng cụt ban đầu có màu xanh nhạt hoặc gần trắng, phát triển trong bóng râm của tán cây. Sau khoảng 2 – 3 tháng, vỏ quả sẽ chuyển sang màu xanh đậm hơn rồi dần chuyển thành màu đỏ hoặc đỏ tím khi chín.

Vỏ quả măng cụt khá dày, khi chín có màu rượu vang rất đẹp. Bên trong là ruột màu trắng ngà, mọng nước và chia thành nhiều múi. Trong mỗi quả măng cụt có từ 6 đến 18 múi, mùi thơm đặc trưng và vị chua ngọt thanh mát. Hạt có hình quả hạch và có kích thước nhỏ.

Mùa măng cụt chín bắt đầu vào khoảng đầu tháng 5, tuy nhiên, măng cụt ngon nhất là vào giữa tháng 6 Dương lịch, lúc đó quả trên cây măng cụt đã đỏ hết, tròn hình và tròn vị nhất. Sang mùa mưa vào tháng 7, măng cụt bị thấm nước mưa sẽ nhạt dần, vỏ lại dễ bị xì mủ thấm vào không ngon. Do đó, nếu muốn ăn măng cụt ngon nên chọn mua vào khoảng tháng 6 hàng năm.

Quả măng cụt: Nguồn gốc, dinh dưỡng và tác dụng

Dinh dưỡng trong quả măng cụt

Quả măng cụt là loại trái cây quen thuộc của người Việt, không chỉ ăn ngon mà còn hàm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nên rất được yêu thích. Thông tin dinh dưỡng cụ thể của quả măng cụt tươi không được USDA cung cấp, nhưng có thông tin dinh dưỡng cho 1 cốc măng cụt (196g) đã được đóng hộp trong si-rô và để ráo nước như sau:

  • Lượng calo: 143
  • Chất béo: 1,1g
  • Natri: 13,7mg
  • Carbohydrate: 35g
  • Chất xơ: 3,5g
  • Chất đạm: 0,8g

Quả măng cụt: Nguồn gốc, dinh dưỡng và tác dụng

Tác dụng của quả măng cụt với sức khỏe

Bởi chứa một hàm lượng dinh dưỡng cao, quả măng cụt mang đến nhiều lợi ích tốt cho cơ thể con người.

  • Tăng cường sinh lực: Trong quả măng cụt chứa axit Tryptophan được cho là có liên hệ trực tiếp với Serotonin – chất dẫn truyền thần kinh tác động tới giấc ngủ, tâm trạng, tinh thần và khẩu vị.
  • Hỗ trợ giảm cân: Kháng thể xanthones trong quả măng cụt giúp làm giảm tác động của cholesterol xấu và chống béo phì hiệu quả, đồng thời, giúp tế bào trở nên mềm hơn, chuyển hóa thức ăn thành năng lượng.
  • Chống lão hóa da: Xanthones, catechin cùng các vitamin A, E, C, B1,… có trong măng cụt đều là những chất chống lão hóa, giảm thâm, mụn rất hiệu quả. Đồng thời, chúng còn có thể hạn chế tế bào gây hại, phục hồi tế bào da bị tổn thương.
  • Ngăn ngừa ung thư: Hàm lượng xanthones cao trong măng cụt giúp kháng viêm và hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư. Tuy nhiên, chất này chứa nhiều ở trong vỏ nên thường kết hợp với các nguyên liệu thuốc Đông y khác.
  • Cân bằng lượng đường huyết trong máu: Trong măng cụt chứa proanthocyanidin oligomeric và axit tannic giúp trung hòa một phần đường huyết trong cơ thể, giúp duy trì ở mức ổn định.
  • Bảo vệ tim mạch: Alpha-mangostin trong măng cụt có tác dụng rất tốt cho tim mạch. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa cũng giúp củng cố hệ tuần hoàn, giảm thiểu tình trạng nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
  • Cải thiện hệ thần kinh: Măng cụt có chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa giúp phòng chống sự thoái hóa của hệ thần kinh, giảm các triệu chứng như đãng trí, tay chân run và một số bệnh về thần kinh khác.

