Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Quả sung: Dinh dưỡng, tác dụng và cách chế biến

0

Quả sung không chỉ làm nguyên liệu nấu ăn cho món ăn thêm phong phú ngon miệng mà còn chứa nhiều giá trị dinh dưỡng có tác dụng tuyệt vời cho cơ thể. Cùng tìm hiểu về nguồn gốc, dinh dưỡng, tác dụng và cách chế biến quả sung qua bài viết dưới đây.

Xem thêm:

Nguồn gốc của quả sung

Quả sung là quả của cây sung hay còn gọi là ưu đàm thụ, có tên khoa học là Ficus racemosa. Cây mọc hoang nhiều ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, tại những bìa rừng đất ẩm hay ven các bờ ao, hồ, sông, suối.

Cây sung được phân bố chủ yếu ở Trung Quốc (miền nam tỉnh Quảng Tây, Quý Châu, Vân Nam), Ấn Độ, Nepal, New Guinea, Pakistan, Sri Lanka, Australia và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.Tại Việt Nam, cây sung có mặt ở khắp cả ba miền.

Quả sung: Dinh dưỡng, tác dụng và cách chế biến

Đặc điểm của quả sung

Quả mọc thành chùm trên các cành cây nhỏ ngắn của cây sung già, đôi khi ở nách lá trên các cành non hay cành nhỏ không lá. Quả sung có hình dạng độc đáo giống như giọt nước, có màu xanh lục hoặc màu vàng. Trong quả sung chứa hàng trăm hạt nhỏ có thể ăn được. Thịt quả màu hồng, có vị ngọt nhẹ.

Quả sung thường được thu hoạch từ khoảng tháng 8 đến đầu tháng 10, người ta có thể ăn sống quả sung hay chế biến thành các món ăn ngon như sung muối, sung kho thịt, sung kho cá,…

Đặc biệt, tại nhiều nơi đặc biệt là miền Nam, quả sung thường xuyên được đặt trong mâm ngũ quả ngày Tết cùng các loại trái cây khác, mang ý nghĩa cầu mong sự sung túc, sung sướng đến với gia đình trong năm mới.
Dinh dưỡng trong quả sung

Một quả sung nho nhỏ chỉ chừng 40g những lại chứa lượng dinh dưỡng và khoáng chất rất đa dạng và phong phú:

  • Lượng calo: 3
  • Đường: 8g
  • Chất xơ: 1g
  • Đồng: 3%
  • Magiê: 2%
  • Kali: 2%
  • Riboflavin: 2%
  • Thiamine: 2%
  • Vitamin B6: 3%
  • Vitamin K: 2%.

Và đặc biệt trong quả sung không có chất đạm và chất béo

Quả sung: Dinh dưỡng, tác dụng và cách chế biến

Tác dụng của quả sung với sức khỏe

Theo y học cổ truyền

Theo Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt, mang nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như:

  • Giúp giảm táo bón
  • Trị các bệnh tiểu đường, cholesterol cao
  • Trị các bệnh về da như chàm, vẩy nến,…
  • Chống ung thư
  • Chống viêm
  • Giảm béo
  • Bảo vệ tế bào.

Theo y học hiện đại

Theo nghiên cứu khoa học, quả sung được chứng minh có thể mang lại cho cơ thể con người một số lợi ích sau:

  • Tăng cường hệ tiêu hóa: Quả sung có chất xơ giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa bằng cách làm mềm phân, giảm táo bón và đóng vai trò như một loại prebiotic hoặc nguồn thức ăn cho vi khuẩn lành mạnh trong đường ruột của bạn.
  • Cải thiện sức khỏe tim mạch: Quả sung có thể cải thiện huyết áp và lượng mỡ trong máu, giúp cải thiện sức khỏe mạch máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
  • Cải thiện tình trạng sỏi thận: Trong thành phần của quả sung có chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin B, các khoáng chất như sắt, magie, photpho, axit hữu cơ có tác dụng bào mòn sỏi dần dần, từ đó giúp điều trị bệnh sỏi thận.
  • Giúp làn da khỏe mạnh: Quả sung có một số tác dụng hữu ích trên da, đặc biệt là ở những người bị viêm da dị ứng hoặc da khô. Ngoài ra, chiết xuất từ ​​quả sung có tác dụng chống oxy hóa trên tế bào da, giảm sự phân hủy collagen và cải thiện sự xuất hiện của nếp nhăn.
  • Trị sốt: Một nghiên cứu trên chuột cho thấy chiết xuất rượu sung có thể làm giảm nhiệt độ cơ thể đến 5 giờ, tuy nhiên vẫn cần nghiên cứu sâu hơn để xác nhận điều này.

