Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Quả sơn trà là quả gì? Mua ở đâu, giá bao nhiêu?

0

Cập nhật vào 21/05

Quả sơn trà (sơn tra) được biết đến với nhiều công dụng như: hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, giảm mỡ máu, giảm căng thẳng, chống viêm. Giá của quả sơn trà tùy từng nơi dao động từ 10 – 40 nghìn đồng/kg.

Quả sơn trà là quả gì? Nguồn gốc cây sơn trà

Quả sơn trà là quả gì?

Quả sơn trà (hawthorn berry) còn có các tên gọi khác như quả sơn tra, táo gai, chua chát, táo mèo, sán sá (Tày), co sam sa (Thái). Tên khoa học của quả sơn trà là Crataegus pinnatifida Bunge, thuộc họ Rosaceae (Hoa hồng). Quả sơn trà khi ăn có vị chua, hơi ngọt và chát, kích thước quả dài từ 3 – 5cm.

Trước đây, quả sơn trà tại Việt Nam đều được nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện nay cây sơn trà đã được trồng nhiều tại các vùng núi phía Bắc nên việc tiếp cận và sử dụng quả sơn trà với mục đích chữa bệnh cũng trở nên dễ dàng hơn.

Quả sơn trà là quả gì? Mua ở đâu, giá bao nhiêu?

Quả sơn trà chín có thể ăn hoặc ép nước sử dụng trực tiếp hoặc sau khi được hái về sẽ được chẻ ngang hoặc dọc, đem phơi khô hoặc sấy để dùng như một vị thuốc chữa bệnh công hiệu. Ngoài ra, có thể sử dụng để ngâm rượu bằng quả tươi hoặc sao vàng hạ thổ rồi ngâm rượu đều được

Nguồn gốc cây sơn trà

Sơn trà có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nó là một loại quả vừa để ăn vừa để làm thuốc, giàu dinh dưỡng, kiện tỳ khai vị. Tuy ở các nước khác cũng có trồng nhưng chủ yếu chỉ để làm hàng rào hoặc để làm cảnh.

Cây sơn trà là loại cây có rất nhiều cành, trên các cành non sẽ có nhiều sợi lông tơ. Khi một cây sơn trà trưởng thành sẽ có chiều cao trung bình khoảng 6 – 10m, các phiến lá có hình trứng dài và nhọn mọc so le với nhau. Hoa sơn trà có màu trắng, thường mọc thành từng chùm, mỗi chùm có từ 4 – 5 hoa, mỗi hóa có 5 lá đài và 5 cánh hoa. Phần quả sơn trà có hình cầu, đường kính khoảng 3 – 5cm hoặc có thể to hơn tùy mỗi mùa.

Quả sơn trà là quả gì? Mua ở đâu, giá bao nhiêu?

Cây sơn trà chủ yếu được gieo trồng bằng hạt hoặc bằng cách chiết cành. Ngoài ra, chúng thường mọc hoang ở các vùng núi cao phía Bắc nước ta như ở Hoàng Liên Sơn, Cao Bằng, Lạng Sơn…

Quả sơn trà mua ở đâu?

Sơn Trà có thể nhập khẩu từ đường biên giới Trung Quốc hoặc thu mua tại các tỉnh, khu vực thuộc vùng núi phía Bắc nước ta như Hoàng Liên Sơn, Cao Bằng, Lạng Sơn… Sau khi các thương lái thu mua về họ sẽ phân phối đến các chợ, cửa hàng hoa quả tại các tỉnh thành, bạn dễ dàng có thể tìm mua chúng.

Quả sơn trà giá bao nhiêu?

Giá quả sơn trà phụ thuộc vào nhiều yếu tố: địa điểm bán, thời điểm bán, mùa vụ, tươi hay khô. Ví dụ mua trái sơn trà ngay ở chỗ khu vực trồng nhiều, trái còn tươi thì giá dao động từ 10 – 20 nghìn đồng/kg. Khi vận chuyển về các thành phố tỉnh thành khác để tiêu thụ thì tùy vào khoảng cách xa gần mà giá quả sơn trà dao động từ 30 – 40 nghìn đồng/kg.

