Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Những chất dinh dưỡng có trong quả mít

0

Cập nhật vào 29/12

Trong mít có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất, mỗi ngày nếu ăn 3 – 4 múi thì rất tốt. Bạn không nên ăn mít khi đói vì sẽ dễ bị đầy bụng, khó chịu.

1. Thành phần chất dinh dưỡng có trong quả mít

Dinh dưỡng cơ bản có trong 100g mít

  • Calo: 94 Kcal
  • Chất béo: 0.64g
  • Chất bột đường: 24g
  • Carbohydrate: 23.5g
  • Protein: 1.72g
  • Chất xơ: 4g

Các loại Vitamin có trong 100g mít

  • Vitamin A: 110 IU
  • Vitamin C: 13.7 mg
  • Vitamin E: 0.34 mg
  • Riboflavin B2: 0.055 mg
  • Niacin B3: 0,92 mg
  • Vitamin B6: 0,105 mg 
  • Folate: 24 mcg

Các khoáng chất có trong 100g mít

  • Canxi: 34 mg
  • Sắt: 0,6 mg
  • Magie: 37 mg
  • Phốt pho: 21 mg
  • Kali: 303 mg
  • Natri: 3 mg
  • Kẽm: 0,42 mg
  • Đồng: 0,2 mg
  • Mangan: 0,2 mg
  • Selen: 0,6 mcg
Trong mít có nhiều thành phần dinh dưỡng đến không ngờ
Trong mít có nhiều thành phần dinh dưỡng đến không ngờ

2. Ăn mít có tốt không? Ăn mít có tác dụng gì?

Từ bảng thành phần dinh dưỡng có trong 100g mít trên, có thể thấy mít là loại quả giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe con người. Dưới đây là những tác dụng của mít:

Tăng cường hệ miễn dịch

Quả mít là loại trái cây có nguồn vitamin C tuyệt vời. Vitamin C là loại chất giúp cơ thể chống hiện tượng nhiễm virus và nhiễm khuẩn, tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch bằng cách hỗ trợ chức năng của các tế bào máu trắng. Một chén nước ép từ mít có thể cung cấp cho cơ thể một số lượng lớn chất oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể.

Ổn định hệ tiêu hóa

Mít góp phần cải thiện hệ thống tiêu hóa khi ăn thường xuyên do hàm lượng chất xơ cao (3g cho mỗi 160g). Nó không gây đau dạ dày ngay cả khi ăn với số lượng lớn và cải thiện nhu động ruột. Nó cũng bảo vệ ruột kết bằng cách loại bỏ các thành phần gây ung thư ra khỏi ruột già.

Tốt cho hệ thần kinh, cơ bắp

Trong mít có chứa nhiều vitamin B1 và B6, loại chất cần thiết cho sự phát triển của sợi cơ và thần kinh. Do vậy mít tốt cho cơ thể cả về thể chất lẫn tinh thần.

Tốt cho tim mạch, ổn định huyết áp

Mít giàu khoáng chất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là kali. Chất này đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tim mạch và là thành phần được tìm thấy nhiều trong tế bào cũng như trong chất dịch của cơ thể.

Khi được bổ sung đầy đủ kali, cơ thể bạn có khả năng giữ ổn định nhịp tim và huyết áp, đồng thời giảm lượng cholesterol dư thừa trong máu. (Tìm hiểu thêm về các loại quả tốt cho người cao huyết áp Tại đây)

Làm chắc khỏe xương khớp, ngăn ngừa thiếu máu

Việc ăn mít rất được khuyến nghị vì nó giúp bổ sung canxi để xương chắc khỏe. Bên cạnh việc cung cấp canxi cho cơ thể, nó còn chứa vitamin C và magie giúp cơ thể tiếp tục hấp thu canxi.

Mít cũng chứa nhiều chất sắt, giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu và kiểm soát việc giúp lưu thông máu trong cơ thể. (Tham khảo thêm về các loại quả tốt cho xương khớp Tại đây)

Giúp tuyến giáp khỏe mạnh

Trong mít chứa hàm lượng đồng tương đối nhiều. Đồng là khoáng chất giữ vai trò quan trọng cho sự trao đổi chất trong cơ thể, đặc biệt là sự sản sinh và hấp thụ hormone. Ngoài ra, nó còn giúp cho tuyến giáp luôn khỏe mạnh. 

Ngăn ngừa ung thư

Ăn mít thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa ung thư. Lợi ích này có được là nhờ vào các thành phần như Isoflavones, saponins hay lignans.

