Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Quả tầm bóp (thù lù): dinh dưỡng và tác dụng không ngờ

0

Cập nhật vào 19/07

Quả tầm bóp hay thù lù được tìm thấy nhiều ở các miền quê. Không chỉ là một món ăn dân giã, ngon miệng, quả tầm bóp còn được sử dụng để làm nhiều bài thuốc quý, hỗ trợ điều trị các bệnh lý như ung thư, tiểu đường…

Xem thêm:

Nguồn gốc cây tầm bóp? Quả tầm bóp có ăn được không?

Cây tầm bóp còn có một số tên gọi khác như thù lu, cây lồng đèn, bôm bốp… tùy vào từng địa phương, vùng miền. Cây tầm bóp tên khoa học là Physalis angulata, thuộc họ Cà, nguồn gốc từ các nước châu Mỹ nhiệt đới.
Trên thế giới, cây phân bố tại các vùng nhiệt đới, liên nhiệt đới như vùng Nam Mỹ, nhiệt đới châu Phi, Ấn Độ, Afghanistan, Trung Quốc, Việt Nam… Tại Việt Nam, cây thường mọc ở các bãi hoang, trên các đường làng, bờ ruộng, ven rừng,…. Từ vùng thấp đến nơi có độ cao 1500m.

Nguồn gốc cây tầm bóp? Quả tầm bóp có ăn được không?

Đặc điểm nhận dạng cây tầm bóp: Thân thảo, cao từ 50 – 70cm, thân cây rỗng, có gân, đường kính thân từ 1 – 2cm. Lá mọc so le, hình bầu dục, màu xanh, chia thùy hoặc không. Kích thước lá dài cỡ 3-15 cm và rộng 2-10 cm. Lá nối liền với thân bằng một cuống lá dài khoảng 3-4 cm. Viền lá có răng cưa không đều. Hoa mọc đơn độc, có cuống mảnh. Đài hình chuông, phủ lông, xẻ tới phần giữa thành 5 thùy hình mũi mác nhọn. Cánh hoa màu vàng tươi hay màu trắng nhạt, có khi thêm vài chấm tím ở gốc.

Nguồn gốc cây tầm bóp? Quả tầm bóp có ăn được không?

Quả tầm bóp có hình cầu, nhìn trông giống như cái lồng đèn. Lúc non quả tầm bóp màu xanh, khi chín chuyển sang màu cam đỏ bắt mắt. Quả rỗng, bên trong có hạt hình thận, khi bóp lớp vỏ bên ngoài vỡ ra kêu lụp bụp.
Nhiều người thắc mắc không biết quả tầm bóp ăn được không, câu trả lời là Có. Quả có vị chua chua, thanh mát, hơi đắng tự nhiên. Trẻ em ở các vùng quê vào mùa hè khi đi chăn trâu, cắt cỏ, thả diều thường hái quả tầm bóp để ăn giúp giải nhiệt rất tốt. Ngoài ra người ta còn sử dụng quả tầm bóp để làm mứt cũng rất ngon và bổ dưỡng.

Nguồn gốc cây tầm bóp? Quả tầm bóp có ăn được không?

Thành phần dinh dưỡng của cây – quả tầm bóp

Theo kết quả phân tích, các nhà khoa học đã ghi nhận được nhiều thành phần hóa học có trong thân và quả của cây tầm bóp thuộc nhóm alkaloid, steroid thực vật, flavonoid và một số hợp chất khác.

Trong thân cây tầm bóp có chứa:

  • Các hợp chất flavonoid gồm: 1-O-methylated flavonol, Myricetin 3-O- neohesperidoside
  • Các hợp chất steroid gồm: Physalin A, B, E, F, G, H, I, J; Withangulin A; Physagulin C, A, B, D. Trong rễ, thân, lá chứa Stigmasterol, Sitosterol, Physangulidine. Trong hoa chứa Withanone, Withanolide A.
  • Các hợp chất khác gồm: Acid chlorogenic, Cholin, Ixocarpa Nolit, Myricetin, Vamonolit,…
  • Trong quả tầm bóp bao gồm nước, các chất béo, chất xơ, protein, đường, Vitamin C, các khoáng chất như lưu huỳnh, sắt, kẽm, magie, canxi, photpho, clo, natri.

