Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Những chất dinh dưỡng có trong quả mướp đắng

0

Cập nhật vào 30/12

Vị đắng khiến nhiều người cho mướp đắng vào danh sách đen. Tuy nhiên, nó có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như chất xơ, Sắt, Magie, Vitamin A, Vitamin C…

1. Thành phần chất dinh dưỡng trong quả mướp đắng

Dinh dưỡng cơ bản có trong 100g quả mướp đắng

  • Năng lượng: 17 kcal
  • Tinh bột: 3,7g
  • Đạm: 1g
  • Chất béo: 0,17g
  • Cholesterol: 0
  • Chất xơ: 2,8g

Các loại Vitamin có trong 100g quả mướp đắng

  • Vitamin B9: 72µg
  • Vitamin B3: 0,4mg
  • Vitamin B5: 0,212mg
  • Vitamin B6: 0,043mg
  • Vitamin B2: 0,04mg
  • Vitamin B1: 0,04mg
  • Vitamin A: 471 IU
  • Vitamin C: 84mg

Các khoáng chất có trong 100g quả mướp đắng

  • Natri: 5mg
  • Kali: 296mg
  • Canxi: 19mg
  • Đồng: 0,034mg
  • Sắt: 0,43mg
  • Magie: 17mg
  • Manga: 0,089mg
  • Kẽm: 0,8mg
  • Caroten-α: 185µg
  • Caroten-β: 190µg
  • Lutein và zeaxanthin: 170µg
Trong quả mướp đắng chứa nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt tốt cho sức khỏe
Trong quả mướp đắng chứa nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt tốt cho sức khỏe

2. Ăn mướp đắng có tốt không? Ăn mướp đắng có tác dụng gì?

Giảm cân

Mướp đắng rất ít calo, chỉ chứa 17 calo trên 100g. Tuy nhiên, vỏ của nó giàu chất xơ, khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa. Do đó nó có tác dụng giảm cân và duy trì vóc dáng hiệu quả.

Tốt cho người tiểu đường tuýp 2 

Mướp đắng đặc biệt có chứa phytonutrient, polypeptide-P , một loại insulin thực vật được biết đến để làm giảm lượng đường trong máu. Ngoài ra, nó còn tạo ra chất hạ đường huyết Charantin. Charantin làm tăng sự hấp thu glucose và tổng hợp glycogen bên trong các tế bào của gan, cơ và mô mỡ (mỡ). Các chất này có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu trong điều trị bệnh tiểu đường loại 2.

Tốt cho thai nhi

Vỏ quả tươi chứa nhiều Acid Folic – khoảng 72 µg/ 100g (18% RDA). Bà bầu bổ sung chất này trong thời kỳ đầu mang thai giúp giảm tỷ lệ dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.

Chống oxy hóa và tăng sức đề kháng 

Mướp đắng tươi là một nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời (100 gam vỏ tươi cung cấp 84 mg hoặc khoảng 140% RDI). Vitamin-C là một trong những chất chống oxy hóa tự nhiên mạnh mẽ giúp loại bỏ các gốc tự do có hại khỏi cơ thể con người.

Ngăn ngừa ung thư

Mướp đắng là nguồn cung cấp các flavonoid có lợi cho sức khỏe như-carotene, α-carotene, lutein và zeaxanthin cùng lượng vitamin A dồi dào. Các hợp chất này chống lại các gốc tự do có nguồn gốc oxy và các loại oxy phản ứng (ROS) giúp chống lão hóa, ngăn ngừa ung thư. (Tìm hiểu thêm về các loại quả có tác dụng chống ung thư Tại đây)

Tốt cho hệ tiêu hóa

Mướp đắng kích thích tiêu hóa trơn tru và nhu động của thức ăn qua ruột cho đến khi đào thải ra khỏi cơ thể. Vì vậy, nó giúp làm giảm các vấn đề khó tiêu và táo bón.

