Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Trái cây Gia Lai được “tạo đà” để vươn xa

0

Cập nhật vào 03/07

Với thu nhập cao hơn các loại cây trồng khác, việc trồng cây ăn quả đang dần trở thành một xu hướng mới của tỉnh Gia Lai và được nhiều nhà nông trong tỉnh tìm cách nhân rộng. Một số địa phương chuyển đổi từ hình thức sản xuất tự phát sang sản xuất theo quy hoạch nhằm nâng cao giá trí các loại cây ăn quả cho hiệu quả cao.

1. Trồng cây ăn quả – hướng đi mới của tỉnh Gia Lai

Bình quân mỗi ha cây ăn quả sẽ cho thu nhập khoảng 200-300 triệu đồng, thậm chí ở những mô hình hiệu quả cao, thu nhập từ việc trồng cây ăn quả có thể lên đến cả tỷ đồng/ha.

Trồng cây ăn quả - hướng đi mới của tỉnh Gia Lai

Anh Nguyễn Đức Quyết (thôn Hợp Thành, xã Sơn Lang, huyện Kbang) là một trong những hộ đầu tiên trồng cây ăn quả khi chuyển từ trồng cà phê sang cây ăn quả trên mảnh vườn 2ha. Năm 2015, anh Quyết tìm thuê rẫy ở Kbang để thử nghiệm với 200 cây cam Đường Canh, sau khi đi đã có kinh nghiệm và thấy loại cây này phát triển tốt, anh Quyết quyết định trồng thêm 300 cây nữa. Nhằm tăng thêm thu nhập, anh Quyết mua thêm giống cây cam sành, cam Vinh, quýt đường về trồng. Hiện, vườn anh Quyết đã trồng 1.500 cây ăn quả các loại, mang về nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh. Nếu vẫn tiếp tục phát triển tốt, thì sau 2 năm nữa, gia đình anh Quyết sẽ có thu nhập trên 300 triệu đồng/ nằm từ việc trồng cây ăn quả.

Cũng là những hộ gia đình đổi đời, giàu lên được từ việc trồng cây anh quả theo hướng xen canh, ông Nguyễn Văn Lập (thôn Đak Boong, xã Đak Djrăng, huyện Mang Yang) với mảnh vườn 5ha trồng 400 cây sầu riêng Thái Lan, 4.000 trụ hồ tiêu và 1.000 cây cà phê đã xây dựng một cơ ngơi khang trang.

Ông Lập cho biết, vườn sầu riêng của ông mang về  hàng tỷ đồng mỗi năm. Riêng năm 2018, vườn sầu riêng thu về 1,3 tỷ đồng trong khi năm 2019, với giá từ 55.000-60.000 đồng/kg sầu riêng, ông Quyết đã thu về gần 2 tỷ đồng.

Với kinh nghiệm trồng sầu riêng, ông Lập cho biết để cây sầu riêng cho hiệu quả cao, phát triển tốt không chỉ cần có khí hậu, thổ nhưỡng mà còn phụ thuộc vào việc trồng và chăm sóc ra sao.

2. Liên kết để sản xuất bền vững

Nhận thấy giá trị của việc trồng cây ăn quả đối với việc phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống của người dân, các địa phương trong tỉnh Gia Lai đã thành lập các hợp tác xã (HTX) nhằm trồng cây ăn quả theo vùng chuyên canh, cung cấp cho thị trường những sản phẩm đảm bảo chất lượng.

Liên kết để sản xuất bền vững

Cụ thể, HTX Nông nghiệp Thành Công Kông Lơng Khơng (huyện Kbang) có 40ha diện tích trồng cây ăn quả gồm các loại cây như mít, ổ, sầu riêng, dừa xiêm, na,.., trong đó ổi là cây trồng ngắn ngày đem lại thu nhập chính cho các thành viên của HTX. Với mỗi ha ổi sẽ cho thu nhập khoảng 200 triệu đồng. Ngoài việc trồng và chăm sóc cây theo hướng hữu cơ, HTX Nông nghiệp Thành Công Kông Lơng Khơng luôn chú trọng vào kỹ thuật chăm sóc, thu hái, đóng gói sản phẩm, dán tem truy xuất nguồn gốc.

Các huyện, thị xã khác tại tỉnh Gia Lai như Chư Pah, Chư Pưh, Chư Sê, thị xã An Khê… cũng trồng cây ăn quả theo mô hình liên kết theo tiêu chuẩn VietGAP.

Theo ông Đoàn Ngọc Có – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, tỉnh Gia Lai có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp để trồng cây ăn quả, nhưng nếu chỉ sản xuất nhỏ lẻ thì không thể đáp ứng nhu cầu về sản lượng hiện nay, do đó nông dân phải liên kết lại thông qua HTX, doanh nghiệp tạo thành vùng nguyên liệu sản xuất sạch, chất lượng, có truy xuất nguồn gốc, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ngoài ra, việc liên kết trồng cây hoa quả có thể góp phần phát triển bền vững, đưa cây hoa quả Gia Lai vươn tới những thị trường tiềm năng như: Trung Quốc, EU, Mỹ.

3. Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu

Hiện tỉnh Gia Lai có khoảng 14.500 ha cây ăn quả các loại, trong đó có hơn 600ha được sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP. Trong đó có các loại trái cây như bơ, sầu riêng, quýt đường, xoài, bưởi da xanh, mít, cam, na dai, ổi…

Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu

Nhằm đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tỉnh Gia Lai luôn quan tâm tới việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, và kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng nhà máy chế biến trái cây sau thu hoạch.

Việc thành lập nhà máy chế biến rau quả với công suất 50.000 tấn sản phẩm/năm của Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO) có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa tỉnh Gia Lai trở thành một trong những trung tâm chế biến rau quả hiện đại, chất lượng cao của cả nước.

Bên cạnh đó, tỉnh đã chấp thuận chủ trương xây dựng nhà máy chế biến rau quả của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai với công suất 100.000 tấn sản phẩm/năm. Tỉnh cũng xúc tiến việc thành lập trung tâm phát triển cây ăn quả nông nghiệp công nghệ cao trên diện tích khoảng 80 ha ở huyện Đak Đoa, đáp ứng nhu cầu cung cấp giống cây ăn quả cho thị trường Gia Lai, Tây Nguyên,  Lào và Campuchia.

Theo nghị quyết về phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả đến năm 2030, định hướng đến năm 2040, tỉnh sẽ chú trọng phát triển vùng nguyên liệu theo từng khu vực. Cụ thể, Tỉnh sẽ cho thuê hoặc bán rẫy ở Gia Lai để cho người dân trồng trọt, Phía Đông và Đông Nam trồng cây cam, xoài, quýt, na dai, nhãn, dứa, mít. Phía Tây trồng các loại cây như sầu riêng, bơ, mít, chanh dây. Dự kiến giai đoạn 2025 – 2030, tỉnh Gia Lai sẽ có 25.000 ha diện tích trồng cây ăn quả.

 

 

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.