Quả sung: Dinh dưỡng, tác dụng và cách chế biến

Các cách chế biến từ quả sung

Quả sung có thể rửa sạch ăn luôn hoặc phơi khô, làm nguyên liệu trong nhiều món ăn khác nhau. Dưới đây là 2 món ăn ngon miệng với quả sung mà cách làm cực kỳ đơn giản cho bạn tham khảo.

Quả sung muối xổi

Nguyên liệu:

  • 500g sung xanh
  • 3 muỗng nước mắm
  • ½ muỗng muối
  • 2 muỗng đường
  • Chanh, ớt và tỏi

Cách làm:

Quả sung xanh rửa sạch với nước muối cho bớt nhựa, ngâm quả sung với nước muối và nước cốt chanh trong vòng 30 phút.

Hòa tan hỗn hợp 3 muỗng nước mắm, 2 muỗng đường, 1 quả chanh, tỏi, ớt băm nhỏ cho đường được tan ra.

Vớt sung ra ngoài sau đó rửa lại với nước sạch.

Tưới hỗn hợp nước mắm trên trộn đều với sung. Sau đó ngâm trong khoảng 20 đến 30 phút là ăn được.

Món sung muối xổi có vị chua hơi chát hòa quyện cùng nhiều gia vị khác nhau sẽ là món ăn dân dã đặc sắc đáng thưởng thức.

Quả sung kho thịt

Nguyên liệu:

  • 5 quả sung
  • 500g thịt ba chỉ
  • 3 củ hành khô
  • 3 củ tỏi băm nhỏ
  • 2 trái ớt băm nhỏ
  • 2 thìa đường, 3 thìa nước mắm, 1 muỗng tiêu, ½ gói bột cà ri
  • Lá chanh.

Cách làm:

Thịt ba chỉ thái mỏng, ướp chung với cà ri, nước mắm, tỏi, ớt, hành và tiêu trong khoảng 15 phút.

Quả sung rửa sạch, cắt lát mỏng.

Kho thịt trước với lửa to, sau đó cho sung vào đảo đều. Cho thêm 1 bát nước vào, tiếp tục kho ở lửa vừa cho đến khi nước sệt lại thì tắt bếp.

Rắc hạt tiêu và 1 ít lá chanh cắt sợi lên trên tạo mùi thơm cho món ăn.

Món thịt kho sung có hương vị đậm đà, mùi hương hấp dẫn chắc chắn sẽ khiến gia đình bạn mê mẩn.

Quả sung: Dinh dưỡng, tác dụng và cách chế biến

Lưu ý khi ăn quả sung

Quả sung có chứa nhiều chất dinh dưỡng và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon nên rất được mọi người yêu thích. Tuy nhiên, quả sung có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe nếu bạn sử dụng không đúng cách. Khi ăn quả sung cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Quả sung mới hái có nhiều nhựa, cần rửa với nước muối trước khi ăn.
  • Ăn quả sung với số lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều.
  • Người đang trong quá trình điều trị hoặc sử dụng thuốc chống đông máu nên tránh ăn quả sung kẻo gặp tác dụng phụ.
  • Người bị dị ứng với các loại mủ cây cao su cần hạn chế ăn quả sung vì có thể gây ra dị ứng tương tự.
  • Bà bầu có thể ăn quả sung nhưng chỉ ăn với số lượng ít và nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn.

Quả sung: Dinh dưỡng, tác dụng và cách chế biến

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.