Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Những chất dinh dưỡng có trong quả dừa

0

Cập nhật vào 24/03

Quả Dừa không chỉ là loại đồ uống giải khát thanh mát ngày hè nó còn có nhiều tác dụng khác như làm đẹp da, chống oxy hóa, tốt cho đường tiêu hóa và tim mạch.

1. Thành phần chất dinh dưỡng trong quả dừa

Trên thực tế, quả dừa gồm cùi dừa và nước dừa đều được sử dụng chế biến thành các món đồ uống, món ăn khác nhau, chúng đều rất tốt cho sức khỏe.  Vị ngọt, thanh mát tự nhiên là lựa chọn hoàn hảo cho ngày hè, sử dụng thay thế đường trong các món ăn. Do đó, nó được yêu thích trên toàn thế giới.

Dinh dưỡng cơ bản có trong 100g nước dừa

  • Năng lượng: 19 Kcal
  • Tinh bột: 3,71g
  • Chất đạm: 0,72g
  • Chất béo bão hòa: 0,2 g
  • Cholesterol: 0mg
  • Chất xơ: 1,1g

Các loại Vitamin có trong 100g nước dừa

  • Vitamin B9: 3µg
  • Vitamin B3: 0,08mg
  • Vitamin B5: 0,043mg
  • Vitamin B6: 0,032mg
  • Vitamin B2: 0,057mg
  • Vitamin B1: 0,03mg
  • Vitamin C 2,4mg

Các khoáng chất có trong 100g nước dừa

  • Sodium: 105g
  • Potassium 250g
  • Canxi: 24mg
  • Đồng: 40mcg
  • Sắt: 0,29 mg
  • Magie: 25 mg
  • Magan: 25mg
  • Kẽm: 0,1mg

Dinh dưỡng cơ bản có trong 100g cùi dừa

  • Calo: 283
  • Protein: 3g
  • Carb: 10g
  • Chất béo: 27g
  • Đường: 5g
  • Chất xơ: 7g

Các khoáng chất có trong 100g cùi dừa

  • Mangan: 60% DV
  • Selen: 15% DV
  • Đồng: 44% DV
  • Photpho: 13% DV
  • Kali: 6% DV
  • Sắt: 11% DV
  • Kẽm: 10% DV

*DV (Daily Value): Lượng dinh dưỡng khuyến nghị hằng ngày

Cả nước dừa và cùi dừa đều chứa những dưỡng chất quan trọng
Cả nước dừa và cùi dừa đều chứa những dưỡng chất quan trọng

2. Ăn dừa có tác dụng gì? Ăn dừa có tốt không?

Giải nhiệt và bổ sung chất điện giải

Nước dừa mang một lượng kali điện giải tốt, cứ 100ml nước dừa có 250 mg kali và 105 mg natri. Các chất này giúp bổ sung lượng điện giải bị thiếu hụt trong cơ thể do tiêu chảy (phân lỏng).

Nước dừa còn là thức uống sảng khoái, đánh tan cơn khát mùa hè nhiệt đới đang khắc nghiệt. Nó chứa nhiều đường đơn, chất điện giải và khoáng chất để bổ sung tình trạng mất nước bên trong cơ thể con người.

Giảm vấn đề về tiết niệu

Nếu bạn uống nước dừa thường xuyên có thể làm giảm các vấn đề về tiết niệu. Những người bị bệnh tiểu rắt, và các bệnh tiết niệu khác nên uống nhiều nước dừa để làm giảm triệu chứng của bệnh.

Chống lão hóa và ung thư

Các nghiên cứu cho thấy các cytokinin (ví dụ: kinetin và trans-zeatin) trong nước dừa được tìm thấy có tác dụng chống lão hóa, chống ung thư và chống huyết khối (chống hình thành cục máu đông) đáng kể.