Trái sơn trà phơi khô giá trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng 100 – 150.000 đồng/kg.

Quả sơn trà là quả gì? Mua ở đâu, giá bao nhiêu?

Thành phần dinh dưỡng trong quả sơn trà

Theo các nhà nghiên cứu khoa học Trung Quốc, trong quả sơn trà có chứa hàm lượng lớn các chất Axit Citric, Axit Tactric, Vitamin C, Hydrate Cacbon và Protit. Cụ thể là Protit 0,7%, chất béo 0,2%; Hydrate Cacbon 22%; Carotene 0,00082%; Vitamin C 0,0089%.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam thấy có chứa 2,76% Tanin; 16,4% chất đường; 2,7% axit hữu cơ (Tactric, Citric tính theo H2SO4).

Quả sơn trà là quả gì? Mua ở đâu, giá bao nhiêu?

Hàm lượng lớn các chất tan trong nước (cao khô) là 31% độ tan 2,25% tan hoàn toàn trong HCl.
Các chất Tani Fructoza, Cholin, Acetylcholine Phytoterin, Axit Oleanic, Urso và Crataegi trong các giống sơn trà khác nhau.
Chất Quexet Quexetin, tinh dầu và một số chất khác có tác dụng chữa bệnh hiệu quả.

Quả sơn trà có tác dụng gì?

Tốt cho bệnh nhân huyết áp cao

Bệnh nhân huyết áp cao nếu nặng có thể làm tổn thương động mạch và tĩnh mạch, làm giảm lưu lượng máu đi khắp cơ thể, dẫn đến đột quỵ, đau tim, và suy tim. Sơn trà là một trong những loại quả đã được y học nghiên cứu và đánh giá được khuyên dùng trong việc hỗ trợ điều trị huyết áp cao. Trong quả sơn trà có các thành phần dinh dưỡng giúp làm giãn mạch tự nhiên, thư giãn các mạch máu đang bị co thắt trong cơ thể, từ đó điều hòa huyết áp ở ngưỡng ổn định.

Quả sơn trà là quả gì? Mua ở đâu, giá bao nhiêu?

Sử dụng 500mg chiết xuất từ quả sơn trà/ngày có tác dụng làm giảm đáng kể huyết áp tâm trương. Một nghiên cứu khác trên 80 người mắc bệnh huyết áp cao, phân làm 2 nhóm, một nhóm sử dụng giả dược, một nhóm mỗi ngày dùng 1200mg chiết xuất từ quả sơn trà, kết luận nhóm người bệnh sử dụng quả sơn trà có chỉ số huyết áp tốt và ổn định hơn nhiều.

Hỗ trợ điều trị các bệnh tim mạch

Các bệnh nhân mắc bệnh tim mạch như suy tim bên cạnh sử dụng thuốc tây, áp dụng phác đồ điều trị của bác sĩ thì còn được khuyên dùng thêm quả sơn trà. Nghiên cứu cho thấy những người bệnh dùng thêm sơn trà cải thiện đáng kể chức năng tim, giảm triệu chứng khó thở, hụt hơi, mệt mỏi.
Người bệnh nên tiêu thụ 300 mg chiết xuất từ quả sơn trà mỗi ngày. Liều dùng điển hình là từ 250 – 500 mg chiết xuất quả sơn trà, uống 3 lần/ngày. Tốt nhất, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để xác định liều lượng phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại.

Chống viêm hiệu quả

Tình trạng viêm trong cơ thể nếu không được xử lý dứt điểm có thể gây ra các bệnh nguy hiểm như tiểu đường, hen suyễn, ung thư. Theo các chuyên gia thì việc tiêu thụ chiết xuất từ quả sơn trà sẽ giảm các hợp chất gây viêm trong cơ thể, từ đó chống viêm hiệu quả.

