Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Quả mướp: nguồn gốc, phân loại, đặc điểm, dinh dưỡng, công dụng

0

Mướp là một loại quả được tiêu thụ rất nhiều vào mùa hè vì nó vừa ngon vừa mát lại còn có công dụng tốt cho sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu chi tiết cho bạn về nguồn gốc, phân loại và công dụng của quả mướp – loại quả vô cùng quen thuộc với cuộc sống của chúng ta.

Xem thêm:

Nguồn gốc của quả mướp

Cây mướp là một chi thuộc họ nhà Bầu bí, có tên khoa học là Luffa aegyptiaca hay Luffa cylindrica, tên tiếng Anh là Smooth Luffa hay Egyptian Luffa. Loại cây này dạng thân thảo, ưa nhiệt độ cao, nóng ẩm, được trồng chủ yếu để lấy quả xanh làm thực phẩm.

Nguồn gốc bản địa của cây mướp được cho là ở Đông Nam Á và Nam Á, nhưng có ý kiến cho rằng cây mướp xuất hiện sớm nhất ở Tây Phi.

Đặc điểm quả mướp

Thân cây mướp có màu xanh lục nhạt, lá đơn, to, màu xanh và mọc so le. Hoa mướp màu vàng tươi, hoa đực mọc thành chùm dạng chùy, hoa cái có noãn dài gần cuống, sau khi thụ phấn sẽ thành quả mướp.

Quả mướp có màu xanh nhạt hoặc đậm, hình trụ dài khoảng 15 – 50 cm. Mướp được trồng để lấy quả non ăn. Khi già, quả mướp khô lại, bên trong có xơ dai không thể ăn. Nhiều người sử dụng xơ mướp để cọ rửa trong nhà tắm hoặc nhà bếp, một số nơi còn sử dụng xơ mướp để chữa bệnh.

Hạt mướp có hình trứng, hai đầu tròn, dài 1 – 1,5 cm, có rất nhiều trong quả mướp.

Quả mướp: nguồn gốc, phân loại, đặc điểm, dinh dưỡng, công dụng

Phân loại quả mướp

Tại nước ta chủ yếu có 4 loại mướp: mướp hương, mướp trâu, mướp khía và mướp xơ. Các loại mướp này đều mang những đặc điểm chung về thân, lá, hoa, sự khác nhau chủ yếu ở quả của chúng.

Mướp hương

Mướp hương là loại mướp phổ biến nhất ở nước ta, nó còn được gọi là mướp ta hay mướp gối. Quả mướp hương có hình trụ thuôn, dài khoảng 25 – 30 cm. Vỏ quả có màu xanh sáng và nhẵn. Quả mướp hương khi còn sống hay đã qua chế biến đều có mùi thơm nên được người Việt gọi là mướp hương. Cũng chính vì có mùi thơm nên nó được yêu thích và được trồng nhiều nhất tại Việt Nam.

Mướp trâu

Nếu quả mướp hương có màu xanh sáng thì quả mướp trâu có màu xanh đậm. Quả mướp trâu không to bằng mướp hương và trên quả có những vỏ sọc đậm hơn. Quả mướp trâu khi sống có mùi hơi hắc, khi nấu chín không có mùi thơm và không được mềm như mướp hương. Tuy nhiên, khi trồng mướp trâu thường cho nhiều quả hơn nên loại quả này vẫn được ưa chuộng trồng ở nhiều nơi.

Mướp khía

Mướp khía còn được gọi là mướp tàu hay ve hom. Mướp khía ưa thích khí hậu nhiệt đới nên được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Nam Việt Nam. Chính vì thế người dân miền Bắc khá xa lạ với loại mướp này. Đúng như tên gọi, loại quả này không được tròn đầy như hai loại mướp trên mà trên thân có các khía rãnh gồ ghề hơn.

Mướp xơ

Mướp xơ còn được biết đến là một loại mướp dại. Quả mướp xơ không có hình trụ thuôn dài mà gần giống hình cầu, thuôn ở hai đầu và có nhiều gai. Mướp xơ là cây dại, quả của nó không được dùng để làm thực phẩm. Người ta thường dùng xơ của quả mướp xơ để cọ rửa đồ đạc trong nhà bếp hay phòng tắm. Quả mướp xơ cũng được dùng làm thuốc ở một số nơi và cây mướp xơ thường được trồng làm cây trang trí trong vườn nhà.

Quả mướp: nguồn gốc, phân loại, đặc điểm, dinh dưỡng, công dụng

Dinh dưỡng trong quả mướp

Trong quả mướp nói chung hay mướp hương nói riêng rất giàu vitamin, khoáng chất và các hợp chất có lợi khác.

Một bát canh mướp có thể cung cấp :

  • Calo: 17
  • Chất đạm: 1g
  • Chất béo: dưới 1g
  • Carb: 3g
  • Đường: 1g
  • Chất xơ: 1g
  • Vitamin A: 40% nhu cầu hàng ngày (RDI)
  • Mangan: 16% RDI
  • Vitamin C: 14% RDI
  • Kali: 13% RDI
  • Magie: 10% RDI
  • Vitamin K: 9% RDI
  • Folate: 8% RDI
  • Đồng: 8% RDI
  • Phốt pho: 7% RDI
  • Vitamin B6: 7% RDI
  • Thiamine: 5% RDI
  • Cùng với một lượng nhỏ sắt, canxi, kẽm và một số vitamin B khác.

