Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Tổng hợp nhiều loại trái cây đặc sản miền Tây

0

Cập nhật vào 27/11

Đến với miền tây, bạn sẽ được thưởng thức vô số các loại trái cây phổ biến như bưởi, xoài, nhãn, chôm chôm, sầu riêng, vú sữa, măng cụt, cam, quýt, cóc, ổi, mận, mãng cầu…hoặc các loại trái cây ít được người dân các vùng khác biết đến như me, khế, điều (trái đỏ), nhãn lòng, bần, bình bát, lê ki ma, dừa nước, bồ quân, dâu…

Sau đây sẽ là một vài tổng hợp của chúng tôi về các loại quả ngon, nổi tiếng từ miền Tây sông nước, mời các bạn cùng tìm hiểu. 

1. Bưởi năm roi – loại quả đặc sản tại Vĩnh Long

Tổng hợp nhiều loại trái cây đặc sản miền Tây

Đặc điểm của bưởi Năm Roi là da màu hồng, vỏ mỏng, ruột trắng, ít hạt hoặc không hạt, nhiều nước, vị chua ngọt, thơm, để càng lâu càng ngon (có thể bảo quản được 2 tháng). Bưởi Năm Roi ngoài ăn tươi còn dùng để chế biến thành nhiều món ngon.

Ngoài bưởi năm roi, Vĩnh Long còn có loại bưởi da xanh, có ruột hồng, không hạt, múi bưởi hơi khô nhưng độ đường rất cao, giá bán rất đắt.

Xem thêm các đặc sản trên khắp Việt Nam khác tại đây

2. Cam sành – huyện Tam Bình (Vĩnh Long)

Cam sành lớn trái, có vỏ sần sùi, xấu xí nhưng bên trong ruột rất ngon, ngọt và mọng nước, được người dân ưa chuộng. Huyện Tam Bình (Vĩnh Long) được biết như là “vương quốc cam sành”. Những trái cam sành to, tròn, ngọt lịm, mang thương hiệu Tam Bình giờ đây không chỉ có mặt ở hầu hết các tỉnh – thành mà còn được xuất khẩu ra nhiều nước.

3. Trái Điều – Vĩnh Long

Tổng hợp nhiều loại trái cây đặc sản miền Tây

Là trái điều chứ không phải trái đào lộn hột (người dân ở miền Đông Nam Bộ cũng kêu là trái điều). Hình dáng giống trái mận, khi chín màu đỏ, có vị ngọn đậm đà.

Có thể bạn quan tâm: Ổi – món ăn dặm rất tốt cho bé

4. Dừa sáp – huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh

Đây được xem là một loại trái cây độc nhất vô nhị ở miền Tây và trong cả nước, chỉ có thể trồng được ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Khi bổ ra bên trong phần cái và nước dừa sền sệt hoà lẫn với nhau. Người ta thường nạo lấy phần ruột trong trái dừa (có cả cái và nước) cho vào máy sinh tố, thêm chút đường, chút sữa và xay nhuyễn sau đó thêm nước đá và thưởng thức. Dừa sáp là loại cây cũng tương tự như dừa thường khác nhưng khi cho trái, mỗi buồng dừa chỉ có từ 1 đến 2 trái dừa lên sáp và đặc ruột, những trái còn lại cũng như trái dừa bình thường.

5. Xoài cát – Hoà Lộc

Tổng hợp nhiều loại trái cây đặc sản miền Tây

Xoài cát Hoà Lộc có màu trái sáng đẹp, ruột vàng tươi, hột nhỏ, hương thơm hấp dẫn và vị ngọt thanh. Lúc còn xanh non có vị chua hơn nhiều loại xoài khác nhưng khi chín thì ngọt, có hương thơm đặc trưng hơn.

6. Vú sữa Lò Rèn – Tiền Giang

Hàng năm vú sữa Lò Rèn – Tiền Giang cho trái từ tháng 10 đến hết tháng Giêng âm lịch. Vú sữa Lò Rèn trái tròn, vỏ mùa trắng, mỏng, nhỏ hột. Khi chín phía gần cuốn trái màu cẩm thạch, thoảng hương thơm khi xẻ ra ruột màu trắng sữa, ăn vào thấy ngọt lịm và mát dịu.

7. Dừa nước – trái cây phổ biến tại miền Tây

Tổng hợp nhiều loại trái cây đặc sản miền Tây

Cái này thì chắc ai cũng biết rồi, từ thành thị đến nông thôn, đều có, ngày xưa ăn dừa nước không phải mua, cứ ra sông rạch là thấy nó. Ăn không ngọt như dừa xiêm, nhưng dai dai, thơm thơm đặc trưng…

8. Trái bồ quân

Trái bồ quân chua chua ngọt ngọt, trước khi ăn phải vò vò cho mềm. Nếu không vò thì sẽ rất chua và chat, nhưng sau khi vò sẽ ngọt ngọt.

9. Mãng cầu Xiêm

Quả mãng cầu xiêm to và có gai mềm. Thịt quả ngọt và hơi chua, hạt có màu nâu sậm

10. Măng cụt

Tổng hợp nhiều loại trái cây đặc sản miền Tây

Măng cụt được coi là nữ hoàng của các loại hoa quả bởi những tác dụng diệu kỳ của nó với sức khỏe. Ngoài hương vị thơm ngon, măng cụt còn là một dược liệu vô cùng quý giá, có khả năng phòng ngừa ung thư, chống lão hóa, giúp tinh thần hưng phấn, giảm cholesterol, hạ huyết áp… Đặc biệt, các chất dinh dưỡng có trong măng cụt giúp cho chị em phụ nữ mang bầu có thể ngăn ngừa tình trạng nóng trong và cải thiện khả năng miễn dịch cho cơ thể.

11. Chôm chôm

Ở nước ta các giống chôm chôm được trồng nhiều là chôm chôm Java, chôm chôm nhãn, chôm chôm đường… Trong các giống trên, chôm chôm nhãn được đánh giá cao hơn cả.

Thịt chôm chôm rất giàu vitamin C, đồng, mangan, các nguyên tố khoáng vi lượng như kali, calcium, sắt… Chôm chôm cũng giàu protein, chất béo tốt, phospho… Lá, rễ, thân, vỏ, hạt của cây chôm chôm được ứng dụng nhiều trong công nghiệp, trong đó có dược phẩm.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.