Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Các chất dinh dưỡng có trong quả cam

0

Cập nhật vào 24/03

Mặc dù thường xuyên ăn cam nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi trong loại quả này chứa các thành phần dinh dưỡng nào, có giá trị như thế nào đối với sức khỏe chưa. Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau nhé!

1. Thành phần chất dinh dưỡng có trong quả cam

Ở nước ta, tương ứng với mỗi vùng miền sẽ có loại cam khác nhau như Cam Cao Phong Hòa Bình, Cam sành Hà Giang, Cam bù Hà Tĩnh, Cam Khe Mây Hà Tĩnh, Cam xoàn Lai Vung, Cam canh, Cam sành Hàm Yên, Cam Vinh,… Mỗi loại cam sẽ có những đặc điểm, tính chất khác nhau nhưng hàm lượng dinh dưỡng thì không có quá nhiều sự khác biệt.

Cam là loại quả chứa ít calo nhưng nhiều dinh dưỡng cần thiết
Cam là loại quả chứa ít calo nhưng nhiều dinh dưỡng cần thiết

Cam là một trong những loại hoa quả có hàm lượng calo tương đối thấp mà lại chứa đầy đủ những chất dinh dưỡng cần thiết. Theo nghiên cứu, cứ 100g tương đương với nửa quả cam thường chứa các chất dinh dưỡng sau:

Dinh dưỡng cơ bản có trong 100g cam

  • Calo: 49
  • Nước: 87%
  • Đường: 9.4 gram
  • Protein: 0.94 g
  • Carbonhydrate: 11.89 g
  • Chất xơ: 2.50 g
  • Chất béo: 0.30 g

Các loại Vitamin có trong 100g cam

  • Vitamin A: 230 IU
  • Vitamin C: 48.5 mg
  • Vitamin B1: 0.087 mg
  • Vitamin B2: 0.040 mg
  • Vitamin B3: 0.374 mg
  • Vitamin B6: 0.063 mg
  • Folate: 39 μg

Các khoáng chất có trong 100g cam

  • Canxi: 40 mg
  • Sắt: 0.09 mg
  • Magie: 10 mg
  • Kali: 179 mg
  • Kẽm: 0.06 mg
  • Đồng: 39 mg
  • Mangan: 0.023 mg

Cam là một trong những loại quả có chứa nhiều Vitamin C, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm những loại quả khác giàu Vitamin C trong bài Loại quả chứa nhiều Vitamin C.

2. Ăn cam có tốt không? Ăn cam có tác dụng gì?

Ngăn ngừa bệnh tim mạch

Cam chứa nhiều hợp chất flavonoids có khả năng giảm và cân bằng huyết áp, phòng chống bệnh tim mạch cực kỳ hiệu quả. Đồng thời, hàm lượng chất xơ tương đối lớn trong cam giúp giảm thiểu nồng độ cholesterol trong máu.

Xem thêm về các loại quả tốt cho người bị tim mạch.

Cải thiện hệ miễn dịch

Vitamin B trong cam giúp phòng chống các bệnh viêm nhiễm, tăng cường hệ miễn dịch. Chính vì vậy, cam có khả năng chống viêm, ứng chế các tế bào gây ung thư, chống cảm cúm, làm dịu cơn đau đường ruột, dạ dày.

Chữa lành các vết thương

Vitamin C của cam khi đi vào trong cơ thể sẽ sản xuất ra collagen – protein giúp tạo ra các mô liên kết. Vì thế, các vết cắt, vết thương hay xước da nhanh chóng lành lặn. Đồng thời, vitamin C còn giúp chữa bệnh chảy máu chân răng, giúp cải thiện sức khỏe đối với người ốm.

Giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Cam rất giàu chất xơ, có tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Loại trái cây này còn giúp ngăn ngừa viêm loét dạ dày và trào ngược axit. Do đó hãy thêm một quả cam vào chế độ ăn hàng ngày, đặc biệt nếu bạn đang có vấn đề về táo bón mãn tính. Bên cạnh đó, các thành phần trong trái cam còn giúp bạn ngăn ngừa vấn đề dạ dày.

