Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Quả vối có tác dụng gì? Quả vối ăn được không?

0

Cập nhật vào 11/07

Nhiều người biết đến lá vối, nụ vối nhưng ít ai biết rằng cây vối cũng cho quả. Quả vối mọc từ thân cây, dạng chùm, về cơ bản thành phần dược chất trong quả vối cũng tương tự như lá vối, mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người.

Quả vối là gì?

Quả vối là loại quả của cây vối – loại cây mà chúng ta vẫn thường lấy lá, thân, nụ để uống nước hàng ngày. Quả vối thường mọc từ thân cây, mọc thành từng chùm, kích thước quả bằng đầu ngón tay út.

Cây vối là một loại cây thân gỗ với tên khoa học là Cleistocalyx Operculatus. Vối là loại thực vật thân gỗ, có chiều cao khoảng 10-15cm. Vỏ thân bên ngoài màu nâu sẫm, bề mặt thân có có đường nét nứt dọc quanh thân. Cành cây có nhiều nhánh tròn.

Xem thêm: 

Quả thốt nốt ăn như thế nào? Tác dụng của quả thốt nốt

Quả lặc lè là quả gì? Quả lặc lè ăn như thế nào?

Quả vối có tác dụng gì? Quả vối ăn được không?

Cây vối có hai loại: Loại lá nhỏ hơn bàn tay, màu vàng xanh gọi là vối kê hay vối nếp; Loại lá to hơn bàn tay, hình thoi, màu xanh thẫm gọi là vối tẻ.

Cây vối là loài thực vật mọc nhiều ở những vùng có khí hậu nhiệt đới. Một số nước Châu Á như Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam. Đây là những nước vối được mọc nhiều nhất hiện nay so với thế giới.

Ở nước ta, vối được phân bố trải dài khắp mọi miền các tỉnh nước ta. Cây được tìm thấy nhiều ở một tỉnh miền Bắc và vùng trung du Bắc Bộ như: Bắc Giang, Hà Giang, Yên Bái, Nghệ An, Hà Giang, Phú Thọ, Thanh Hoá. Các tỉnh khu vực miền Nam rất ít thấy xuất hiện.

Thành phần dinh dưỡng trong quả vối

Các nghiên cứu khoa học cho thấy trong lá, nụ và quả vối chứa nhiều dược chất tốt cho sức khỏe con người như:

  • Tanin
  • Axit triterpenic
  • β – sitosterol
  • SterolCác khoáng chất, vitamin và kháng sinh tự nhiên,…

Quả vối có tác dụng gì? Quả vối ăn được không?

Quả vối có ăn được không?

Quả vối có ăn được. Quả vối khi xanh có vị chát, quả vối chín có màu đỏ tím, ăn vào có vị chua ngọt, dễ ăn.

Quả vối uống được không?

Quả vối có thể uống được nhưng thường không nhiều người đợi đến khi thành quả thì uống. Đa phần người ta uống lá vối hoặc nụ vối. Bạn có thể cho lá vối, nụ vối, quả vối vào ấm và hãm với nước sôi để uống hoặc có thể đun sôi trực tiếp. Uống lá – nụ – quả vối khi tươi hoặc khi đã ủ khô đều rất ngon, giúp giải nhiệt rất tốt. Ở vùng quê, nhiều gia đình uống nước quả vối, lá vối hàng ngày như nước chè xanh. Với những gia đình không có sẵn cây vối để uống lá, nụ, quả vối tươi hàng ngày thì họ thường ra chợ mua các cành, nụ vối về phơi khô, ủ và dùng dần quanh năm.

Quả vối có tác dụng gì? Quả vối ăn được không?

Uống nước vối hàng ngày có tốt không?

Nhiều người lo lắng khi uống nước vối trong thời gian dài sẽ gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, theo hầu hết các tài Y học Cổ truyền ghi nhận, thì loại nước này khá an toàn và hầu như không có tác dụng phụ với cơ thể nếu được sử dụng đúng cách. Cho đến nay, nước vối vẫn được xem là loại thảo mộc an toàn và lành tính. Chính vì vậy, chúng ta có thể yên tâm sử dụng lá, quả vối để uống nước.

Quả vối có tác dụng gì với sức khỏe?

Làm đẹp da

Trong quả vối, lá vối chứa hàm lượng Flavonoid cao có khả năng chống oxy hoá, làm chậm quá trình lão hoá trong cơ thể, giúp chị em luôn tươi trẻ và giữ gìn nét thanh xuân. Xem thêm: Top những loại rau củ quả tốt cho da của bạn

Thanh nhiệt, đào thải độc tố

Uống trà nụ vối vào mùa nóng giúp cơ thể bạn được thanh lọc, tiêu độc và đào thải một số chất độc hại ra ngoài bằng hệ bài tiết nhanh chóng. Thảo giúp cung cấp vitamin cần thiết và lượng muối lớn vai trò phục hồi lại năng lượng khi hoạt động, làm việc, học tập.

Quả vối có tác dụng gì? Quả vối ăn được không?

