Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Quả vả có tác dụng gì? Quả vả có ăn được không?

0

Cập nhật vào 01/07

Quả vả và quả sung có hình dáng tương đối giống nhau nên nhiều người lầm tưởng chúng là một. Loại quả này mang rất nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe: lợi sữa, phòng ung thư, tốt cho tim mạch,…

Quả vả là quả gì?

Quả vả có tên khoa học là Ficus auriculata, là một loài cây thuộc chi Ficus và thuộc họ sung. Quả vả còn có tên gọi khác là quả ngõa, mọc rất nhiều ở đồi rừng Việt Nam. Quả vả khi xanh thường nhiều nhựa, nhiều nước bên trong, ăn chát, khó nuốt. Quả và thường mọc theo chùm dài từ 10-50 quả ở gốc hoặc trên thân. Khi còn non quả sẽ có lớp vỏ ngoài màu xanh, lông mịn trên bề mặt. Khi bổ ra bên trong quả có một lớp cơm màu trắng hoặc đỏ tùy theo từng loại vả và đến khi quả vả chín thì cơm sẽ có màu đỏ.

Quả vả phân bổ và phát triển nhiều ở vùng nhiệt đới như Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Thái. Hiện nay quả vả được trồng đại trà ở Huế và là nguồn thu chủ yếu của nhiều hộ gia đình nơi đây.

Xem thêm: 

Quả thốt nốt ăn như thế nào? Tác dụng của quả thốt nốt

Quả lặc lè là quả gì? Quả lặc lè ăn như thế nào?

Quả vả có tác dụng gì? Quả vả và quả sung có phải là 1 không?

Quả vả và quả sung có phải là 1 không?

Quả vả và sung đều có vỏ xanh, thịt trắng, ruột hồng, tuy nhiên trái vả to hơn, đầu quả dẹt, ngọt hơn và bùi hơn, còn trái sung có vị chát. 2 quả này không phải là 1.

Quả vả có ăn được không?

Quả vả có ăn được. Bạn có thể ăn quả vả sống ngay cả khi quả còn xanh, đặc biệt quả vả còn được chế biến thành nhiều món ăn ngon như: vả trộn hến, vả trộn tôm xúc bánh đa, vả muối chua, gỏi vả…

Quả vả có tác dụng gì? Quả vả và quả sung có phải là 1 không?

Quả vả có tác dụng gì?

Trong 100g quả vả tươi cung cấp khoảng:

  • 43 calo
  • 1,3 g protein
  • 0,3g chất béo
  • 9,5g carbohydrate
  • 2g chất xơ
  • Nhiều khoáng chất và nguyên tố vi lượng khác: calcium, magnesium, sodium, phosphor, mangan, kẽm, đồng…

Trong đông y, quả vả có công dụng:

  • Nhuận tràng, làm mạnh dạ dày, cầm tiêu chảy.
  • Thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, nhuận phế, kiện vị.

Quả vả có tác dụng gì? Quả vả và quả sung có phải là 1 không?

Theo Tây y hiện đại, ăn quả vả với liều lượng hợp lý mang đến nhiều lợi ích sức khỏe như:

Giảm cân, giảm cholesterol: Hàm lượng chất xơ cao, nhưng ít chất béo và năng lượng nên rất tốt cho việc giảm béo, giảm cân. Ngoài ra trong vả còn có chất pectin nên có công dụng đào thải lượng cholesterol rất tốt.

Ngừa ung thư: Trong quả vả chứa nhiều hàm lượng chất Flavonoid giúp ngăn ngừa bệnh ung thư, cũng như ngăn ngừa sự tổn thương tế bào, đặc biệt có công dụng rất tốt cho những người sau tiền mãn kinh có thể ngừa được ung thư vú rất hiệu quả.

Ngừa bệnh tim mạch: Các dưỡng chất acid béo có trong trái vả hàm lượng omega3 và omega6 rất cao giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch rất tốt.

Ổn định đường huyết: Trong trái vả có hàm lượng dưỡng chất kali lớn giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Hỗ trợ điều trị huyết áp: Quả vả chứa nhiều dưỡng chất potassium mà lại rất ít sodium nên ngăn ngừa rất tốt với những vấn đề về huyết áp.

Làm chắc khỏe xương: Trong quả vải chứa lượng canxi, magie và vitamin K rất cao giúp bảo vệ xương chắc khỏe, dẻo dai hơn và kéo dài tuổi thọ xương hơn.