Tốt cho tim mạch

Theo các nhà nghiên cứu, những nhân có huyết áp cao thường có mức độ kali thấp. Vì vậy, uống nước dừa thường xuyên có thể khá hiệu quả trong việc điều hòa huyết áp do nồng độ cao kali và axit lauric.

Tương tự, một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nước dừa có thể giúp tăng HDL (tốt) cholesterol, và làm cho nó là một thứ nước tuyệt vời tự nhiên để điều trị duy trì sức khỏe tim mạch.

Cơm dừa rất giàu chất xơ, khi ăn dừa, chất xơ hấp thụ vào cơ thể giúp loại bỏ được nhiều cholesterol xấu gây những bệnh về tim mạch như huyết áp cao, rối loạn nhịp tim, rối loạn hô hấp… (Xem thêm về các loại quả tốt cho tim mạch Tại đây)

Hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Nước dừa tươi là một chất điện giải tự nhiên giúp tăng cường trao đổi chất của cơ thể. Vì vậy, tác dụng của nước dừa tươi rất tốt cho những người bị thừa cân vì loại nước này rất giàu triglyceride chuỗi trung bình, một dạng chất béo có thể giúp giảm cân.

Theo một nghiên cứu vào tháng 6/2006 trên tạp chí y khoa Ceylon Medical Journal, trong quá trình tiêu hóa, triglyceride chuỗi trung bình trong nước dừa tươi chuyển hóa thành triglyceride đơn và các axit béo tự do chuỗi trung bình. Cơ thể sẽ sử dụng hai chất này ngay lập tức để tạo ra năng lượng chứ không dự trữ dưới dạng mỡ.

Triglyceride chuỗi trung bình còn có khả năng tăng cường năng lượng, vì vậy giúp hạn chế đói hiệu quả hơn các dạng chất béo khác. Những chất béo đặc biệt có trong nước dừa tươi giúp duy trì trọng lượng cân đối cho cơ thể và giúp giảm cân.

Các nghiên cứu cho thấy chất béo triglyceride chuỗi trung bình trong cùi dừa có thể giúp bạn thấy no hơn và từ đó tránh được tình trạng ăn quá nhiều. Hơn nữa, loại chất béo này còn giúp đốt cháy calo và chất béo, từ đó hỗ trợ giảm cân.

Hỗ trợ điều trị tiêu chảy

Nước dừa được cung cấp cho bệnh nhân bị tiêu chảy thay thế lượng chất lỏng mất đi từ đường tiêu hóa. Độ thẩm thấu của nước dừa nạo lớn hơn một chút so với độ thẩm thấu của dung dịch ORS (Liệu pháp bù nước bằng đường uống) được WHO khuyến nghị. 

Tuy nhiên, không giống như WHO-ORS, nước của nó rất ít natri và clorua, nhưng lại giàu đường và axit amin. Các thành phần này biến nước dừa thành thức uống lý tưởng thay cho bất kỳ loại đồ uống giải khát nào khác có sẵn trên thị trường có tác dụng điều chỉnh tình trạng mất nước.

Tăng năng lượng trong cơ thể

Sử dụng dừa thường xuyên có thể làm tăng năng lượng trong cơ thể bằng cách đốt cháy các chất béo. Chất béo trung tính trong dừa có thể làm tăng 5% năng lượng và hạn chế cơn đói.

Những người thường xuyên uống nước dừa hoặc sử dụng các sản phẩm từ dừa có thể đi bộ nhiều giờ liên tục mà không bị hạ đường huyết. Ngoài ra, dừa cũng thúc đẩy hoạt động của tuyến giáp và giúp làm giảm các triệu chứng mệt mỏi mãn tính.