Hỗ trợ giảm cân

Không chỉ chữa bệnh, uống nước lá vối, quả vối còn mang lại hiệu quả giảm cân tương đối tốt. Bạn chỉ cần lấy một nắm lá vối đun sôi cùng 1 lít nước uống cả ngày. Thực tế, trong trà vối có chứa thành phần polyphenol giúp đốt cháy mỡ thừa, săn cơ và giảm khả năng hấp thụ đường của cơ thể khi ăn.

Hỗ trợ điều trị đái tháo đường

Hoạt chất polyphenol trong nước nụ vối, quả vối làm chậm quá trình phân giải đường, chậm quá trình hấp thụ đường từ thức ăn vào máu. Do đó, có tác dụng kiểm soát đường huyết lâu dài, hạn chế tăng đường huyết sau ăn. Sự có mặt của thành phần beta-sitosterol giúp điều hòa chuyển hóa cholesterol trong máu, phòng ngừa biến chứng cho những bệnh nhân đái tháo đường. Xem thêm: Những loại hoa quả tốt cho người bị bệnh tiểu đường

Hỗ trợ điều trị bệnh về gan

Uống nước vối thường xuyên sẽ phần nào tăng hiệu quả thanh lọc, đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể, giảm gánh nặng cho gan, đặc biệt người bị viêm gan. Với những người bình thường uống nhiều loại nước này cũng giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ.

Hỗ trợ điều trị bệnh gout

Thường xuyên uống trà quả vối, nụ vối, lá vối giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, lợi tiểu, bài tiết axit uric ra khỏi cơ thể, giúp giảm triệu chứng sưng, đau khớp do bệnh gout gây ra.

Kháng khuẩn

Các chất được tìm thấy trong lá và quả, nụ vối tươi bao gồm tannin và acid triterpenic. Axit tannic là một chất ức chế vi khuẩn, acid triterpenic có tác dụng chống viêm, điều chỉnh lượng đường trong máu, hoạt động kháng virus và chống lại khối u.
Nước sắc đậm đặc của lá vối, quả vối tươi được dùng như một chất sát trùng, kháng sinh để rửa mụn nhọt, ghẻ lở, chốc đầu, nhiễm khuẩn ngoài da.

Quả vối có tác dụng gì? Quả vối ăn được không?

Tốt cho hệ tiêu hóa

Theo đông y, chất đắng trong nước lá vối, quả vối sẽ giúp kích thích tiết nhiều dịch tiêu hoá, bảo vệ niêm mạc ruột. Loại nước này dùng để chữa đau bụng, tiêu chảy, viêm đại tràng mãn tính, đầy bụng, ăn không tiêu, đi ngoài sống phân.

Tốt cho bà bầu và phụ nữ sau sinh

Trong thời gian mang bầu, uống nước quả vối có tác dụng tăng chức năng tuyến sữa, thúc đẩy khả năng hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, do có tính kháng khuẩn nên nếu sử dụng lá vối, nụ vối hay quả vối thường xuyên hãy cân nhắc đến việc nó có thể gây tình trạng hao huyết và tiêu diệt những vi khuẩn có lợi trong ruột. Lời khuyên dành cho bạn là nên dùng lá – nụ – quả vối khô thay vì uống tươi.

Quả vối có tác dụng gì? Quả vối ăn được không?

Làm giảm mỡ trong máu

Sử dụng lá hay nụ, quả vối từ 15 – 20 g, hãm lấy nước uống thay trà trong ngày hoặc nấu thành nước đặc chia 3 lần uống trong ngày và uống trong thời gian dài mới có hiệu quả mong muốn.

Quả vối ngâm rượu được không?

Hiện theo các ghi chép thì chưa thấy tài liệu hoặc nghiên cứu nào cho biết quả vối, nụ vối có thể ngâm rượu. Do vậy bạn không nên ngâm rượu vối để tránh những hậu quả, tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.

Những lưu ý khi uống nước quả vối, lá vối, nụ vối?

Không nên uống khi đói bụng: Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, Hội Đông y Việt Nam cho biết, uống nước vối khi đói bụng sẽ hay bị cồn cào bởi nước vối có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, chống đầy bụng, ăn ngon miệng… vì tác dụng này nên uống khi đói sẽ làm nhu động ruột hoạt động nhiều, gây cảm giác thèm ăn, mệt mỏi, sa sầm mặt mày, mất năng lượng.

Quả vối có tác dụng gì? Quả vối ăn được không?

Người quá gầy hoặc sức khỏe yếu không nên dùng nụ, quả và lá vối. Lá vối có tính chất kiểm soát lượng đường trong máu, lại giúp giảm cân, vì vậy người gầy yếu không nên dùng.
Phụ nữ có thai cũng cần thận trọng khi dùng, không nên uống nước vối quá đặc làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Cũng không nên uống quá nhiều nước vối.

Thời gian hãm trà vối khô uống tối thiểu là 15 phút để đảm bảo hấp thụ đầy đủ các thành phần có lợi. Không uống quá nhiều nước vối một ngày, chỉ cần uống khoảng một ấm trà hoặc một ly nước là đủ. Tránh uống thay nước lọc, gây ảnh hưởng tới hệ bài tiết.

Mời bạn tham khảo:

5/5 - (3 bình chọn)
Share.

Comments are closed.