  • Lignans là một hợp chất hóa học tương tự như Estrogen. Nó hoạt động bằng cách chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do. Nghiên cứu cho thấy, Lignans có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, ung thư vú và ung thư tử cung ở phụ nữ. Nam giới được bổ sung chất này cũng có nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn.
  • Saponin: Chất này có khả năng kích thích tế bào bạch cầu hoạt động mạnh, đồng thời ức chế quá trình tăng sinh của các tế bào ác tính và tiêu diệt chúng. Nhờ đó phòng ngừa ung thư hữu hiệu.
  • Isoflavones: Chất này cũng có tác dụng tích cực trong việc ngăn ngừa ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về các loại quả có tác dụng chống ung thư khác Tại đây.

Tốt cho mắt

Mít chứa lượng vitamin A bằng lượng vitamin A của khoảng ¼ ly cà rốt nên loại trái cây này có khả năng phòng ngừa các bệnh về mắt như chứng quáng gà. Ăn mít sẽ làm chậm quá trình thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, bảo vệ thị lực. (Xem thêm về các loại hoa quả tốt cho mắt Tại đây)

Tốt cho sinh sản

Hạt mít giàu protein, kali, canxi và sắt. Theo y học cổ truyền Trung Quốc, thường xuyên ăn hạt mít chín có thể cải thiện chất lượng tinh dịch và tăng số lượng tinh trùng.

3. Ăn mít như thế nào là đúng cách?

  • Mỗi lần ăn mít, bạn chỉ nên ăn 80-100g mít tươi, tương đương 4-5 múi. Ăn quá nhiều mít một lúc sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao, nóng gan, không tốt cho gan thận.
  • Không nên ăn mít khi đói
  • Không nên ăn mít vào buổi tối bởi trong mít có nhiều chất xơ gây chướng bụng, khó tiêu ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn.
  • Khi ăn mít, bạn nên nhai kỹ và ăn kèm với những loại hoa quả chín khác để đảm bảo cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
  • Những người bị bệnh tiểu đường hay bị gan nhiễm mỡ, mỡ trong máu cao hạn chế ăn mít vì lượng đường trong mít cao, khi ăn sẽ dẫn đến tăng lượng đường trong máu một cách nhanh chóng.
  • Trẻ em hay những người bị mụn nhọt, rôm sảy cũng không nên ăn mít quá nhiều vì lượng đường trong máu cao sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh về da phát triển.
  • Người bị béo phì nên ăn ít mít bởi các loại hoa quả chứa đường như mít sẽ dẫn đến tích mỡ trong màng bụng và khiến cho mạch máu khó lưu thông.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm:

4. Cách chọn mít chín cây, không tiêm hóa chất

Hiện nay nhiều thương lái, người bán vì lợi nhuận mà tẩm hóa chất vào mít để mít được tươi lâu, chín màu đẹp mắt. Để có thể chọn được mít chín cây chuẩn, an toàn, bạn cần dựa vào các đặc điểm sau:

  • Hình dáng quả mít: Khi mua, bạn nên chọn quả mít có hình dáng tròn đều, không có chỗ lõm. Những quả có eo, lõm dễ bị sâu, cứng hoặc nhiều xơ. Nên chọn những quả khi nhấc lên thấy nặng tay. Quả mít chín tự nhiên có phần mắt mở to, gai không nhọn và thưa hơn so với lúc trái còn xanh. Trong khi đó quả mít chín ép có gai nhọn, rất cứng và dày.
  • Mùi thơm: Mít chín có mùi thơm rất đặc trưng, đi từ xa đã ngửi thấy. Mít tiêm thuốc sẽ không thơm lừng như mít chín cây, thậm chí là không có mùi.
  • Nhựa mít: Khi bổ nếu thấy ra ít nhựa và không có nhựa trắng thì đó là quả mít chín cây. Trong khi mít tiêm thuốc thường có nhựa trắng chảy ra từ trong ruột, do quả mít được hái xuống khi còn xanh và tác động của thuốc.
  • Múi mít: Múi mít của những quả chín cây thường có màu vàng óng, cùi dày, vị ngọt bùi, xơ mít màu vàng nhạt hoặc màu trắng. Mít chín ép, múi cũng có màu vàng nhưng ăn cảm giác bị sượng, xơ mít màu vàng đậm như múi mít

5. Cách bảo quản mít trong tủ lạnh

Trong trường hợp nếu bạn mua quả mít, muốn bóc múi ra bảo quản ăn dần thì có thể đựng trong hộp nhựa, đậy nắp thật kín. Cần thiết thì có thể cuộn thêm một lớp màng quấn thực phẩm. Mít chín thường có mùi khá nồng, để trong tủ lạnh dễ ám mùi lên thực phẩm xung quan nên bạn cần đậy thật kín.