Nước dừa tươi ngăn ngừa sỏi thận

Sỏi thận hình thành khi canxi, oxalate và các hợp chất khác kết hợp lại để hình thành các kết tụ dạng sỏi. Uống đủ nước là yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa bệnh này. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tác dụng của nước dừa thậm chí còn có nhiều hơn nước lọc trong việc giúp phòng ngừa sỏi thận. (Xem thêm về các loại quả tốt cho thận Tại đây)

Làm đẹp da

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng cytokinin được tìm thấy trong nước dừa giúp điều chỉnh sự phát triển tế bào da. Bên cạnh đó trong nước dừa có chứa acid lauric có thể giảm thiểu sự lão hóa của tế bào da, cân bằng độ PH và giữ cho các mô da liên kết mạnh mẽ, làm ẩm cho da. (Xem thêm về các loại quả tốt cho da Tại đây)

Vì vậy, chỉ cần áp dụng thoa nước dừa lên vùng da xấu xí mỗi tối trước khi đi ngủ có thể giúp hạn chế mụn trứng cá, nếp nhăn, vết rạn, ngứa da và eczema.

Có thể bạn cũng quan tâm:

3. Cách chọn dừa ngon, nhiều nước

Quan sát cuống dừa

Đầu tiên bạn cần để ý thật kỹ phần cuống, nếu cuống dừa bị sủi bọt thì chắc chắn nó đã bị tiêm đường hóa học để tăng độ ngọt của nước dừa. Một số người còn tiêm đường hóa học vào quả dừa rồi để vào tủ lạnh giúp phần cuống trở về trạng thái ban đầu. Để an toàn hơn, bạn nên chọn những quả dừa còn nguyên chùm, và chưa bị gọt. Tiếp theo, nếu dừa sau khi gọt một lúc mà vẫn có màu trắng thì có thể nó đã bị ngâm chất tẩy trắng đấy nhé!

Quan sát kích thước

Kích thước ảnh hưởng đến độ ngọt của nước dừa. Bạn nên chọn các trái dừa nhỏ vừa phải, tầm 1 – 1,5 kg. Không nên chọn quả quá to, nước sẽ nhạt. Đồng thời, bạn dùng tay búng nhẹ quả dừa, thấy âm thanh nặng, quả dừa này nhiều cùi và nước ngọt. Còn nếu nghe tiếng trầm thì tức là dừa còn non, cơm dừa mỏng nên nước sẽ không ngọt.

Quan sát màu sắc quả dừa

Dừa xiêm có vỏ màu xanh đều, không bị dập. Nếu có màu vàng hoặc nâu thì đó là dừa đã để lâu không nên chọn.

Chọn cơ sở uy tín

Để chọn được loại dừa ngon, nước ngọt bạn cần tham khảo những người thân quen hoặc những người có kinh nghiệm chỉ cho chỗ nào bán loại dừa xiêm ngon, đúng chuẩn. Không nên mua ở những nơi nhỏ lẻ hoặc ngoài đường vì rất có thể nguồn dừa đó đã bị ngâm hóa chất hoặc tiêm đường hóa học.

4. Cách ăn dừa đúng cách

Uống nước dừa vào thời điểm nào là tốt nhất?

Uống nước dừa vào buổi sáng là thời điểm tốt nhất để: hỗ trợ việc điều tiết hormone tuyến giáp trong cơ thể, tốt cho thận, tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho hệ tiêu hóa. Uống nước dừa đúng cách giảm cân, giảm mệt mỏi, đẹp da và cung cấp năng lượng cho ngày làm việc.

Cẩn trọng khi uống nước dừa vào các thời điểm:

  • Vừa đi nắng về uống nước dừa, dễ bị đầy bụng, khó tiêu, ớn lạnh. Không tốt cho đường tiêu hóa và lá lách
  • Uống nước dừa vào buổi tối khiến cơ thể dễ bị bệnh, trúng gió, khó ngủ..
  • Vừa thể dục về uống nước dừa gây giảm sức dẻo dai. Không nên vội uống nước dừa ngay khi hoạt động nặng hoặc vui chơi thể thao. Khiến chân tay mỏi, buồn rũ, mệt mỏi, giảm sức lực.

Uống nước dừa bao nhiêu là đủ?

