Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Vai trò của pH trong ao nuôi tôm và cách tăng giảm pH

0

Cập nhật vào 07/05

pH là một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Nồng độ pH quá cao hoặc quá thấp đều làm giảm năng suất nuôi trồng tôm, thậm chí khiến cho tôm bị chết. Vì vậy, việc theo dõi nồng độ pH và có phương án tăng giảm độ pH phù hợp  là rất cần thiết.

pH là gì? pH ảnh hưởng thế nào đến tôm

pH là yếu tố quan trọng đầu tiên và xuyên suốt  được quan tâm đến trong quá trình nuôi tôm trong ao , yếu tố này phản ánh môi trường ao nuôi, sức khỏe, đời sống của tôm nuôi. Để vụ mùa tôm được thành công và mang lại lợi  nhuận cao bà con nên theo dõi và điều chỉnh độ pH theo thông số kỹ thuật từ 7,5 đến 8,3 , thông số này sẽ dao động buổi sáng và chiều không quá 0,5. Trong quá trình nuôi tôm sẽ có  một số trường hợp độ pH lên quá cao làm tăng khí NH3 (Khí Amoniac )hay quá thấp làm cho khí H2S (khí Hydro sulfua) tăng cao làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe tôm nuôi.

  • Khi pH thấp: < 7,5 tôm giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng và khoáng chất, tôm bị mềm vỏ hoặc lột xác không hoàn toàn, làm tăng nồng độ H2S gây độc cho tôm.
  • Khi pH quá cao: >8,5 tôm giảm ăn, làm tăng nồng độ NH3 gây ngộ độc cho tôm.

Nồng độ pH thích hợp cho sự phát triển của tôm

Đối với ao nuôi tôm việc ổn định nồng độ pH là rất quan trọng.Các chuyên gia đã đưa ra chỉ số pH ổn định nhất để nuôi tôm được nằm trong khoảng từ 7,5 đến 8,2. Đây là ngưỡng để tôm phát triển và sinh sôi tốt nhất.

Nồng độ pH thích hợp cho sự phát triển của tôm
Nồng độ pH thích hợp cho sự phát triển của tôm

Vì sao có sự khác nhau về nồng độ pH giữa các hồ nuôi tôm

Nguyên Nhân: pH cao hay thấp chủ yếu phụ thuộc vào nồng độ oxy hòa tan, mật độ tảo và vi sinh vật trong ao nuôi. Ngoài ra còn phụ thuộc vào yếu tố môi trường ao nuôi và thời tiết vụ nuôi.

Giữa các hồ nuôi tôm thường có sự chênh lệch về nồng độ pH bởi vì mỗi nơi mỗi khác . Có nơi đào ao sâu , có nơi đào ao thấp , khí hậu và môi trường xung quanh cũng như mức nhiệt  của mỗi nơi khác nhau cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi độ pH trong các ao.

Yếu tố tạo nên sự khác nhau về nồng độ pH giữa các hồ nuôi tôm
Yếu tố tạo nên sự khác nhau về nồng độ pH giữa các hồ nuôi tôm

Cách tăng giảm pH trong hồ nuôi tôm

Cách tăng giảm pH trong hồ nuôi tôm
Cách tăng giảm pH trong hồ nuôi tôm

Cách tăng pH

  • Tăng cường quạt nước, máy sục khí tạo thêm oxy hòa tan trong nước.
  • Sử dụng chế phẩm sinh học gây màu và ổn định môi trường nước. (Đặt mua tại che pham sinh hoc cho tom)
  • Dùng vôi CaO từ 5-10kg/1.000 m3 lúc 2h-4h sáng.
  • Dùng vôi CaCO3, CaO và khoáng sau khi trời mưa lớn.
  • Dùng EDTA 2kg/1.000 m3 nếu ao bị nhiễm phèn.
  • Dùng Yucca 1 lít/2.000 m3 hạng chế khí độc H2S

Cách giảm pH

  • Có thể thay nước khi mật độ tảo quá cao.
  • Dùng men vi sinh và mật rỉ đường giảm và ổn định mật độ tảo. (Đặt mua tại trang Thuốc tôm)
  • Tăng cường quạt nước, máy sục khí giúp men vi sinh phát triển.
  • Nếu pH>9 sử dụng acid hữu cơ làm giảm pH tức thời.
  • Dùng Yucca 1 lít/2.000 m3 hạn chế khí độc NH3.

Chú ý:                                           

  • Ngoài ra độ kiềm cũng ảnh hưởng không nhỏ đến độ pH trong ao, nhất là vào buổi sang nó thường làm cho độ pH trong ao thấp vì vậy nên thường xuyên kiểm tra tổng lượng kiềm trong ao, nếu thấp  hơn 30mg/l thì nên bón vôi bột cho ao.
  • Để nắm bắt được độ pH trong ngày chính xác thì nên kiểm tra hai lần một ngày vào lúc 6 giờ sáng và 14 giờ chiều.

Hiện nay trên thị trường đang có sẵn các thiết bị để đo độ pH: Máy đo , bút đo, hộp test  . Chúng ta nên mua một trong những dụng cụ trên để kiểm soát độ pH trong ao được chặt chẽ và có cách xử lý khi độ pH lên quá cao hoặc xuống quá thấp.

Những yếu tố khác ảnh hưởng đến môi trường nuôi tôm

Ngoài yếu tố pH trực tiếp ảnh hưởng đến môi trường nuôi tôm còn rất nhiều yếu tố khách quan khác nếu người nuôi tôm không chú ý cũng sẽ làm cho việc nuôi tôm trở nên vất vả

  • Chất lượng đất và nước : Trước khi đào ao cần tìm hiểu rõ về nguồn đất, độ sâu của các lớp đất. Việc tìm hiểu chất lượng đất sẽ giúp cho việc thiết kế ao và cải tạo đất được tốt hơn , giảm thiểu được các chi phí đến mức thấp nhất
  • Nhiệt độ: Nhiệt độ cũng là yếu tố quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của tôm. Nhiệt độ tốt nhất cho tôm là từ 26 đến 32 độ. Nhiệt độ thấp quá thì tôm sẽ chậm phát triển, lâu lớn
  • Độ mặn: độ mặn ở mỗi loài tôm mỗi khác nhau , đối với tôm sú và ttom thẻ chân trắng là 5 – 35 ‰.

Việc kiểm soát được nồng độ pH không những rất quan trọng trong việc nuôi tôm ao mà còn quan trọng với cả những người tôm thủy sinh cũng như nuôi cá . Khi kiểm soát được pH tôm sẽ khỏe mạnh tăng trưởng nhanh mang lại lợi ích kinh tế cao người nuôi trồng . Chúc bà con nuôi tôm thành công và bội thu.

Tham khảo thêm các thông tin về nuôi tôm tại:

Thế giới Tôm

  • Websiet: thegioitom.com
  • Facebook:
  • Số điện thoại: 0971 890 120
5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.