Quả măng cụt: Nguồn gốc, dinh dưỡng và tác dụng

Đối tượng nên hạn chế ăn măng cụt

Nghiên cứu sơ bộ trên động vật cho thấy, xanthones trong quả măng cụt có khả năng cản trở quá trình đông máu bình thường. Trong một nghiên cứu nhỏ khác, việc uống chiết xuất từ quả măng cụt có thể gây ra một số tác dụng phụ như: mệt mỏi, táo bón, khô họng, nhức đầu và khó tiêu.

Do đó, những đối tượng dưới đây nên hạn chế ăn quả măng cụt để không bị ảnh hưởng đến sức khỏe:

  • Người có cơ địa dễ bị dị ứng
  • Người bị đa hồng cầu
  • Người đang trong quá trình xạ trị, hóa trị
  • Người chuẩn bị phẫu thuật
  • Người có hệ tiêu hóa kém, hay bị táo bón hay tiêu chảy

Quả măng cụt: Nguồn gốc, dinh dưỡng và tác dụng

Cách chọn quả măng cụt tươi ngon

Ở phần trên, chúng ta đã được biết mua quả măng cụt vào tháng 7 thường sẽ bị nhạt do thấm nước mưa, quả măng cụt mua vào độ tháng 6 là ngon nhất. Ngoài việc để ý về thời gian mua măng cụt, bạn còn có thể tham khảo thêm các mẹo dưới đây để chọn được những quả măng cụt tươi ngon nhất.

Nhìn đáy quả măng cụt: Dưới đáy quả măng cụt có một bông hoa nhỏ, bông hoa này có bao nhiêu cánh thì quả măng cụt có bấy nhiêu múi. Để chọn được quả nhiều múi, bạn chỉ cần đếm số cánh hoa là được.

  • Nhìn kích thước quả: Quả măng cụt có kích thước nhỏ hoặc vừa sẽ ngon hơn quả to, vì chúng thường có nhiều múi và ít hạt hơn.
  • Nhìn núm quả: Chọn quả có núm còn xanh vì đây là quả tươi, mới hái, không chọn quả có núm bị thâm đen hay khô héo.
  • Nhìn bề ngoài quả: Nên chọn những quả có vệt mủ vàng bám ngoài vỏ, tuy nó xấu xí nhưng nó lại là dấu hiệu cho biết quả măng cụt đó rất ngọt. Quả có vỏ ngoài sần sùi thì múi bên trong cũng sẽ ngon hơn.
  • Dùng tay ấn vào vỏ quả: Vỏ măng cụt rất dày nên ấn mạnh chút cũng không sao. Quả nào thấy dễ ấn, mềm đều thì đó là quả chín, không bị hỏng. Quả nào ấn thấy cứng thì đó là quả chưa chín. Quả nào thấy chỗ mềm chỗ cứng, cứng đến mức không ấn được thì quả đó có thể bị côn trùng đốt.

Quả măng cụt: Nguồn gốc, dinh dưỡng và tác dụng

Giá thành quả măng cụt

Giá của quả măng cụt thay đổi tùy vào từng thời điểm, đúng mùa hay không đúng mùa, loại cao cấp hay loại bình thường.

Tại cửa hàng nhỏ lẻ, măng cụt được bán với giá khoảng 90.000 đồng/kg cho loại trung; 40.000 – 60.000 đồng/kg cho loại nhỏ, vỏ dày.

Tại những cửa hàng hoa quả cao cấp, măng cụt được bán với giá khá cao, chẳng hạn như măng cụt Lái Thiêu nổi tiếng được bán lẻ với giá khoảng 145.000 đồng/kg.

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.