Hỗ trợ điều trị HIV

Mướp đắng chứa một lượng nhỏ vitamin B phức hợp như niacin (vitamin B-3), axit pantothenic (vitamin B-5), pyridoxine (vitamin B-6) và các khoáng chất như sắt, kẽm, kali, mangan và magie. Các xét nghiệm cho thấy một số hợp chất hóa học trong mướp đắng có thể có hiệu quả trong điều trị HIV.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm:

3. Những ai không nên ăn mướp đắng?

Những người bị huyết áp thấp, hạ đường huyết

Mướp đắng (khổ qua) có thể giảm đường huyết, thanh nhiệt, thế nhưng lại không có lợi cho tim mạch. Vì vậy những người bị hạ đường huyết, huyết áp thấp không nên ăn. Những người có huyết áp và đường huyết bình thường cũng không nên ăn quá nhiều.

Người vừa phẫu thuật

Sau phẫu thuật ăn mướp đắng sẽ cản trở quá trình kiểm soát lượng đường huyết. Theo các con số thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, mướp đắng có thể cản trở quá trình kiểm soát lượng đường huyết trong và sau khi phẫu thuật. Tốt nhất nên ngừng ăn mướp đắng ít nhất 2 tuần trước và sau thời gian phẫu thuật dự kiến.

Người thiếu canxi

Axit oxalic trong mướp đắng sẽ ngăn cản cơ thể hấp thu canxi. Người bình thường trước khi ăn nên luộc khổ qua để loại bỏ phần nào vị đắng và axit oxalic, sẽ có lợi cho cơ thể hấp thu canxi trong thức ăn. Những người bị thiếu canxi nên tránh ăn hoặc hạn chế ăn khổ qua.

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Trong mướp đắng cũng rất giàu vitamin B, sắt, kẽm, kali, mangan, magiê nên loại quả này đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dưỡng chất cho cơ thể và tăng cường khả năng miễn dịch. Tuy nhiên, vị đắng của quả gây kích thích mạnh dẫn đến co bóp tử cung và dạ dày, hậu quả có thể gây sảy thai ở những người có tử cung ngả sau, tử cung có sẹo hoặc đã qua nạo phá nhiều lần. 

Quả mướp đắng có Quinine, Morodicine; trong hạt mướp đắng chứa Vicine, đây là những chất có thể gây ngộ độc ở một số người. Ngoài ra, ăn quá nhiều mướp đắng cũng gây ra tiêu chảy, đau bụng và rối loạn tiêu hoá. Do đó, các nhà khoa học cảnh báo rằng phụ nữ có thai và cho con bú nên tránh ăn quá nhiều mướp đắng.

Người bị bệnh gan, thận

Những nghiên cứu lâm sàng cho thấy, mướp đắng có thể gây hại cho tế bào gan ở động vật. Động vật sau khi được cho uống tinh chất mướp đắng có enzym gan tăng cao. Các chất trong mướp đắng có khả năng thay đổi hình dạng tế bào gan. Do đó, những người bị bệnh gan, thận cần tránh ăn mướp đắng vì những độc tính của mướp đắng sẽ tác động trực tiếp vào gan, thận người dùng.

Người mắc bệnh tiêu hóa

Mướp đắng có tác dụng tăng tiết men tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa tốt hơn. Tuy nhiên, những người mắc bệnh đường tiêu hóa, hệ tiêu hóa yếu, ăn mướp đắng sẽ tăng tiết men tiêu hóa “quá đà”,  gây tiêu chảy, lỵ, các bệnh dạ dày.

Người bị bệnh thiếu men (enzym) G6PD 

Bệnh thiếu men là bệnh di truyền phổ biến do cơ thể không đủ men glucose-6-phosphate giúp tế bào hồng cầu hoạt động bình thường. Người bệnh thiếu men sau khi ăn mướp đắng sẽ xuất hiện các triệu chứng thiếu máu, đau đầu, sốt, đau dạ dày, thậm chí hôn mê. Đặc biệt, độc tố vicine trong mướp đắng có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính gây ra triệu chứng nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.