Trị mụn: Quả vả có nhiều nước cũng như các khoáng chất với tính kiềm cao. Chính những khoáng chất với tình kiềm này sẽ cân bằng lại độ axit trong cơ thể, vừa kiểm soát vừa điều trị được mụn trứng cá.

Tốt cho mắt: Theo nhiều chứng minh thì các chất chống oxy hóa có trong quả vả còn tốt cho mắt hơn cả các chất chống oxy hóa trong cà rốt. Tử đó mà người ta hay dùng quả vả để ngăn tình trạng thoái hóa điểm vàng.

Quả vả có tác dụng gì? Quả vả và quả sung có phải là 1 không?

Bài thuốc từ quả vả chữa bệnh tốt

Điều trị chứng táo bón

Chuẩn bị: 5 quả vả chín, 100g khoai lang, 30g đường đỏ.
Thực hiện: Quả vả và khoai lang cho vào nồi hầm nhừ. Sau đó cho đường đỏ vào và quấy đều. Chia lượng thuốc này thành 2 lần uống trong ngày. Cần duy trì liên tục trong khoảng 3 – 4 ngày để nhận được kết quả tốt.

Điều trị phế nhiệt, khản tiếng

Chuẩn bị: 150g quả vả.
Thực hiện: Sắc nguyên liệu với nước lọc và nêm đường phèn vào cho đủ độ ngọt. Ngày uống 3 lần, mỗi lần chỉ 5g.

Chữa viêm loét dạ dày tá tràng

Chuẩn bị: 1 ít quả vả ở dạng đã sấy khô.
Thực hiện: Tán nguyên liệu thành bột. Mỗi lần uống khoảng 5g với tần suất 3 lần/ngày. Xem thêm: Những loại hoa quả tốt cho người đau dạ dày?

Chữa cổ họng sưng đau

Chuẩn bị: 100g quả vả non, 30g búp tre, 50g lá chó đẻ.

Thực hiện: Các nguyên liệu đã chuẩn bị đem giã nát rồi sao nóng trên lửa nhỏ. Đắp trực tiếp vào cổ khi thuốc còn ấm và băng giữ cố định. Mỗi ngày làm 2 lần, áp dụng cách này liên tục trong vài ngày.

Điều trị bệnh trĩ, đại tiện khô cứng

Chuẩn bị: 10 quả vả cùng với 1 đoạn ruột già lợn.

Thực hiện: Sơ chế nguyên liệu cho sạch rồi cho vào nồi hầm nhừ và nêm nếm gia vị vừa miệng. Ăn trực tiếp trong ngày. Ngoài ra đối với bệnh trĩ còn có thể dùng phần lá giã nát và đắp vào búi trĩ, mỗi ngày 2 – 3 lần

Quả vả làm gì ngon?

Quả vả muối chua

Chuẩn bị:

  • 1kg quả vả
  • Muối
  • 1 – 2 quả chanh
  • Riềng thái lát, gừng thái lát, tỏi nguyên nhánh
  • Dụng cụ: Lọ thủy tinh rửa sạch; vỉ tre hoặc đĩa

Cách làm:

Vả gọt vỏ, ngâm nhiều lần với nước muối có vắt thêm chanh cho bớt chát. Quả vả cắt miếng tùy thích, để ráo nước.

Sử dụng nước đun sôi để nguội hòa cùng muối biển với độ mặn vừa phải chứ đừng nhạt quá (nhạt quá tỉ lệ hỏng cao) xếp quả vả vào bình đựng cùng với riềng, tỏi, gừng rồi dùng đĩa/đá nén trên miệng cho quả vả ngập nước.
Đậy nắp kín, có thể bọc túi nilon quanh miệng để tránh các loại côn trùng khác đi vào. Sau khi ngâm muối khoảng 7-10 ngày thì bắt đầu có thể thưởng thức được rồi.

Quả vả có tác dụng gì? Quả vả và quả sung có phải là 1 không?

Vả trộn tôm thịt

Chuẩn bị:

  • 10 quả vả
  • 300g thịt heo
  • 200g tôm
  • Đậu phộng, rau răm, hành khô, muối, tiêu, đường, bột nêm, dầu ăn…

Cách làm:

Quả để nguyên vỏ, luộc khoảng 10 phút. Vớ vả đã chín ra gọt vỏ rồi cắt miếng vừa ăn.