6. Một số món ăn, thức uống chế biến từ mít

Sinh tố mít

Sinh tố mít
Sinh tố mít

Chuẩn bị:

  • 60gr mít
  • 20ml sữa tươi
  • 40ml sữa đặc
  • 20gr đường
  • 20gr sữa chua
  • Đá viên
  • Dụng cụ làm sinh tố mít: máy xay sinh tố, dao, thớt, muỗng, ly…

Cách làm: Cho lần lượt mít, sữa tươi, sữa đặc, sữa chua và đường vào máy xay nhuyễn hỗn hợp. Khi sinh tố đã bắt đầu sánh mịn, bạn cho đá viên vào xay thêm 5 – 8 giây là được. Xay sinh tố quá lâu sẽ dễ làm thành phẩm bị tách nước.

Sữa chua mít

Sữa chua mít
Sữa chua mít

Chuẩn bị:

  • Mít: 4 – 5 múi, thái sợi dài.
  • Sữa chua có đường: 1 hộp
  • Sữa đặc: 1 thìa
  • Sữa tươi
  • Trân châu hoặc thạch
  • Hoa quả thái lựu: lê, dưa hấu, táo…
  • Đá bào

Cách làm: Cho mít, hoa quả thái lựu, trân châu hoặc thạch vào bát. Đổ 1 hộp sữa chua vào, thêm sữa đặc và 5 – 6 thìa sữa tươi. Cuối cùng cho ít đá bào vào trộn đều là sẵn sàng thưởng thức.

7. Một số câu hỏi người đọc thường thắc mắc khi ăn mít

Ăn mít có béo không?

Trong 100gr mít chín chỉ có khoảng 95 calo. Đây được cho là lượng calo ít so với mặt bằng chung của những loại trái cây khác. Việc ăn mít có tăng cân không sẽ phụ thuộc vào số lượng và cách ăn của mỗi người.

Các nghiên cứu cho thấy, dù có tính ngọt nhưng mít sẽ không gây béo phì nếu ăn đúng cách. Đây là loại quả giàu chất xơ, không có chất béo và còn có thể tăng cảm giác no lâu hơn.

Bạn có thể uống sinh tố mít 1 cốc/ngày, khoảng 300–400ml sẽ giúp cung ứng năng lượng cho cơ thể và giúp giảm béo nhanh chóng. Tốt nhất là nên uống sau bữa ăn 1 tiếng.

Ăn mít có nóng không?

Hầu hết phụ nữ thường nghĩ rằng sẽ gây nóng cho cơ thể và gây nổi mụn. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, mít không hề gây nóng cho cơ thể.

Mít là nguồn cung cấp vitamin và muối khoáng quan trọng trong chế độ ăn của mỗi người, vì ăn trực tiếp không qua nấu nướng nên có thể giữ nguyên được hàm lượng vitamin và khoáng chất.

Những người có cơ địa hay bị mọc mụn nhọt, rôm sảy, hay bị chắp lẹo mắt không nên ăn nhiều, vì sẽ làm tăng lượng đường trong máu là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển, nhất là tụ cầu, nguyên nhân gây nên tình trạng mụn nhọt, chốc lở.

Ăn mít khi đói có sao không?

Ăn mít lúc đói sẽ khiến hàm lượng đường trong máu của cơ thể tăng cao đột ngột, đầy bụng, khó tiêu. Lời khuyên cho bạn là chỉ nên ăn mít sau khi ăn cơm 1-2 tiếng.

Trẻ em ăn mít có tốt không?

Thực tế thì với những trẻ khỏe mạnh thì việc ăn mít rất tốt, không có vấn đề gì ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu trẻ bị rôm sảy, mụn nhọt thì mẹ cũng hạn chế cho con ăn nhiều bởi lượng đường trong mít khá lớn, nếu trẻ ăn sẽ khiến lượng đường trong máu cao thuận lợi cho vi trùng gây bệnh ngoài da phát triển như liên cầu, tụ cầu …

Bà bầu 3 tháng ăn mít có được không?

Bà bầu 3 tháng hay bất cứ thời điểm nào đều có thể ăn mít, điều quan trọng là ăn với liều lượng vừa phải. Mỗi ngày bà bầu chỉ nên ăn 4 – 5 múi ( tương đương 80 – 100g).

Thường xuyên ăn mít sẽ giúp bà bầu tăng hệ miễn dịch, ngừa thiếu máu, chống đau mỏi xương khớp, có đủ năng lượng để hoạt động, đẹp da, điều hòa huyết áp.

Trên đây bài viết đã chia sẻ chi tiết xung quanh các vấn đề liên quan đến thành phần dinh dưỡng trong quả mít, cách chọn – chế biến – bảo quản mít, cách ăn mít đúng cách tốt cho sức khỏe. Hy vọng đây sẽ là cẩm nang để bạn bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và người thân yêu của mình. Nếu thấy bài viết hữu ích, đánh giá 5 sao để mình có thêm động lực chia sẻ nhiều thông tin bổ ích hơn nhé!

Mời bạn tham khảo:

5/5 - (2 bình chọn)
Share.

Comments are closed.