Chất polyphenol trong quả sơn trà còn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe ấn tượng, bao gồm khả năng ngăn ngừa và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh hen suyễn, nhiễm trùng, bệnh tiểu đường tuýp 2, lão hoá da sớm, bệnh ung thư và các vấn đề về tim.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Bệnh nhân đau dạ dày và thường xuyên đầy bụng, khó tiêu, táo bón thì nên sử dụng quả sơn trà thường xuyên. Trong loại quả này chứa hàm lượng chất xơ tương đối lớn, kích thích sự phát triển của vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giảm tình trạng táo bón.

Sử dụng sơn trà giúp kích thích sự bài tiết dịch vị, dịch mật trong dạ dày, làm tăng hoạt tính của men tiêu hóa như amylolytic enzyme, lipolytic enzyme…Từ đó, giúp điều tiết sự co bóp của dạ dày và ruột được trơn tru hơn, cải thiện chức năng chung của hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, một nghiên cứu trên động vật đã cho thấy, tiêu thụ chiết xuất từ quả sơn trà góp phần làm giảm đáng kể quá trình vận chuyển thức ăn trong hệ tiêu hoá. Nghĩa là, thức ăn khi vào cơ thể sẽ di chuyển nhanh hơn qua hệ tiêu hoá, từ đó làm giảm chứng khó tiêu, bảo vệ dạ dày tương tự như 1 loại thuốc chống viêm loét.

Ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh

Một số loại vi khuẩn gây bệnh như bạch hầu, trực khuẩn lỵ, thương hàn, tụ cầu vàng, E.Coli…sẽ bị tiêu diệt nhờ vào các hoạt chất kháng khuẩn trong quả sơn trà. Đặc biệt, quả sơn trà sao đen có tác dụng hấp thu hết tất cả các loại độc tố, các chất hoại tử do vi khuẩn gây ra.

Quả sơn trà là quả gì? Mua ở đâu, giá bao nhiêu?

Giảm mỡ máu trong cơ thể

Người bị mỡ máu cao thường trong máu chứa 2 thành phần triglyceride và cholesterol vượt mức cho phép, khiến mất cân bằng chất béo trong máu gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như xơ vữa động mạch, nặng hơn là tắc nghẽn hoàn toàn mạch máu gây đau tim, đột quỵ, có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Trong một cuộc thử nghiệm trên chuột đã cho thấy, khi chúng được sử dụng chiết xuất từ quả sơn trà thì mức cholesterol toàn phần, cholesterol xấu LDL cũng như mức triglycerid trong gan thấp hơn 28 – 47%.

Ngăn rụng tóc

Ăn hoặc uống các món từ quả sơn trà thường xuyên có tác dụng hữu hiệu trong việc kích thích tóc mọc nhanh, khỏe, giảm tình trạng rụng tóc hiệu quả.

Giảm lo âu, căng thẳng

Những năm gần đây các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện trong quả sơn trà có chứa thành phần có tác dụng an thần nhẹ, giảm triệu chứng lo âu, căng thẳng, mệt mỏi, từ đó tinh thần sẽ trở nên thoải mái và thư giãn hơn. Thay vì lạm dụng các lọ thuốc tây thì bạn có thể sử dụng trà được chế biến từ quả sơn trà mỗi ngày đến khiến tinh thần tốt hơn, hỗ trợ các rối loạn thần kinh trung ương, phòng ngừa trầm cảm…

Các bài thuốc từ quả sơn trà được sử dụng nhiều nhất

Chữa đầy bụng, khó tiêu: Chuẩn bị 15g sơn trà, 12g mạch nha, 10g màng mề gà. Đem tất cả các nguyên liệu sắc thành nước uống 2 lần/ngày. Thực hiện đều đặn sẽ đem lại hiệu quả khắc phục các triệu chứng căng tức, khó tiêu, đầy bụng, chán ăn…

Chữa trào ngược thực quản: Chuẩn bị 10g sơn trà, 6g Chỉ thực, 5g Trần bì, 2g Hoàng liên đem sắc cùng 6 chén nước. Đợi cho đến khi nước cạn xuống còn khoảng 2 chén thì tắt bếp, lọc lấy nước chia làm 3 lần uống mỗi ngày.