Tác dụng của cây – quả tầm bóp

Trong Đông Y, rau tầm bóp được ví như một cây thuốc nam quý, mang lại rất nhiều công dụng cho người sử dụng. Rau tầm bóp có tính mát, không độc và có vị hơi ngăm đắng. Công dụng rau tầm bóp là: thanh nhiệt cơ thể, nhuyễn kiên tán kết, khư đàm chỉ khái, tiêu đờm, lợi tiểu,…

Nguồn gốc cây tầm bóp? Quả tầm bóp có ăn được không?

Sang Tây Y, nhiều công trình nghiên cứu đã phát hiện cây tầm bóp có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, cụ thể:

Tăng cường hệ miễn dịch

Chứa nhiều vitamin và khoáng chất, sử dụng cây – quả tầm bóp với liều lượng phù hợp sẽ giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ thống miễn dịch rất tốt, phòng chống được nhiều bệnh lý.

Tầm bóp giúp tăng cường hệ miễn dịch

Kiểm soát mỡ máu và tốt cho tim mạch

Tác dụng của cây tầm bóp đầu tiên có thể kể đến là giúp bảo vệ tim mạch được tốt hơn, đồng thời kiểm soát lượng mỡ máu ở mức cân bằng. Có được điều này là bởi trong cây, quả tầm bóp chứa hàm lượng vitamin C lớn, giúp tránh xa các gốc tự do ảnh hưởng đến mạch máu, giảm thiểu các vấn đề gây ra bệnh tim mạch.
Hàm lượng vitamin A, C trong cây tầm bóp hỗ trợ kiểm soát lượng cholesterol trong máu hiệu quả, tránh được các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ não.

Tầm bóp giúp kiểm soát mỡ máu và tốt cho tim mạch

Tốt cho mắt

Sử dụng rau tầm bóp ăn 2 – 3 bữa/tuần sẽ giúp bạn bổ sung vitamin A – ngăn ngừa khô mắt, giúp võng mạc khỏe mạnh, mắt sáng và tinh anh. Đồng thời loại cây này cũng hỗ trợ phòng ngừa đục thủy tinh thể.

Tầm bóp giúp tốt cho mắt

Giúp tiêu đờm

Ăn vài quả tầm bóp chín mỗi ngày sẽ giúp bạn tiêu đờm, giảm bớt khó chịu nhanh chóng.

Tầm bóp giúp tiêu đờm

Hỗ trợ điều trị tiểu đường, phòng ngừa sỏi tiết niệu

Thành phần vitamin C của cây tầm bóp khá hữu ích trong việc điều trị bệnh đái tháo đường vì nó tăng tác dụng hormone insulin trong máu. Ngoài ra, vitamin A trong cây tầm bóp kích thích hình thành canxi photphat, góp phần ngăn ngừa sỏi tiết niệu.

Hỗ trợ điều trị bệnh Scorbut

Căn bệnh này có biểu hiện chính là chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da hoặc lâu lành tổn thương do cơ thể thiếu hụt vitamin C. Ăn quả tầm bóp giúp bổ sung vitamin C ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh Scorbut.

Tầm bóp hỗ trợ điều trị bệnh Scorbut

Hỗ trợ điều trị cảm lạnh, giúp giảm sốt

Vitamin C trong cây tầm bóp có tác dụng nâng cao hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể có thể tăng cường hấp thụ sắt, chống lại bệnh nhiễm trùng như cảm lạnh, ho rất tốt.

