Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Những chất dinh dưỡng có trong quả lê

0

Cập nhật vào 28/12

Những chất dinh dưỡng trong quả lê rất đa dạng, bao gồm: chất xơ, đường, vitamin C, canxi, Kali… có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Đừng quên mỗi ngày nên ăn 1 trái lê nhé!

1. Thành phần chất dinh dưỡng trong quả lê

Dưới đây là thành phần dinh dưỡng có trong lê:

Dinh dưỡng cơ bản có trong 100g lê

  • Calo: 58
  • Protein: 0.38 g
  • Carbohydrate: 13.81 g
  • Chất xơ: 3.10 g
  • Chất béo: 0.12 g

Các loại Vitamin có trong 100g lê

  • Vitamin A: 24 IU
  • Vitamin C: 4.2 mg
  • Vitamin E: 0.12 mg
  • Vitamin K: 4.5 μg
  • Vitamin B1: 0.012 mg
  • Vitamin B2: 0.025 mg
  • Vitamin B3: 0.175 mg
  • Folate: 7 μg

Các khoáng chất có trong 100g lê

  • Canxi: 9 mg
  • Sắt: 0.17 mg
  • Magie: 7 mg
  • Phốt pho: 11 mg
  • Kali: 119 mg
  • Natri: 1 mg
  • Kẽm: 0.10 mg
  • Đồng: 0.082 mg
Lê là loại quả chứa nhiều dưỡng chất quan trọng
Lê là loại quả chứa nhiều dưỡng chất quan trọng

2. Ăn lê có tác dụng gì? Ăn lê có tốt không?

Thành phần dinh dưỡng trong quả lê rất nhiều, bởi vậy ăn quả này đúng cách sẽ mang nhiều giá trị sức khỏe cho người dùng.

Giúp xương chắc khỏe

là một trong số ít các loại trái cây có chứa nhiều khoáng chất boron. Đây là khoáng chất vi lượng đóng vai trò điều hòa sự hấp thu và phân phối các khoáng chất đa lượng. Chúng giúp cơ thể hấp thu canxi nên boron rất cần thiết cho “sức khỏe ” của xương.

Nếu thiếu boron, cơ thể sẽ khó tổng hợp các khoáng chất như phốt pho, magiê… Chúng sẽ bị đào thải qua đường tiểu. Khi đó, xương dễ bị loãng và gãy, các khớp xương dễ bị vôi hóa.

Bạn có thể tham khảo thêm về các loại quả tốt cho xương khớp.

Ngừa lão hóa

Hàm lượng vitamin C dồi dào trong lê sẽ giúp đánh bại các gốc tự do, bảo vệ cho các tế bào, ngăn ngừa tình trạng lão hóa cho da và giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh.

Phòng tránh tiểu đường

Lê – đặc biệt là giống lê đỏ – có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu lớn ở hơn 200.000 người cho thấy rằng ăn nhiều các loại trái cây giàu anthocyanin (như lê đỏ) có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 thấp hơn 23%.

Ngoài ra, lượng chất xơ trong quả lê làm chậm quá trình tiêu hóa, giúp cơ thể có nhiều thời gian hơn để phá vỡ và hấp thụ carbs. Điều này giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, giúp ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường.

Bạn có thể tham khảo thêm về Các loại quả tốt cho người bị tiểu đường.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Thành phần dinh dưỡng trong quả lê giàu chất xơ hòa tan và không hòa tan. Chất xơ giúp duy trì đều đặn hoạt động của ruột, nuôi các vi khuẩn có lợi trong ruột và cải thiện hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Một quả lê cỡ trung bình (178 gram) chứa 6 gram chất xơ – 22% nhu cầu chất xơ khuyến nghị hàng ngày.

Đáng chú ý, chất xơ có thể giúp giảm táo bón. Trong một nghiên cứu kéo dài 4 tuần, 80 người trưởng thành mắc bệnh táo bón tiêu thụ 24 gram pectin (loại chất xơ có trong trái cây) mỗi ngày. Kết quả cho thấy họ có sự gia tăng lượng vi khuẩn đường ruột có lợi và giảm tình trạng táo bón.

Vỏ của quả lê chứa một lượng chất xơ đáng kể, tốt nhất không nên gọt bỏ vỏ trước khi ăn.

Phòng ngừa ung thư

Hàm lượng anthocyanin và axit cinnamic trong quả lê được chứng minh là có khả năng chống lại bệnh ung thư. Một số nghiên cứu dân số cho thấy các loại trái cây giàu flavonoid như lê cũng có thể tiêu diệt một số tế bào ung thư vú và buồng trứng, phổi, dạ dày và bàng quang.