Các chuyên gia khuyên không nên uống quá 1-2 quả dừa hằng ngày. Trong 2 quả dừa chứa 140 Kcal năng lượng, nếu không muốn bị béo phì, thừa cân, nên uống nước dừa đúng cách, khoa học và điều độ.

Bác sĩ Đinh Thị Kim Liên, nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết nên xem nước dừa như một loại nước uống giải khát bình thường. Không nên uống hằng ngày, uống quá nhiều, thận phải hoạt động nhiều hơn bình thường, không tốt.

5. Một số công thức chế biến món ăn ngon từ quả dừa

Cách làm thịt kho cùi dừa

Món thịt kho cùi dừa thơm ngon cho bữa tối gia đình
Món thịt kho cùi dừa thơm ngon cho bữa tối gia đình

Nguyên liệu:

  • 500g thịt ba rọi
  • 1 trái dừa (Bạn hãy chọn trái dừa có cùi già thì món ăn sẽ ngon hơn)
  • Các loại gia vị cần thiết như mắm, đường, hành, tương ớt, nước màu…

Cách làm:

  • Làm sạch thịt ba rọi rồi cắt miếng vừa ăn.
  • Lấy cùi dừa khỏi trái dừa. Chỉ dùng nửa số cùi dừa nạo ra là đủ để kho với 500g thịt.
  • Cắt cùi dừa thành các miếng vừa ăn.
  • Ướp thịt ba rọi với một muỗng đường trong khoảng 15 – 30 phút để thịt giòn hơn.
  • Bỏ thịt vào nồi rồi nêm thêm nước mắm, tương ớt, nước màu rồi bắc lên bếp nấu.
  • Kho thịt với lửa nhỏ cho đến khi thịt chín vàng thì cho cùi dừa vào đảo đều.
  • Nếu nồi thịt hơi cạn, bạn đổ thêm ít nước sôi rồi lại tiếp tục đun lửa nhỏ trong khoảng 30 phút là được.
  • Trình bày ra đĩa rồi rắc thêm ít tiêu và thưởng thức.

Cách làm tôm rang cùi dừa

Món tôm rang cùi dừa thơm ngọt vô cùng hao cơm
Món tôm rang cùi dừa thơm ngọt vô cùng hao cơm

Nguyên liệu: 

  • 300g tôm tươi
  • 150g cùi dừa
  • 100g hành lá
  • 1 củ hành tím
  • Dầu ăn
  • 5g dầu gấc
  • Các gia vị cần thiết như hạt nêm, nước mắm, đường vàng…

Cách làm:

  • Làm sạch tôm tươi và cắt bỏ râu để dễ ăn hơn.
  • Ướp tôm với 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng canh đường vàng và dầu gấc.
  • Làm sạch cùi dừa rồi cắt thành từng thanh dài.
  • Ướp cùi dừa với với 1 muỗng cà phê hạt nêm.
  • Làm sạch, bóc vỏ rồi cắt mỏng hành tím.
  • Bắc chảo dầu lên bếp để phi thơm hành tím rồi cho cho tôm tươi vào đảo đều.
  • Khi tôm chuyển màu đỏ và săn lại thì cho thêm cùi dừa và một muỗng canh nước mắm vào đảo đều. Bạn có thể thêm ít nước lọc hoặc nước dừa vào rang chung để tôm chín kỹ hơn.
  • Tắt bếp và trình bày món ăn ra đĩa với ít hành lá cắt nhỏ. Bạn hãy chuẩn bị thêm cơm trắng để ăn cùng món tôm rang cùi dừa này.