Tầm bóp hỗ trợ điều trị cảm lạnh, giúp giảm sốt

Hỗ trợ điều trị ung thư

Nghiên cứu từ trường đại học Houston – Mỹ cho thấy các chất Physalin A-D, F, L-O và Physagulin A-G có tác dụng chống lại sự phát triển của tế bào ung thư ở các cơ quan như gan, phổi, cổ tử cung hay vòm họng. Đồng thời các chất này cũng giúp cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể. Xem thêm: Các loại hoa quả phòng chống bệnh ung thư hiệu quả

Một vài tác dụng khác:

Tầm bóp có nhiều công dụng khác có thể kể đến như: trị rôm sảy, mụn nhọt, ban đỏ, tiểu ít, thủy đậu…

Ai có thể dùng cây tầm bóp?

Những đối tượng sau nên dùng cây tầm bóp:

  • Người bị các vấn đề liên quan đến da như mụn, bỏng, ngứa, rôm sảy…
  • Người bị tiểu đường
  • Người mắc các bệnh liên quan hô hấp: viêm xoang, phổi
  • Người bị bệnh dạ dày
  • Người đang trong quá trình điều trị ung thư: phổi, họng…
  • Người muốn bồi bổ, nâng cao sức khỏe.

Cách sử dụng cây tầm bóp

Tất cả các bộ phận của cây tầm bóp như lá, quả, thân, rễ đều có thể sử dụng để làm thuốc hoặc chế biến món ăn:
Với cây tầm bóp tươi: Quả tầm bóp có thể ăn, vị thanh chua. Lá, ngọn tầm bóp sử dụng nấu canh, luộc, xào, nhúng lẩu rất ngon giúp nâng cao hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe. Ngoài ra còn có thể lấy lá, thân tầm bóp tươi giã đắp ngoài da trị mụn, mẩn ngứa hoặc nấu rửa ngoài vết thương để chống nhiễm trùng, giúp vết thương mau lành. Tầm bóp tươi cũng dùng để nấu nhiều bài thuốc chữa bệnh rất tốt.

Với cây tầm bóp khô: Dùng để sắc nước uống chữa một số bệnh lý hoặc tăng cường sức khỏe.

Quả tầm bóp (thù lù): dinh dưỡng và tác dụng không ngờ

Các bài thuốc tốt cho sức khỏe được chế biến từ cây tầm bóp có thể kể đến

Bài thuốc trị đái tháo đường từ cây tầm bóp

Chuẩn bị: 20g rễ tầm bóp tươi, tim lợn, chu sa.
Cách làm: Nấu chung với nhau, dùng mỗi ngày 1 lần, liên tục 7 ngày.

Bài thuốc trị ho khan, viêm họng, tiểu ít, ban đỏ, thủy đậu từ tầm bóp

Chuẩn bị: 20g cây tầm bóp khô
Cách làm: Sắc 20g tầm bóp với 1 – 1.5 lít nước uống trong ngày, liên tục uống 4 ngày liền để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc trị đinh độc, nhọt vú từ cây tầm bóp

Chuẩn bị: 60g tầm bóp tươi
Cách làm: Giã tầm bóp rồi uống nước cốt. Phần bã đem đi nấu và rửa vết thương hàng ngày.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư từ cây tầm bóp

Chuẩn bị: 30g cây tầm bóp khô, 40g cây bách giải
Cách làm: Rửa sạch nguyên liệu, sắc với 2 lít nước cho đến khi nước cạn còn 1 lít thì uống. Ngày chia ra uống 3 – 5 lần.

Bài thuốc chữa cảm mạo từ cây tầm bóp

Chuẩn bị: 20 – 40g tầm bóp khô.
Cách làm: Đem sắc với 2 lít nước, đun cạn còn 1.5 lít thì tắt bếp. Chia nước thuốc uống ngày 4 – 6 lần.

Bài thuốc chữa rôm sảy từ cây tầm bóp

Chuẩn bị: 40 – 50g tầm bóp tươi
Cách làm: Đem nấu với nước, để nguội rồi tắm cho trẻ, sẽ làm giảm ngứa ngáy và trị rôm sảy tốt.