Bạn có thể tham khảo thêm về các loại quả chống ung thư.

Bảo vệ tim mạch khỏe mạnh

Chất chống oxy hóa Procyanidin của chúng có thể làm giảm xơ cứng trong mô tim, giảm cholesterol LDL (có hại) và tăng cholesterol HDL (tốt). Vỏ quả chứa một chất chống oxy hóa quan trọng gọi là quercetin, được cho là có lợi cho sức khỏe của tim bằng cách giảm viêm, mức cholesterol và ngăn ngừa huyết áp cao.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm:

3. Ăn lê như thế nào là đúng cách?

Khi mua lê về nên rửa sạch vỏ lê, ngâm trong nước muối loãng. Khi gọt lê cũng nên ngâm miếng lê trong nước muối loãng rồi vớt ra để ráo sau đó mới sử dụng.

Các loại trái cây như táo và lê chứa một lượng fructose cao hơn so với glucose. Chúng được coi là một thực phẩm FODMAP cao. Ăn nhiều thực phẩm FODMAP cao có thể làm tăng khí, đầy hơi, đau và tiêu chảy ở một số người bị rối loạn đường ruột. Bởi vậy những người bị rối loạn đường ruột cần cẩn thận hơn khi ăn loại trái cây này.

Mặc dù lê có rất nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe tuy nhiên bạn cũng cần ăn liều lượng vừa phải để cơ thể có thể hấp thu dưỡng chất tốt nhất. Mỗi ngày chỉ nên ăn 1 – 2 trái lê là tốt nhất.

4. Cách chọn lê tươi ngon

Muốn lê được tươi ngon, giữ được hàm lượng chất dinh dưỡng tốt nhất thì bạn cần có kinh nghiệm chọn lê. Hiện nay thị trường xuất hiện nhiều lê Trung Quốc tẩm rất nhiều hóa chất độc hại, khi mua hàng bạn cần biết phân biệt lê Việt Nam và lê tàu:

  • Hình dáng: Quả lê Việt Nam hình dáng thon dài, cầm chắc tay và quả thường nhỏ hơn quả lê Trung Quốc. Quả lê Trung Quốc quả tròn đều, được bọc trong lưới xốp đẹp mắt.
  • Màu sắc: Nhìn bên ngoài quả lê Việt Nam có vỏ ngoài sần sùi và màu vàng đậm, không bóng bẩy và bắt mắt. Quả lê Trung Quốc thường có vỏ ngoài nhẵn mịn, sáng bóng, da căng có màu xanh hoặc vàng tươi, bắt mắt hơn so với các giống lê khác.

Ngoài ra bạn nên mua lê đúng vụ (khoảng tháng 6 – tháng 8 hàng năm) sẽ tốt hơn so với các thời điểm trái vụ.

5. Cách bảo quản lê tươi lâu

Bảo quản lê đúng cách sẽ giúp thành phần dinh dưỡng trong quả lê được “bảo tồn” gần như trọn vẹn. Cách bảo quản như sau: Cho lê vào trong tủ lạnh, nhưng đặt chúng trong một bao ni lông riêng biệt. Không cất giữ chúng gần các thức ăn có mùi nặng, vì lê có thể hấp thụ mùi dễ dàng. Các mẹ không nên bảo quản chúng hơn một đến hai tuần. Nếu lê chưa chín và có màu xanh lá cây, bạn hãy cất giữ chúng trong túi giấy ở nhiệt độ phòng, và chúng sẽ chín trong vòng 2−3 ngày.

6. Một số món ăn, thức uống chế biến từ quả lê

Nước ép lê

Nước ép lê
Nước ép lê

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Lê 4 quả
  • Chanh vàng: 1/2 quả
  • Nước đường 10 ml
  • Dụng cụ: máy ép, cốc/ ly…

Các bước tiến hành:

    • Bước 1: Lê rửa thật sạch, có thể gọt vỏ hoặc giữ lại tùy ý, bỏ lõi trái lê, cắt lê thành những miếng nhỏ cho dễ xay.
    • Bước 2: Cho lê vào máy ép lấy nước, bỏ đi phần xác.
  • Bước 3: Rót nước ép lê ra ly, có thể vắt thêm nước cốt chanh và thêm vào nước đường cho vừa miệng nhé!