4. Cách chọn mướp đắng ngon

Chọn mướp đắng gân nhỏ li ti nhỏ thì tốt hơn gân lớn. Thân mướp đắng có màu xanh rất đậm, thân phình, láng bóng có thể ngâm chất kích thích vì vậy nên tránh.

Khi sơ thế nên ngâm trong nước muối pha loãng 10-15 phút, xả nhiều lần bằng nước sạch để giảm độ đắng và giảm đi dư lượng thuốc trừ sâu có trong quả.

5. Cách loại bỏ vị đắng của mướp đắng

Cách 1: Bỏ cùi trắng bên trong

Bổ dọc quả khổ qua, đem phần cùi trắng nằm sát tận cùng bên trong lớp thịt mướp loại bỏ hoàn toàn. Vị đắng sẽ giảm đi rõ rệt.

Cách 2: Ướp lạnh

Đem khổ qua để lạnh ở mức -8 độ C hoặc cắt nhỏ mướp đắng rồi ngâm trong nước đá một thời gian.

Cách 3: Ướp muối

Khổ qua sau khi cắt, dùng một chút muối ướp trong chốc lát, rửa sạch dưới vòi nước, có thể giảm đắng. Cách này áp dụng cho món khổ qua xào khi được cắt mỏng.

Cách 4: Ngâm Nước

Khổ qua bổ đôi, bỏ hạt, cắt thành lát mỏng, rửa sạch bằng nước lạnh, vừa rửa vừa lấy tay nhẹ nhàng bóp khổ qua, đổi 3-4 lần nước lạnh, khổ qua bớt đắng, ngon ngọt hơn.

Cách 5: Nấu chung với thực phẩm khác

Khổ qua xào chung với ớt sẽ làm giảm vị đắng. Đem khổ qua rửa sạch, cắt lát mỏng vừa ăn, đun nóng chảo (hoặc nồi) không thêm dầu, cho khổ qua vào xào chín, để nguyên trong chảo. Lúc xào chung với món khác mới lấy khổ qua đã chín ra trộn đều, nêm gia vị.

Cách 6: Trần qua nước nóng 2 – 3 lần trước khi nấu

Trụng khổ qua qua nước sôi rồi mới dùng. Chất đắng trong mướp đắng sẽ bị tiêu hủy ở nhiệt độ nóng trên 80 độ C. Nếu lại được rửa qua nước lạnh, sẽ hết hẳn vị đắng. Tuy nhiên, cách xử lý bằng nhiệt độ quá cao có điểm yếu là làm mất nhiều chất dinh dưỡng quý trong khổ qua.

6. Một số món ăn ngon với mướp đắng

Canh mướp đắng thịt bò

Canh mướp đắng thịt bò
Canh mướp đắng thịt bò

Nguyên liệu:

  • Mướp đắng: 600g
  • Thịt bò: 250g
  • Hoa hồi, gừng
  • Tiêu, xì dầu.
  • Các loại gia vị

Cách làm:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Thịt bò bạn rửa sạch, cắt miếng vuông vừa ăn. Ướp cùng nước mắm, hoa hồi, xì dầu trong khoảng 30 phút để ngấm gia vị.
  • Mướp đắng rửa sạch, nạo bỏ ruột và cắt bỏ 2 đầu. Sau đó thái miếng to.

Bước 2: Tiến hành nấu

  • Chuẩn bị một nồi cho lên bếp, cho chút dầu ăn và đun nóng. Cho thịt bò vào xào, đảo đều tay đến khi thịt bò chín thì bạn gắp ra.
  • Đổ thêm lượng nước vừa ăn vào nồi và đun sôi.
  • Nước sôi bạn cho mướp đắng vào và đun đến khi sôi lại. Cho gia vị các loại vào, nêm nếm cho vừa miệng.
  • Cho thịt bò vào, đun khoảng 1-2 phút nữa thì tắt bếp.
  • Múc canh ra bát lớn và ăn khi còn nóng.