Tăng cường trí nhớ

Cam giàu các dưỡng chất thực vật và axit folic, đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy sự phát triển của não. Ngoài ra các flavonoid trong cam sản xuất flavanoes có khả năng kích hoạt kết nối ở vùng hải mã, nơi chịu trách nhiệm cho trí nhớ và học tập.

Ngăn ngừa sỏi thận

Sỏi thận là tình trạng những khoáng chất nhỏ tích tụ trong thận của bạn, thường gây ra các triệu chứng như đau dữ dội, buồn nôn hoặc máu trong nước tiểu. Nước cam có thể làm tăng độ pH của nước tiểu, làm cho nó có tính kiềm hơn. Các nghiên cứu cho thấy rằng độ pH nước tiểu cao hơn, kiềm hơn có thể giúp ngăn ngừa sỏi thận.

Phòng chống ung thư

Trong trái cam chứa các chất thuộc nhóm flavonoid như hesperitin và naringinin. Những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng nước cam làm giảm bệnh bạch cầu ở trẻ em, cũng như chống lại bệnh ung thư vú, ung thư gan và ruột kết.

Xem thêm về các loại quả có tác dụng phòng chống ung thư.

Lấy lại vóc dáng đẹp

Cam chứa nhiều chất xơ giúp no lâu, làm chậm quá trình tiêu hóa nên đây là thực phẩm phù hợp cho những người thừa cân muốn lấy lại dáng thon gọn. Ngoài ra, vitamin C trong cam cũng giúp làn da mềm mịn, sáng bóng.

Mời bạn tìm hiểu thêm:

3. Hướng dẫn cách chọn cam tươi, ngọt

  • Nên mua cam có màu vàng đậm, mỏng vỏ, căng tròn, sáng bóng. 
  • Vỏ cam còn tươi, khi sờ vào không bị mềm nhũn.
  • Chọn những quả cam có cuống tươi hoặc héo nhưng phải chặt, không dễ bẻ rụng cuống. Những quả cam không còn cuống nhưng vỏ vẫn tươi, bóp nhẹ tiết ra dầu, đáy cuống còn tươi chứng tỏ đây là cam già, bị rụng.
  • Nên chọn từng quả cam nặng tay, chắc nịch tức là mọng nước
  • Cam thường chín rộ vào những tháng cuối năm, vì vậy bạn nên mua cam đúng mùa để có được những quả cam mọng nước, ngọt lịm

4. Hướng dẫn ăn cam đúng cách

Cam nếu được chế biến, ăn sai cách sẽ làm mất đi những chất dinh dưỡng. Vậy bạn đã ăn cam đúng cách chưa? Dưới đây là hướng dẫn ăn cam đúng cách bạn có thể tham khảo:

  • Mỗi ngày bạn nên ăn từ 1 đến 2 quả cam để cải thiện sức khỏe. Khoảng thời gian tốt nhất để ăn cam là vào buổi sáng ngay sau khi tập thể dục để bổ sung những chất dinh dưỡng thiết yếu giúp phục hồi sức lực.
  • Nếu trong một ngày bạn ăn quá 3 quả cam sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đường ruột. Bởi việc tiêu thụ một lượng vitamin C lớn cùng việc tăng acid oxalic chuyển hóa có thể dẫn đến sỏi tiết niệu và sỏi thận. Thêm vào đó, lượng axit trong cam cũng có hại cho răng, miệng và có thể làm đau dạ dày.
  • Bạn không nên ăn vào lúc đói bởi vitamin C và lượng axit trong cam sẽ làm bạn bị xót ruột, cồn cào bụng, ảnh hưởng đến hiệu quả học tập, công việc. Nếu ăn cam ngay khi no cũng làm chậm quá trình tiêu hóa bởi hàm lượng trong cam bị lên men. Vì vậy, bạn nên ăn cam sau bữa ăn từ khoảng 1 đến 2 giờ đồng hồ.
  • Không nên ăn cam trước khi đi ngủ: Do cam có tác dụng sinh tân dịch lợi tiểu, dễ gây đi tiểu đêm làm mất giấc ngủ ngon của bạn.
  • Không uống sữa với ăn cam cùng một lúc hoặc thời gian gần nhau. Lí do bởi lượng vitamin C và axit tartaric trong cam sẽ phản ứng với protein trong sữa gây ra tình trạng đau bụng, chướng bụng, tiêu chảy, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.
  • Không ăn cam cùng củ cải sẽ gây bướu cổ
  • Không cho những người vừa phẫu thuật về đường tiêu hóa hay bị đau dạ dày ăn cam.
  • Không dùng nước cam để uống thuốc
  • Nếu vắt nước cam để uống thì không nên để nước cam ở một nhiệt độ quá cao, nơi bụi bẩn, tủ lạnh quá lâu sẽ làm nước cam mất hết các chất dinh dưỡng cần có, đặc biệt là vitamin C, thậm chí sẽ gây ra rối loạn tiêu hóa, phản tác dụng vốn có. 
Mỗi ngày chỉ nên ăn 1 đến 2 quả cam để đạt hiệu quả tốt nhất
Mỗi ngày chỉ nên ăn 1 đến 2 quả cam để đạt hiệu quả tốt nhất