Quả sơn trà là quả gì? Mua ở đâu, giá bao nhiêu?

Giảm đau nhức mỏi lưng ở người lớn tuổi: Sử dụng sơn trà khô và lộc nhung với liều lượng bằng nhau rồi đem tán thành bột mịn, cho thêm một ít mật ong vào trộn đều, vo thành viên có kích thích thước vừa phải. Mỗi lần uống 50 viên để uống trước hoặc sau bữa ăn.

Giảm đau thượng vị: Chuẩn bị quả sơn trà khô, thanh bì, mộc hương với liều lượng bằng nhau, đem đi tán nhuyễn thành bột. Mỗi lần dùng 4g bột pha với nước sôi uống, ngày uống 2 lần sau mỗi bữa ăn.

Chữa ghẻ lở: Dùng quả sơn trà đã phơi khô rồi đem nấu với nước để tắm. Lưu ý nên đợi cho nước nguội bớt và còn hơi ấm để tắm tránh gây bỏng da.

Ngăn ngừa máu nhiễm mỡ: Dùng sơn trà và mạch nha với liều lượng bằng nhau đem cô đặc lại. Mỗi lần sử dụng khoảng 60g, ngày uống 2 lần và thực hiện liệu trình trong vòng 14 ngày.

Điều trị tắt kinh do ứ huyết hoặc bị ứ trệ gây đau bụng sau sinh: Sử dụng 30g sơn trà sắc lọc lấy nước bỏ bã, trộn thêm 25g đường mía để uống mỗi ngày.

Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng: Chuẩn bị 16g sơn trà, 20g mạch nha, 18g phục linh, 18g thần khúc, 8g trần bì, 16g bán hạ, 8g liên kiều, 10g la bạc tử. Đem tất cả các nguyên liệu giã dập rồi sắc với 1,5 lít nước, lọc lấy phần nước thuốc và chia đều làm 4 phần uống đều đặn mỗi ngày.

Chữa trị các cơn đau tim và bệnh mạch vành: Sử dụng chiết xuất từ lá sơn trà tươi để tạo thành từng viên khoảng 25mg. Mỗi lần uống 4 viên, ngày uống 3 lần và kéo dài một liệu trình điều trị 14 ngày sẽ đạt được hiệu quả trị bệnh khả quan.

Loại bỏ hóc xương cá: Chuẩn bị 15g sơn trà khô sắc cùng với 2 chén nước, sắc hơi đặc so với bình thường rồi lấy nước sắc ngậm vào miệng một lúc rồi nuốt xuống sẽ giúp lấy đi xương cá đang hóc trong cổ họng.

Chữa kiết lỵ, viêm đại tràng: Chuẩn bị 120g sơn trà sao cháy, 30g hoa đậu ván trắng đem sắc cùng với 1,5 lít nước. Mỗi ngày uống một thang thuốc để giúp khắc phục các triệu chứng bệnh kiết lỵ cấp và viêm đại tràng.

Trị viêm thận bể thận: Sử dụng 100g sơn trà sống sắc cùng với nước trong vòng 15 – 20 phút, sắc 3 lần, mỗi lần 500ml đối với người lớn, trẻ em chỉ dùng 1/3 liều so với người lớn, áp dụng liệu trình 14 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Trị chứng nấc cụt: Dùng quả sơn trà tươi đem sắc uống. Người lớn uống mỗi lần 15ml, ngày uống 3 lần sẽ đạt được hiệu quả điều trị rất tốt, hầu hết sẽ khỏi nấc cụt ngay trong ngày.