Mướp đắng xào trứng

Mướp đắng xào trứng
Mướp đắng xào trứng

Nguyên liệu: Cho 6 phần ăn

  • 3 quả mướp đắng
  • 2 quả trứng gà
  • 2 củ hành khô
  • Gia vị: muội trắng +mì chính +mắm

Cách làm:

  • Mướp đắng rửa sạch, bổ đôi, bỏ ruột, thái lát mỏng đều. Sau đó, ngâm nước đá 5 đến 10 phút vớt ra để ráo (để tạo độ giòn, xanh) trước khi xào.
  • Ướp mướp đắng với 1 thìa cà phê muối trắng + 1/2 thìa cà phê mì chính để 5 phút.
  • Hành củ thái nhỏ phi thơm, đổ mướp đắng vào đảo đều 2 phút. Trứng đánh đều, cho 1 thìa cà phê nước mắm, 1/2 thìa cà phê mì chính.
  • Đổ trứng vào đảo đều để trứng quyện vào mướp đắng (3 đến 5 phút) là được.

Canh mướp đắng nhồi thịt

Canh mướp đắng nhồi thịt
Canh mướp đắng nhồi thịt

Nguyên liệu:

  • 2 quả mướp đắng
  • 150g thịt băm
  • 3 cái mộc nhĩ ngâm nở
  • 2 củ hành khô
  • 1 ít hành hoa
  • 1 lòng trắng trứng
  • 1 bát nước dùng xương
  • Gia vị: hạt nêm, bột canh, dầu ăn, tiêu.

Cách nấu:

  • Cắt đôi quả mướp đắng, loại bỏ hết phần hạt bên trong, rửa lại thật sạch và để ráo.
  • Cho 150g thịt băm và ít mộc nhĩ băm nhỏ với 1 cái lòng trắng trứng vào âu sạch. Thêm 1 ít hành khô băm nhỏ, ½ thìa hạt tiêu, ½ thìa bột nêm rồi trộn đều tất cả để hòa quyện và thấm đều gia vị vào nhau.
  • Nhẹ nhàng nhồi phần thịt vào bên trong mướp đắng, làm tương tự như vậy đến hết phần mướp đắng đã chuẩn bị. Sau đó, chần sơ mướp đắng với nước sôi rồi cắt thành từng khúc nhỏ dài khoảng 3 – 5cm.
  • Phi thơm hành khô băm với ít dầu ăn rồi đổ nước dùng xương vào đun sôi, nêm nếm gia vị vừa miệng. Sau đó thả từng miếng mướp đắng vào đun. 
  • Khi canh mướp đắng sôi, bạn nên hớt phần bọt bỏ đi. Đun trong 15 phút, khi thấy mướp đắng mềm thì tắt bếp. Cuối cùng, bạn rắc ít hành hoa cắt khúc lên trên và thưởng thức thôi nào!

7. Một số lưu ý khi chế biến món ăn với mướp đắng

Không kết hợp mướp đắng với tôm

Mướp đắng chứa khá nhiều vitamin C nếu ăn cùng các loại thực phẩm có vỏ cứng như tôm, loại động vật có chứa nhiều hợp chất Asen hóa trị 5 thì Asen hóa trị 5 sẽ nhanh chóng biến thành Asen hóa trị 3 (thạch tín) khi gặp vitamin C. Thạch tín là 1 chất độc, cực nguy hiểm cho sức khỏe người dùng nếu tiêu thụ.

Không ăn mướp đắng cùng trà xanh

Ăn bữa cơm xong uống trà là thói quen của rất nhiều người Việt Nam, tuy nhiên đối với mướp đắng thì nếu uống ngay sau khi ăn thì sẽ gây tổn hại đến dạ dày. Các bạn có thể đợi một vài tiếng đồng hồ sau khi ăn rồi hãy uống trà.