Gà kho cùi dừa

Món gà kho cùi dừa vàng ươm, nhìn đã thấy thèm
Món gà kho cùi dừa vàng ươm, nhìn đã thấy thèm

Nguyên liệu:

  • 1 kg cánh gà ( bạn có thể dùng đùi gà hay nguyên con gà )
  • 1 trái dừa già
  • 1 trái ớt sừng ( ớt sừng là loại ớt ngọt, không cay, tạo màu đẹp)
  • 3 tép tỏi
  • 1 củ hành tím
  • 1 lát gừng
  • 1 muỗng canh dầu
  • 1 muỗng canh đường
  • 1 nhánh hành lá
  • Gia vị: 2 muỗng canh nước mắm +1 muỗng cà phê bột nêm + 1/2 muỗng cà phê tiêu + 1 muỗng cà phê đường + 1 muỗng canh dầu hào

Cách làm:

  • Tỏi + hành tím + hành lá+ ớt + gừng băm nhỏ. Dừa gọt bỏ vỏ nâu thái miếng hơi dày và dài.
  • Cánh gà chặt miếng vừa ăn, ướp thịt cùng chút hành, tỏi  băm + chút nước mắm và tiêu trộn đều.
  • Bắc chảo/nồi lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu + 1 muỗng canh đường, thắng màu với lửa thấp. Khi đường chuyển màu vàng nâu cánh gián thì cho hết ớt + lành lá + hành tím + gừng và ớt vào xào thơm (2-3 phút.)
  • Sau đó cho thịt gà và 2 muỗng canh nước mắm + 1 muỗng cà phê bột nêm + 1/2 muỗng cà phê tiêu + 1 muỗng cà phê đường + 1 muỗng canh dầu hào vào xào săn (5-7 phút).
  • Cuối cùng, cho dừa già vào đổ nước xăm sắp thịt, đậy nắp khi lửa vừa. Khi nước rút khoảng 2/3 thì bạn cần nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn. Đảo thịt kho thêm vài phút là tắt bếp.
  • Gà kho dừa già cho ra dĩa/tô, rắc ít hành lá thái nhỏ. Món này ăn với cơm nóng rất ngon.

Thịt kho tàu nước dừa

Thịt kho nước dừa thơm ngon béo ngậy
Thịt kho nước dừa thơm ngon béo ngậy

Nguyên liệu:

  • 500g thịt ba rọi/ thịt vai
  • 3 quả Trứng (cút/ gà/vịt)
  • Nước dừa tươi
  • Gia vị: Hành khô, tỏi, ớt, tiêu, bột nêm, đường, đường thốt nốt, muối, mắm.

Sơ chế nguyên liệu:

  • Làm sạch thịt và thái miếng vừa ăn (dạng khối).
  • Bóc vỏ hành, tỏi rồi băm hoặc giã nhỏ.
  • Giã nhuyễn hoặc xay nhỏ hạt tiêu.

Cách làm:

  • Ướp thịt với 1 ít muối, mắm, hạt nêm và đường. Cho hành tỏi đã băm vào trộn đều. Thời gian ướp tầm 15 – 20 phút để ngấm gia vị.
  • Trứng luộc chín bóc sạch vỏ.
  • Đặt nồi lên bếp vặn lửa nhỏ, chảo nóng cho một ít dầu ăn vào, cho hành băm nhỏ vào phi thơm rồi đổ ra chén.
  • Lại bắc nồi lên bếp, vặn lửa nhỏ, thêm một ít dầu ăn vào đun sôi, cho 1 muỗng đường thốt nốt vào khuấy đều. Sau đó cho thịt đã ướp sẵn vào nồi và nhẹ tay trộn đều. Thịt săn lại, cho nước dừa vào vừa lấp thịt. Vặn lửa lớn, đến khi thịt sôi thì hầm nhỏ lửa để vị ngọt của nước dừa thấm vào thịt. Sau 10 phút thịt vừa đủ độ mềm cho trứng vào để thêm 3 phút thì tắt bếp.