Lưu ý khi sử dụng tầm bóp

Một vài lưu ý bạn cần nhớ khi sử dụng cây tầm bóp để mang lại hiệu quả tốt cũng như đảm bảo sự an toàn cho bản thân:

Cây tầm bóp tuy không có độc tố và khá an toàn trong quá trình sử dụng nhưng không vì thế mà bạn lạm dụng, uống quá nhiều hoặc liên tục trong thời gian dài. Tốt nhất hãy hỏi dược sĩ, bác sĩ về thời gian và liệu lượng sử dụng sao cho phù hợp nhất.

Khi uống cây tầm bóp nếu thấy cơ thể có bất cứ dấu hiệu bất thường gì thì bạn nên dừng sử dụng ngay, tuyệt đối không cố uống bởi có thể bạn bị dị ứng với 1 trong những thành phần dược chất trong cây tầm bóp.

Những đối tượng như trẻ em hay người già, người đang dùng thuốc đặc trị, mẹ bầu không nên tùy tiện sử dụng cây tầm bóp, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Thận trọng khi sử dụng cây tầm bóp trong thời gian điều trị bằng các loại thuốc tây, thực phẩm chức năng hay bất kì loại thảo dược nào khác. Chúng có thể gây tương tác, làm giảm tác dụng của nhau hoặc gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm;

Cây tầm bóp ngoài dùng để sắc nước, đun nước hỗ trợ điều trị bệnh, làm đẹp… thì bạn cũng có thể hái lá, ngọn tầm bóp luộc, nấu canh, nhúng lẩ, mùi vị hơi ngai ngái nhưng ăn vào rất ngon và bổ dưỡng.

Lưu ý: Phân biệt cây tầm bóp và cây lu lu

Do mang nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe nên số lượng người tìm và sử dụng cây, quả tầm bóp tương đối nhiều. Thế nhưng trong tự nhiên cây tầm bóp lại có khá nhiều điểm tương đồng với cây Lu Lu nên dễ bị nhầm lẫn. Để giúp mọi người có thể phân biệt 2 loại cây này, Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi đã nêu rất rõ trong cuốn sách tổng hợp các loại thảo dược của mình:

Cây lu lu cũng thân thảo nhưng thấp hơn tầm bóp. Lá lu lu hình trứng hoặc oval, chiều dài lá từ 4 – 15cm hoặc hơn. Quả lu lu kết thành chùm, hình cầu, khi chín quả chuyển sang màu đen thay vì màu đỏ như quả tầm bóp.
Trong cây lu lu chứa độc tố mang tên solanin, quả chính ít độc tố hơn quả xanh. Lá lu lu cũng chứa chất độc mang tên Nitrate. Ai ăn nhiều lá và quả lu lu một lúc sẽ gặp các triệu chứng như khó thở, buồn nôn, đau đầu.

Dù có chứa chất độc nhưng cây lu lu cũng có một vài công dụng hỗ trợ điều trị bệnh: Sử dụng liều lượng nhỏ cây lu lu đun nước có tác dụng làm giảm vết ngứa và mờ vết bỏng, giúp vết thương mau lành. Nước ép lu lu có thể điều trị bệnh gan, vàng da…

Quả tầm bóp (thù lù): dinh dưỡng và tác dụng không ngờ

Cách bảo quản cây – quả tầm bóp

Cây tầm bóp có thể sử dụng tươi, nếu hái rau, quả, thân tầm bóp về bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 3 – 4 ngày để sử dụng dần. Còn để bảo quản lâu hơn và thuận tiện cho việc buôn bán, làm các bài thuốc thì hiện nay chủ yếu tầm bóp được thu hái và đem phơi, sấy khô. Sau khi khô, tầm bóp sẽ được bảo quản trong túi kín hoặc hộp kín, để nơi khô thoáng mát. Tuyệt đối không nên để tầm bóp ở các khu vực ẩm ướt như vậy sẽ khiến dược liệu này ẩm mốc, sinh ra các độc tố nguy hiểm, khi sử dụng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Mời bạn tham khảo:

5/5 - (4 bình chọn)
Share.

Comments are closed.