Tôm lột vỏ, thịt heo thái nhỏ. Cho chảo lên bếp phi hành khô cho thơm rồi cho thịt heo và tôm vào xào, thêm đường, nước mắm, bột nêm cho thấm vừa ăn

Khi thịt và tôm đã chín, để nguội 1 chút cho vả vào trộn đều, có thể nêm thêm 1 ít đường, muối cho vừa ăn, tiếp tục cho rau răm, đậu phộng vào trộn đều. Bày món ăn ra đĩa, ăn cùng bánh tráng rất ngon.

Quả vả có tác dụng gì? Quả vả và quả sung có phải là 1 không?

Quả vả kho sườn heo

Chuẩn bị:

  • 400g sườn heo, rửa sạch, chặt thành miếng vừa ăn
  • 8 quả vả tươi, bỏ vỏ, bổ thành 8 miếng
  • 2 củ hành khô băm nhỏ
  • Gia vị: Tiêu, đường, nước mắm, dầu ăn

Cách làm:

Cho một ít dầu ăn vào nồi đun nóng, cho hành tím vào phi thơm, thêm sườn heo đã chặt nhỏ vào, đảo đều chừng 3 phút, thêm vào 200ml nước, để lửa vừa khoảng 15 phút, nêm nước mắm, đường vào cho vừa ăn. Bỏ quả vỏ vào đảo đều, để lửa nhỏ khoảng 20 phút. Lúc dọn ra rắc thêm tiêu vào.

Quả vả có tác dụng gì? Quả vả và quả sung có phải là 1 không?

Quả vả có lợi sữa không?

Câu trả lời là Có. Theo quan niệm của Đông y, trái vả có vị ngọt, tính bình, không độc. Trong trái vả chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào giúp kích thích tuyến sữa, giúp sữa mẹ về nhiều và đặc hơn, ngoài ra còn mang nhiều tác dụng khác cho phụ nữ sau sinh như: ngăn táo bón, giảm mệt mỏi..

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để phát huy tối đa sức mạnh lợi sữa từ trái vả, người ta thường dùng trái vả tươi hầm chung với sườn hoặc móng heo sẽ rất bổ dưỡng. Lưu ý những mẹ bỉm sữa có lượng đường huyết thấp không nên ăn bởi quả vả sẽ làm giảm lượng đường trong máu.

Ai nên hạn chế ăn quả vả?

Để tránh gặp phải những tác dụng không mong muốn xảy ra, những đối tượng dưới đây nên chú ý khi sử dụng quả vả:

Trẻ em: Quả vả khiến trẻ em dễ bị tiêu chảy hoặc mắc các bệnh về răng miệng do nó có chứa một lượng đường khá cao.

Người huyết áp thấp: Quả vả có lợi đối với người bệnh tiểu đường nhưng lại thực sự gây hại cho những ai thường gặp tình trạng hạ đường huyết.

Người có tiền sử dị ứng với mủ cao su tự nhiên.

Người mắc bệnh về gan, thận: do thành phần oxalat trong quả có thể gây hại cho những đối tượng này. Xem thêm: Những loại hoa quả tốt cho thận

Người bệnh Gout: Hàm lượng oxalat cao trong quả làm ức chế quá trình đào thải acid uric ra khỏi cơ thể khiến nồng độ acid uric tăng cao.

Người mắc các bệnh lý về xương khớp: Do quả vả gây cản trở sự hấp thụ canxi cho cơ thể dẫn đến tình trạng xương khớp trở nên yếu hơn. Xem thêm: Những loại hoa quả tốt cho xương khớp

Người bệnh đang sử dụng các thuốc tiểu đường: Dùng chung quả vả với thuốc điều trị tiểu đường khiến lượng đường trong máu giảm xuống quá mức.

Những người chuẩn bị phẫu thuật: Do nó có tác dụng giảm đường huyết nên có thể cản trở việc kiểm soát lượng đường trong máu trong và sau khi phẫu thuật.

Những người đang sử dụng thuốc chống đông máu: Thành phần vitamin K trong quả vả có tác dụng chống đông máu nên khi kết hợp với thuốc chống đông máu sẽ làm tình trạng chảy máu xảy ra nghiêm trọng.

Mời bạn tham khảo:

5/5 - (2 bình chọn)
Share.

Comments are closed.