Tác dụng phụ của quả sơn trà

Về cơ bản, sử dụng quả sơn trà tương đối lành tính và an toàn với mọi người. Tuy nhiên một số ít trường hợp do cơ địa dị ứng với một trong những thành phần từ quả sơn trà sẽ có thể gặp các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, đổ mồ hôi, nhức đầu, mất ngủ, đánh trống ngực, chảy máu cam. Với những người đang sử dụng các thuốc điều trị bệnh tim cần tham khảo ý kiến bác sĩ thật kỹ trước khi sử dụng loại quả này bởi quả có tác dụng mạnh lên tim, có thể ảnh hưởng đến hoạt động của một số loại thuốc điều trị bệnh.

Quả sơn trà là quả gì? Mua ở đâu, giá bao nhiêu?

Chế biến quả sơn trà như thế nào?

Ăn trực tiếp: Quả sơn trà có rất nhiều cách chế biến, cách đơn giản nhất là bạn có thể ăn trực tiếp, bỏ phần hạt bên trong đi. Vị hơi chua, ngọt dịu từ loại quả này sẽ giúp bạn cảm thấy ngon miệng.
Làm nước ép: Bạn bổ quả sơn trà, bỏ phần hạt, sau đó cho vào máy ép, lấy nước uống hàng ngày cũng rất tốt, sẽ ngon hơn khi uống lạnh.

Pha trà: Bạn lấy 20 – 30g quả sơn trà khô, rửa sạch, hãm với 500ml nước sôi trong 10 – 15 phút rồi uống. Khi hết nước có thể đổ nước sôi thêm 1 – 2 lần nữa để tận dụng tối đa dưỡng chất quý có trong quả.

Mứt sơn trà: Bạn cần chuẩn bị 1kg quả sơn trà tươi, 0.2kg đường trắng, 2 thìa muối, 2 củ gừng. Sơn trà rửa sạch, để ráo nước, thái thành từng lát nhỏ, sau đó cho vào chậu nước pha loãng muối để ngâm trong 3 tiếng. Tiếp tục ngâm sơn trà với 2 lít nước lạnh có hòa tan 10g đường trong 3 tiếng, sau vớt ra một cái rổ để ráo nước, rồi đem sơn trà đi phơi nắng khoảng 2 đến 3 ngày. Gừng tươi bạn đem giã nhỏ, trộn đều với sơn trà rồi đem ướp với phần còn lại của muối và đường trong khoảng 10 tiếng đồng hồ cho đường tan ra rồi đem đi phơi nắng thêm 1 ngày nữa là dùng được.
Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng sơn trà khô hầm canh và nấu cháo. Ví dụ như cháo hầm sơn trà hoặc canh sơn trà ngân nhĩ.

Lưu ý khi sử dụng quả sơn trà

  • Thành phần đường trong sơn trà và các chế phẩm từ sơn trà khá cao nên người bị tiểu đường tốt nhất không nên ăn quá nhiều.
  • Trẻ nhỏ đang trong thời kỳ thay răng không nên ăn thiều sơn trà vì chúng sẽ gây hại tới sự phát triển của răng.
  • Phụ nữ trong thời kỳ mang thai cũng không nên dùng vì sơn trà có tác dụng kích thích tử cung nên có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.
  • Than sơn trà và sơn trà sao có tính vị thuốc nhất định, khi sử dụng tốt nhất nên theo sự hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý dùng.

Bảo quản quả sơn trà

Khi chọn mua sơn trà nên chú ý chọn quả tròn đều, vỏ có màu tươi đỏ, láng bóng không khô héo, bên ngoài vỏ không có vết xước, không có lỗ sâu .

Nếu đem cất trữ nên rửa sạch sơn trà trước sau đó dùng túi bọc thực phẩm bọc kín lại, ép hết không khí trong túi ra ngoài, sau đó để ở ngăn đá tủ lạnh.

Nếu mua sơn trà khô thì bạn nên đựng trong hộp hoặc gói kín trong túi, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát và dùng dần.

Mời bạn tham khảo:

5/5 - (2 bình chọn)
Share.

Comments are closed.