Tác dụng của quả mướp với sức khỏe

Theo nghiên cứu khoa học, quả mướp mang lại nhiều công dụng dụng thiết thực với cơ thể như:

Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Quả mướp chứa nhiều nước, có thể làm mềm phân, làm cho phân dễ dàng đào thải ra ngoài và giảm nguy cơ táo bón. Ngoài ra, mướp cũng chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan giúp giảm nguy cơ táo bón và các triệu chứng rối loạn đường ruột.

Hỗ trợ điều chỉnh lượng đường trong máu

Chất xơ của mướp giúp ổn định lượng đường trong máu, ngăn chặn mức tăng đột biến sau bữa ăn. Các nghiên cứu trên động vật lưu ý rằng chiết xuất vỏ mướp cũng có thể giúp giảm lượng đường trong máu và lượng insulin.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Hàm lượng chất xơ cao trong quả mướp cũng góp phần nâng cao sức khỏe tim mạch. Các nghiên cứu quan sát cho thấy những người ăn nhiều chất xơ có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn. Mướp cũng rất giàu kali, có thể giúp giảm huyết áp cao bằng cách làm giãn mạch máu, có tác dụng bảo vệ đặc biệt chống lại bệnh tim.

Tăng cường thị lực

Mướp rất giàu vitamin C và beta carotene, hai chất dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe của mắt. Ngoài ra chúng cũng có chứa chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin giúp cải thiện thị lực và giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt do tuổi tác.

Hỗ trợ giảm cân

Loại quả này chứa nhiều nước và có mật độ calo thấp, có thể giúp cảm giác nhanh no hơn. Hàm lượng chất xơ của nó cũng có thể làm giảm cảm giác đói và giúp bạn không cảm thấy thèm ăn.

Tăng cường sức khỏe xương khớp

Mướp giàu chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin, cũng như vitamin K và magiê, có tác dụng giúp xương chắc khỏe.

Hỗ trợ sức khỏe tuyến tiền liệt

Nghiên cứu trên động vật cho thấy chiết xuất từ hạt mướp có thể giúp hạn chế tăng sản tuyến tiền liệt, một loại bệnh phì đại tuyến tiền liệt thường sẽ gây ra các khó khăn về đường tiểu và tình dục ở nam giới lớn tuổi.

Quả mướp: nguồn gốc, phân loại, đặc điểm, dinh dưỡng, công dụng

Cách chế biến quả mướp

Các món ăn với quả mướp luôn được nhiều người đón nhận trong mùa hè bởi quả mướp tính mát, giải nhiệt. Vào mùa hè mà được thưởng thức các món ăn ngon với mướp như 3 món dưới đây thì còn gì bằng.

Canh mướp nấu lạc

Nguyên liệu:

  • 2 – 3 quả mướp
  • 50 – 100g hạt lạc đã tách vỏ
  • Hành tím, hành lá
  • Gia vị: hạt nêm, nước mắm, hạt tiêu

Cách làm:

  • Gọt vỏ và rửa sạch mướp, để ráo nước.
  • Ngâm hạt lạc trong nước khoảng 15 phút rồi giã nhuyễn.
  • Bắc nồi lên bếp, phi thơm hành tím với một chút dầu, cho lạc vào đảo qua với gia vị, sau đó đổ vào lượng nước vừa ăn và đậy nắp đun sôi.
  • Khi nước bắt đầu sôi lăn tăn, thái mướp thành các miếng mỏng nhỏ vừa ăn, đến khi nước sôi bùng lên thì thả mướp vào.
  • Đun thêm khoảng 5 – 10 phút, nêm nếm gia vị rồi cắt hành lá vào và tắt bếp.

Canh mướp nấu mồng tơi

Nguyên liệu:

  • 1 – 2 quả mướp
  • 300g cua đồng
  • 1 bó mồng tơi nhỏ khoảng 150g
  • Hành tím
  • Gia vị: hạt nêm, nước mắm

Cách làm:

  • Làm sạch cua đồng, gỡ mai cua để lấy gạch, phần còn lại xay nhuyễn rồi dùng rây lọc lấy nước.
  • Đun nước cua với lửa nhỏ, khi sôi, riêu cua nổi lên thì vớt ra để không bị nát.
  • Gọt vỏ mướp và rửa sạch, cắt miếng mỏng vừa ăn.
  • Rửa sạch rau mồng tơi và thái nhỏ ra cho vừa ăn, để ráo.
  • Phi thơm hành tím, cho gạch cua vào đảo cùng, nêm nếm gia vị rồi đổ nước cua vào.
  • Đun lửa nhỏ tới khi nước sôi thì cho mướp và riêu cua vào. Đun thêm khoảng 5 phút thì thả rau mồng tơi vào, đun đến khi rau chín thì tắt bếp.

Mướp xào lòng gà

Nguyên liệu:

  • 2 – 3 quả mướp
  • 1 bộ lòng gà
  • Hành tím, hành lá
  • Gia vị: hạt nêm, nước mắm, hạt tiêu

Cách làm:

Sơ chế bộ lòng gà với nước muối loãng, sau đó cắt nhỏ vừa ăn.

Gọt vỏ mướp, rửa sạch và để nguyên trái, sau khi xào lòng gà xong mới cắt miếng nhỏ để mướp không bị thâm đen.
Phi thơm hành tím, cho lòng gà vào xào trước, nêm nếm gia vị sao cho mặn hơn khẩu vị bình thường 1 chút.

Khi thấy lòng gà chín thì cắt mướp cho vào đảo cùng, đảo đều tay đến khi mướp chín, thái nhỏ hành lá bỏ vào rồi tắt bếp.

Trên đây là 3 món ăn với mướp cực kỳ đơn giản dễ làm mà lại cực đưa cơm. Hãy tham khảo ngay để chiêu đãi cho gia đình bạn trong mùa hè nóng nực này.

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.