Sinh tố lê

Sinh tố lê
Sinh tố lê

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 2 quả lê
  • 4 muỗng canh sữa chua
  • Vài lá bạc hà
  • Dụng cụ: dao, máy xay sinh tố, cốc thủy tinh

Các bước tiến hành:

Bước 1: Lê rửa sạch, gọt vỏ, cắt miếng.

Bước 2: Cho lê, sữa chua vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn.

Bước 3: Rót sinh tố ra ly, cho vài lá bạc hà lên trên trang trí và thưởng thức

7. Một số câu hỏi người đọc thường thắc mắc khi ăn quả lê

Ăn lê có tốt cho bà bầu?

Câu trả lời là có. Thường xuyên ăn lê mang rất nhiều lợi ích sức khỏe cho bà bầu: tăng cường hệ miễn dịch chống được các bệnh cảm cúm thông thường, trị táo bón. 

Một trái lê có chứa khoảng 12 mcg axit folic. Axit folic rất quan trọng trong tam cá nguyệt thứ nhất, vì nó đóng một vai trò thiết yếu trong việc ngăn ngừa các khuyết tật trong ống thần kinh. Đây là lý do tại sao các bác sĩ thường kê toa bổ sung axit folic cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. 

Ăn lê rất tốt cho sức khỏe bà bầu
Ăn lê rất tốt cho sức khỏe bà bầu

Ăn lê trong thời kỳ mang thai giúp bạn giảm bớt tình trạng khó chịu như buồn nôn hoặc ốm nghén. Ngoài ra, bạn có thể điều trị rối loạn dạ dày với nước ép quả lê.

Trẻ 6 tháng ăn lê được không?

Câu trả lời là có. Hiệp hội Nhi Khoa Mỹ đã công nhận khả năng ngăn ngừa hoặc làm giảm táo bón ở trẻ của quả lê. Nước ép quả lê chứa một lượng đường không dễ tiêu hóa, nó giúp hút chất lỏng vào trong đường tiêu hóa, giúp trẻ dễ tiêu hơn trong tình trạng táo bón.

Tuy nhiên trẻ cần ăn với liều lượng hợp lý. Với trẻ 2 tháng tuổi chỉ uống khoảng 60ml nước ép lê/ngày. Trẻ 6 tháng trở lên có thể dùng khoảng 60 – 120ml nước ép lê/ngày để ngừa táo bón, bổ sung nước và vitamin.

Để an toàn, tốt nhất vẫn nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng các loại nước ép hoa quả trị táo bón hay trị bệnh cho trẻ nhỏ.

Ăn lê trị ho được không?

Theo y học cổ truyền, lê có vị ngọt, hơi chua, tính mát, tác dụng nhuận phế, thanh nhiệt, giảm ho, sinh tân dịch, tiêu độc và tiêu đờm. Chính vì vậy lê thường được dùng để chữa các chứng bệnh liên quan đến phế (phổi) như ho khan, ho gió và ho có đờm.

Thành phần dinh dưỡng trong quả lê dồi dào: gồm canxi, phốt pho, chất xơ, axit amin, vitamin và một số chất chống oxy hóa. Những thành phần này có thể tăng cường sức khỏe, cải thiện chức năng hô hấp và nâng cao khả năng miễn dịch. Ngoài ra với tính mát, tác dụng tiêu đờm và sinh tân dịch, quả lê còn có khả năng cải thiện đau rát cổ họng, giảm khát do sốt cao và trừ đờm ứ ở cổ họng.

Ăn lê có béo không?

Lê có lượng calo thấp, nhiều nước và chứa nhiều chất xơ. Sự kết hợp này làm cho chúng trở thành một thực phẩm thân thiện với việc giảm cân. Chất xơ và nước giúp bạn no nhanh hơn và có xu hướng ăn ít lại.

Trong một nghiên cứu kéo dài 12 tuần, 40 người trưởng thành ăn 2 quả lê hàng ngày đã giảm tới 1,1 inch (2,7 cm) vòng eo. Thêm vào đó, một nghiên cứu kéo dài 10 tuần cho thấy những phụ nữ bổ sung 3 quả lê mỗi ngày vào chế độ ăn uống đã giảm trung bình 1,9 pound (0,84 kg). Họ cũng nhìn thấy những cải thiện lượng mức lipid trong cơ thể.

Qua bài viết trên chúng ta có thể hiểu thêm hơn các thành phần dinh dưỡng trong quả lê cũng như lợi ích tuyệt vời mà loại quả này mang đến cho con người. Thường xuyên ăn lê sẽ là cách để bạn bảo vệ sức khỏe mỗi ngày.

Mời bạn tham khảo:

5/5 - (2 bình chọn)
Share.

Comments are closed.