Không ăn mướp đắng với sườn heo chiên

Mướp đắng và sườn heo chiên khi tiêu thụ vào cơ thể dễ tạo ra chất Canxi Oxalate, chất này ngăn cản sự hấp thu canxi của cơ thể bạn. Do đó, đừng ăn chung mướp đắng với sườn heo chiên cùng lúc dù cho chúng được chế biến thành 2 món ăn riêng biệt hay nấu chung.

Không ăn mướp đắng với măng cụt

Ăn 2 loại quả này cùng lúc sẽ làm cơ thể bạn khó chịu, hệ tiêu hóa hoạt động kém. Vì thế, nên ăn mướp đắng và măng cụt cách nhau thời gian tầm vài tiếng, để cơ thể tiêu hóa xong loại này thì ăn loại khác vào sẽ tốt cho bạn hơn.

8. Một số bài thuốc với mướp đắng

Bài thuốc trị mụn nhọt

  • Chuẩn bị: 1 ít mướp đắng tươi
  • Thực hiện: Rửa sạch, sau đó nghiền nát, đắp trực tiếp lên da và rửa sạch sau 20 phút.

 Bài thuốc điều trị trẻ nhỏ bị kiết lỵ

  • Chuẩn bị: Một ít mật ong và khổ qua tươi.
  • Thực hiện: Rửa sạch khổ qua và vắt lấy nước, trộn đều với mật ong và cho trẻ uống từ 1 – 2 lần.

Bài thuốc điều trị máu nhiễm mỡ

  • Chuẩn bị: Sữa bò 200ml, mật ong 20ml và mướp đắng 1 quả.
  • Thực hiện: Bỏ ruột và rửa sạch mướp đắng, sau đó thái nhuyễn. Đổ sữa bò vào mướp đắng và xay nhuyễn, lấy nước hòa với mật ong và 2 lần/ ngày (sáng – chiều).

Bài thuốc trị nhiệt độc tả lỵ

  • Chuẩn bị: Đường đỏ vừa đủ và dây khổ qua 60g.
  • Thực hiện: Đem dây khổ qua rửa sạch, đem sắc với nước trong nồi đất bằng lửa mạnh. Sau đó, giảm lửa ninh lấy nước cốt, bỏ bã, thêm đường đỏ và dùng uống. Ngày dùng từ 3 – 4 lần.

Bài thuốc điều trị cảm cúm

  • Chuẩn bị: Một ít ruột khổ qua tươi.
  • Thực hiện: Rửa sạch, đem sắc trong nồi đất bằng lửa lớn. sau khi sôi hạ nhỏ lửa, ninh thành cốt. Đem vớt bỏ bã và lấy nước uống.
  • Lưu ý: Bên cạnh đó để bệnh nhanh lành, nên bổ sung các món ăn từ khổ qua như canh khổ qua nhồi thịt, khổ qua xào trứng,…

Bài thuốc trị chứng nôn ói ở trẻ em

  • Chuẩn bị: 6g rễ khổ qua.
  • Thực hiện: Đun sôi trong nồi đất, sau đó giảm nhỏ lửa, bỏ bã và lấy nước cốt dùng.

Bài thuốc chữa đinh nhọt sưng đau

  • Chuẩn bị: Lá khổ qua phơi khô.
  • Thực hiện: Đem tán mịn, mỗi lần dùng 15g uống với rượu trắng.

Như vậy, mướp đắng là loại rau tốt, chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp giảm cân, duy trì vóc dáng, tăng sức đề kháng, phòng tránh ung thư. Tuy nhiên, nên hạn chế ăn mướp đắng, chỉ 2 – 4 quả/ ngày đối với người bình thường, người bị hạ đường huyết, thiếu canxi, có vấn đề tiêu hóa, phụ nữ mang thai không nên ăn.

Mời bạn tham khảo:

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.