Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Chuối Ngự- niềm tự hào của người dân quê Hà Nam

0

Cập nhật vào 27/11

Một thứ quả thơm ngon, sắc vàng hấp dẫn, quen thuộc đối với biết bao người dân quê, quả chuối đối với con người mảnh đất Hà Nam là thế. Tự hào hơn khi chuối còn được coi là thứ quả chính để tiến vua. Chuối ngự đã trở thành cái tên ăn sâu trong cốt tủy biết bao người mảnh đất nơi đây.

Chuối ngự- tên gọi cho thức quả quý

Tương truyền, loại chuối này có từ thời nhà Trần.Theo truyền thuyết chuối ngự xuất hiện ở Đại Hoàng từ đời nhà Trần khi vua Trần Ngự thuyền rồng từ kinh thành Thăng Long và yết kiến Thái Thượng Hoàng ở Phủ Thiên Trường (Nam Định) khi đi qua địa danh này đã được người dân trong vùng dâng biếu, Vua ăn thấy rất ngon nên quyết lựa chọn loại quả này làm món tráng miệng hằng ngày và tên chuối ngự có từ đó.

“Quần thần bất triệu bất đáo

Tửu La, Ngự Tảo nguyệt nhi đáo”

(Quần thần, vua không triệu thì không được vào cung. Riêng rượu làng La, chuối Ngự làng Tảo thì mỗi tháng cung tiến hai lần)

Làng La và làng Cảo môn đều nằm trong phủ Thiên Trường xưa, nhưng Cảo môn nằm sát bờ sông Châu, đoạn đổ ra cửa sông Hồng, ngày xưa có tên là Hoàng Giang. Lâu dần, do sạt lở, đất từ bờ hữu chuyển sang bờ tả, dân cũng chuyển theo lập thành một làng mới lấy tên là Tảo môn-làng Đại Hoàng bây giờ.

Các triều Trần, Lê kinh đô đóng ở Thăng Long, việc đưa chuối đi tiến vua bằng thuyền tương đối dễ dàng. Đến thời Nguyễn kinh đô ở Huế, đường xa thăm thẳm, người ta phải dùng ngựa để thồ chuối. Mỗi con ngựa chỉ thồ hai buồng, lấy lá tươi quấn kỹ từng buồng.

Với tên gọi sang trọng này chuối ngự đã ngang với ngự bào (áo vua mặc), ngự mã (xe vua đi), ngự thiện (đồ vua ăn). Phải chăng, vì Nam Định vốn quê hương của các vua Trần nên các đồ ăn thức uống cũng như các sản vật của vùng đất này luôn là món quà đầy ỹ nghĩa với các vua.

Chuối Ngự- niềm tự hào của người dân quê Hà Nam

Chuối ngự- quả quý của đất trời

Chuối Ngự Nam Định, quả rất nhỏ, khi chín có màu vàng ươm như tơ tằm, mùi thơm ngát, vị ngọt thanh. Không chỉ đẹp về màu sắc, chuối ngự còn được trời cho về dáng nữa. Trong các chuối thì dáng chuối ngự đẹp nhất, từ buồng, đến nải lẫn quả. Với dáng hình thon thả, lá xanh màu ngọc bích, hoa đỏ rực như lửa, quả vàng như tơ tằm, chuối ngự như một nàng thiếu nữ dịu dàng trong nắng mai, vươn đôi tay mềm mại kéo sợi chỉ vàng dệt vải cho quê hương.

Ngày nay, cứ mỗi độ xuân về, chợ Rồng lại óng ánh sắc vàng của những nải chuối ngự, làm đắm say bao người. Chuối ngự đã trở thành một loại quả đặc sản mà ai cũng muốn có để mang về làm quà cho người thân, là vật không thể thiếu trên mâm ngũ quả của mỗi gia đình khi tết đến xuân sang.

Chuối ngự đã đi vào tâm linh của người dân Nam Định, là thứ quả thiêng để dâng lên các bậc tổ tiên, thần thánh, là nỗi nhớ, niềm thương, sự ngưỡng vọng của lớp lớp người thành Nam về những vị vua linh thiêng của người Việt. Và dù thời gian có phủ mờ bao lóp bụi nhưng chuối ngự mãi là một trong những món quà quý mà trời đất đã ban cho người Nam Định, là cái hồn quê, là nỗi nhớ mênh mang của người dân Thành Nam mỗi khi xa quê, để rồi khi hương chuối thơm phản phất trong gió thoảng cũng là lúc tâm hồn người lữ khách ngồi buồn thơ thẩn nhớ cố hương.

Trồng chuối ngự- phải có cái tâm của con người

Người xưa bảo chuối ngon là do đất. Chuối Ngự chỉ trồng trên đất cát pha. Nơi trồng chuối tốt nhất là nền đất ải, quanh bờ ao. Nhưng ngay ở mấy làng bên như Trung Kỳ, Phàn Nhị chuối cũng không ngon. Một số người của làng di cư lên Bắc Giang đem theo giống chuối để trồng cũng không có được hương thơm như trồng trên đất Đại Hoàng.

Để trồng được những cây chuối ra quả thơm ngon cần sự khéo léo và khổ nhọc của người dân nơi đây. Theo kinh nghiệm, đất trồng chuối phải chuẩn bị thật kỹ. Các hốc cây đặt cách nhau khoảng hai mét, ủ tro trấu, phân chuồng hoai mục xuống hốc. Chọn cây chuối giống cao khoảng 40 đến 50cm, không bị sâu bệnh. Sau khi đặt bầu chuối vào hốc, lấy đất bùn phủ quanh gốc.

Có thể bạn quan tâm:

Thời gian trồng chuối Ngự hợp nhất khoảng từ giữa đến cuối mùa xuân, sau một năm là có quả. Thời gian đầu phải thường xuyên giữ độ ẩm cho cây, sau một tháng khi cây bén rễ mới tưới phân. Ngày trước chỉ có phân bắc, phân chuồng, bây giờ có thêm phân vi sinh, phân lân trộn với bùn ao để bón.

Các “nghệ nhân” trồng chuối nhìn tàu lá mà biết cần tăng giảm lượng phân cho phù hợp, dường như ngày nào cũng phải để mắt đến từng cây chuối, có bẹ già là bóc đi ngay, chớm có sâu phải tìm cách diệt trừ. Khi chuối đang thì con gái (chưa mang buồng) phải đóng cọc tre bên cạnh để chống giữ vì nếu khi mang buồng mới trồng cột đỡ thì cây sẽ bị “chột”. Khi chuối Ngự trổ buồng phải lấy những tấm áo cũ mà trùm lên nó để tránh cho khỏi sương sa nắng gắt.

Nhiều nơi muốn nhân được giống loại cây quý này đã áp dụng kiến thức đóng sẵn từ những tủ tài liệu chuyên ngành, nhưng vào thực tế lại thấy thành quả không được như ý muốn. Bởi lẽ chuối ngự là món quà tinh túy mà đất trời tặng riêng cho mảnh đất và con người Hà Nam.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.