Ngao nấu nước dừa tươi 

Ngao nấu dừa tươi đổi vị ngày cuối tuần
Ngao nấu dừa tươi đổi vị ngày cuối tuần

Nguyên liệu:

  • Ngao: 1kg
  • Dừa tươi: 1-2 quả
  • Dứa: 1/2 quả, 2 cây sả, 1 quả ớt, 1 ít lá húng quế cho thơm
  • Gia vị: muối, sa tế, đường

Cách làm: 

  • Ngao rửa sạch vỏ. Dùng nước vo gạo ngâm ngao cùng với ớt cay thái lát, ngâm vài giờ để ngao nhả sạch bùn đất bẩn (bạn có thể chọn mua ngao đóng sẵn hộp, chỉ việc rửa sạch với nước vài lần là có ngay ngao để chế biến ngay).
  • Lấy nước từ quả dừa, dứa thái lát, sả rửa sạch, đập dập, ớt rửa sạch thái lát. Rau húng quế rửa sạch, thái khúc.
  • Cho khoảng  500-600 ml nước dừa vào nồi, thêm vài tép sả đập dập, dứa thái lát. Khi nước sôi, cho gia vị vào nồi gồm 1/2 thìa canh đường, 1/2 thìa canh sa tế. 
  • Cho ngao vào, nấu sôi ngao lên. Khi thấy ngao hé miệng là thịt ngao vừa chín tới, rắc thêm chút lá húng quế cho đủ vị.

6. Một số câu hỏi liên quan đến việc ăn dừa

Bà bầu ăn cùi dừa có tốt không?

Chuyên gia y tế Nguyễn Thị Thảo – GV Cao đẳng Dược TPHCM  – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cơ sở TPHCM trả lời là “có”. Không chỉ cùi dừa, mà tất cả các sản phẩm từ dừa đều tốt cho mẹ và thai nhi nếu sử dụng chúng đúng cách, hợp lý. Một số tác dụng như sau:

Có nhiều sữa hơn: Các chất acid trong dừa có khả năng hỗ trợ quá trình tạo thành sữa mẹ và cơ chế tiết sữa mẹ. Do đó khi ăn cùi dừa trong quá trình mang bầu sẽ giúp mẹ bầu có lượng sữa dồi dào hơn và nhiều dưỡng chất hơn.

Giảm đau nhức chân tay: Bà bầu thường xuyên gặp phải tình trạng kém lưu thông máu tới các chi, tạo cảm giác đau nhức chân. Bà bầu ăn cùi dừa có thể cải thiện tình trạng này.

Ăn cùi dừa có béo không?

Cùi dừa già chứa khá giàu calo và chất béo thực vật. Loại Chất béo chứa hàm lượng axit béo tương đối cao. Chất béo này đi vào cơ thể dẫn đến tích tụ mỡ thừa nếu ăn cùi dừa quá nhiều. Phần axit béo còn làm tăng lượng cholesterol sản sinh trong máu, làm tăng nguy cơ xảy ra các bệnh liên quan đến đường tim mạch và bệnh tiểu đường. Do đó, chị em phụ nữ nào muốn giảm cân hãy hạn chế ăn cùi dừa non, rất dễ tích tụ chất béo, khiến đầy bụng, gây tăng cân.

Uống nước dừa lúc đói được không?

Đa số mọi người cho rằng không nên uống nước dừa lúc đói. Tuy nhiên các chuyên gia lại cho biết uống nước dừa đúng cách khi đói mang lại nhiều lợi ích.

Khi đói, uống nước dừa, cung cấp thêm năng lượng, tăng cường hệ miễn dịch, rất tốt cho tim mạch và hệ tiêu hóa. Uống nước dừa đúng cách vào lúc đói là uống từ từ, không uống vội vã, uống nhiều trong cùng một lúc.

Như vậy, quả dừa có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Nước dừa là món giải khát đánh bay cơn nóng mùa hè hiệu quả, cùi dừa tạo nên vị ngọt tự nhiên, lôi cuốn trong các món ăn gia đình. Tuy nhiên, không nên ăn cùi dừa quá nhiều vì nó chứa nhiều năng lượng, dễ gây tích mỡ, tăng cân.

Mời bạn tham khảo:

4.8/5 - (5 bình chọn)
Share.

Comments are closed.