Bạn tham khảo thêm: 3 loại cam vắt lấy nước thơm ngon cho ngày hè

5. Hướng dẫn cách chế biến món ăn, đồ uống đơn giản làm từ cam

Thạch cam

Thạch cam
Thạch cam

Để làm được thạch cam, bạn cần chuẩn bị cam tươi, đường trắng và gelatine. Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu: Ngâm gelatine trong nước sạch khoảng 10 phút, cam cắt đôi rồi vắt lấy nước.
  • Bước 2: Vỏ cam sau khi vắt nước thì cho vào nồi cùng 1 lít nước để đun sôi khoảng 20-30p thì tắt bếp.
  • Bước 3: Tinh dầu cam chỉ còn âm ấm thì cho gelatine vào rồi bật bếp nhỏ lửa để gelatine sánh mịn.
  • Bước 4: Cho thạch ra khuôn hoặc ly để nguội. Sau đó làm lạnh trong tủ đá. 

Như vậy là bạn đã hoàn thành món thạch cam mát mẻ vào mùa hè rồi đó. Thật đơn giản phải không?

Nước cam vắt

Nước cam vắt
Nước cam vắt

Vào mùa hè oi bức, một chai nước cam vắt vừa giúp giải khát vừa phục hồi sức lực hiệu quả. Để có được cam vắt nguyên chất, bạn nên làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu gồm có cam tươi, đường trắng, đá viên. 
  • Bước 2: Cam bổ đôi theo chiều ngang, sau đó dùng dụng cụ vắt hoặc vắt tay. Lưu ý khi vắt tay cần bỏ hết hạt cam.
  • Bước 3: Thêm đường trắng rồi khuấy đều cho tan đường, lượng đường ít hay nhiều là tùy vào khẩu vị mỗi người.
  • Bước 4: Thêm chút đá là bạn đã hoàn thành một thức uống tươi mát.

Ngoài ra, còn có rất nhiều món ăn được chế biến từ cam như phi lê cá sốt cam, chè đậu xanh vỏ cam, bò xào sốt cam, bánh bông lan vị cam, mứt cam xào, trà cam táo,…

Siro cam

Siro cam
Siro cam

Một lọ siro cam trong góc bếp sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe, chữa ho, cảm cúm cực kỳ tốt. Cùng tìm hiểu cách làm nhé:

  • Bước 1: Rửa sạch cam rồi thái thành những miếng mỏng. Sau đó cho tất cả vào xoong, thêm đường cùng vani.
  • Bước 2: Cho nước xâm xấp với lượng cam, rồi đun nhỏ lửa đến khi hỗn hợp đặc lại có màu vàng đậm.
  • Bước 3: Để nguội rồi cho vào lọ có nắp, bảo quản ở nơi khô thoáng, mát mẻ.

Hy vọng rằng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát về hàm lượng dinh dưỡng cùng công dụng, cách chế biến và lưu ý khi sử dụng cam. Chúc bạn sẽ có được những thức uống, món ăn tuyệt vời từ cam.

Mời bạn tham khảo:

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.