Cập nhật vào 12/07
Quả phỉ được dùng khá nhiều trong các công thức làm bánh của nhiều loại như pizza, bánh mì, muffin, chocolate,…. Quả phỉ trông giống hạt dẻ, còn có tên là Hazelnut nên thường bị nhầm thành hạt dẻ. Vậy quả phỉ có nguồn gốc từ đâu, có công dụng gì và giá thành như nào, bán tại đâu? Tất cả các thông tin trên sẽ được cung cấp trong bài viết này.
Xem thêm:
- Quả hạt dẻ: tác dụng, dinh dưỡng, giá bao nhiêu?
- Quả mây thái là quả gì? Có tác dụng gì đối với sức khỏe?
- Quả sấu chín có ăn được không, quả sấu chín có tác dụng gì?
Nguồn gốc và đặc điểm quả phỉ
Quả phỉ (hạt phỉ) là hạt của cây phỉ thuộc chi Corylus, có tên tiếng Anh là Hazelnut. Nó còn được biết đến với tên gọi cobnut hay filbert nut dựa theo loài. Tại Việt Nam, hạt phỉ thường hay bị nhầm lẫn với hạt dẻ.
Nguồn gốc
Quả phỉ có nguồn gốc chủ yếu ở Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Ý, Georgia, Tây Ban Nha, Anh và Mỹ với 2 bang Washington và Oregon. Trong đó, phần lớn lượng quả phỉ được xuất ra toàn cầu thuộc về Thổ Nhĩ Kỳ, chiếm 65% tổng sản lượng toàn thế giới.
Đặc điểm
Quả phỉ có dạng gần giống hạt dẻ, có hình cầu hoặc hình ô-van, dài khoảng 15–25 mm, đường kính khoảng 10–15 mm, bên ngoài là vỏ cứng và phần nhân bên trong màu trắng có thể ăn được. Bao quanh phần vỏ ngoài là một lớp áo xơ, khi chín phần hạt sẽ rơi ra khỏi áo. Hạt phỉ được thu hoạch vào giữa thu hằng năm. Khi mùa thu đến gần, cây sẽ tự rụng hạt và lá.
Khi chế biến hạt phỉ, chúng ta cần loại bỏ lớp vỏ cứng và lớp da bên ngoài, chỉ giữ lại nhân trắng bên trong, có thể ăn sống, sấy khô hoặc nướng.
Cách phân biệt quả phỉ và quả dẻ
Hạt phỉ và hạt dẻ có vẻ ngoài khá giống nhau nên khiến không ít người nhầm lẫn. Tuy nhiên vẫn có thể phân biệt hạt dẻ và hạt phỉ qua phần nhân.
Nhân của quả phỉ nhỏ hơn hạt dẻ, có màu trắng, giòn như hạt óc chó, thường được sấy khô và bảo quản được lâu.
Nhân hạt dẻ có vỏ màu vàng nhưng vỏ mỏng, khi hấp hay nướng lên thì mềm xốp, không bị cứng.
Dinh dưỡng trong quả phỉ
Quả phỉ sống cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng, trong đó cứ 100g quả phỉ sẽ cung cấp:
- 2.630 kilôjun (628 kcal)
- Protein, Chất xơ, vitamin E, thiamin, phosphor, mangan, và magie trên 30% DV.
- vitamin B có hàm lượng cao.
- vitamin K, canxi, kẽm, và kali hàm lượng trung bình, khoảng 10-19% DV
- Chất béo 93% DV, trong đó bao gồm:
- axit oleic không bão hòa đơn chiếm 75% tổng
- axit linoleic không bão hoà đa chiếm 13% tổng
- axit panmitic và axit stearic chiếm 7% tổng.
Công dụng của quả phỉ với sức khỏe
Quả phỉ chứa nhiều chất dinh dưỡng lành mạnh nên nó có tác dụng rất tốt cho cơ thể. Một số tác dụng cụ thể của quả phỉ có thể kể đến như:
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể
Trong quả phỉ chứa hàm lượng nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như chất đạm, vitamin E, vitamin B, phốt pho, magie, kẽm, ngoài ra còn có một lượng lớn axit béo tốt cho sức khỏe.
Tốt cho tim mạch
Quả phỉ chứa hàm lượng chất chống oxy hóa và chất béo lành mạnh cao nên tốt cho tim mạch, giúp giảm mức cholesterol trong máu. Nếu thường xuyên dùng hạt phỉ còn giúp giảm lượng mỡ trong máu và huyết áp cũng ổn định hơn.
Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư
Chất Folate trong quả phỉ là một loại chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc sử dụng loại quả này trong thời gian dài sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư gan,…
Giảm lượng đường trong máu
Axit oleic hay còn gọi là omega 9 có trong quả phỉ giúp làm giảm đáng kể lượng đường trong máu.
Tốt cho hệ thần kinh
Quả phỉ cung cấp lượng vitamin B6 dồi dào, cần thiết để tạo ra myelin. Nhờ đó, hệ thần kinh của chúng ta hoạt động tốt hơn, giúp xoa dịu được những căng thẳng, lo âu và trầm cảm.
Tốt cho sự phát triển của trẻ sơ sinh
Chất folate trong hạt phỉ là chất không thể thiếu với phụ nữ mang thai và góp phần vào sự phát triển mô trong thai kỳ. Việc thiếu hụt folate có thể ảnh hưởng lớn đến thai nhi, khiến cho thai nhi bị dị tật ống thần kinh.
Cách chế biến quả phỉ
Hạt phỉ có lớp vỏ cứng bên ngoài, tiếp đó là lớp da màu nâu sẫm và trong cùng là phần nhân màu trắng. Để tách lấy phần nhân màu trắng của quả phỉ, bạn có thể làm theo 2 bước sau:
- Bước 1:Tách bỏ lớp vỏ cứng ở ngoài bằng dụng cụ bóc vỏ hạt.
- Bước 2: Lấy 1 nắm hạt đã tách vỏ bỏ vào 1 chiếc khăn sạch và chà lên bề mặt cứng để tẩy đi lớp da bên ngoài. Khi lớp da bong là bạn có thể ăn ngay.
Nếu mua hạt phỉ đã đóng gói, rang sấy ngoài tiệm rồi thì bạn có thể bỏ qua bước này.
Hạt phỉ thường được các cửa hàng bánh kẹo dùng để làm kẹo nhân hạt hoặc làm bánh. Dầu hạt phỉ được ép từ hạt phỉ, có mùi vị mạnh và được dùng làm dầu ăn.
Nếu mua hạt phỉ về để làm bánh, bạn có thể nướng phần nhân hạt phỉ với nhiệt độ 300 độ F, sau đó cho vào bánh và quay trong lò vi sóng. Nên sử dụng hạt phỉ sống thay vì chín sẵn vì hạt phỉ sống sẽ cho nhiều chất dinh dưỡng hơn. Các chuyên gia khuyên nên dùng 20 hạt phỉ mỗi ngày để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.
Để bảo quản hạt phỉ được lâu, với những hạt phỉ chưa bóc vỏ, bạn chỉ cần để nơi khô ráo, thoáng mát. Còn với hạt phỉ đã bóc vỏ, bạn nên để hạt vào trong túi, đậy kín lại và bỏ vào ngăn mát tủ lạnh, như vậy sẽ bảo quản được trong 6 tháng. Còn muốn bảo quản lâu hơn, bạn có thể để hạt phỉ vào trong ngăn đá tủ lạnh, thời gian bảo quản sẽ là 12 tháng.
Giá thành của quả phỉ
Vì hạt phỉ là hàng ngoại, rất giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, hương vị thơm ngon nên có mức giá khá cao, dao động trong khoảng 850k – 1 triệu đồng/ 1kg.
Để có thể mua được hạt phỉ ngon, uy tín, bạn nên tìm ở các siêu thị lớn, các cửa hàng bán nguyên liệu làm bánh, sữa hạt dinh dưỡng hoặc các cửa hàng nhập ngoại có thương hiệu uy tín.