Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Thuốc điều trị hội chứng chân không yên có những loại nào?

0

Cập nhật vào 14/12

Hội chứng chân không yên khiến người bệnh luôn có nhu cầu hoạt động liên tục. Nếu nghỉ ngơi sẽ có cảm giác côn trùng bò, châm chích khó chịu. Hội chứng này có một số thuốc đặc trị hiệu quả, làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Hội chứng chân không yên (RLS) là một căn bệnh khá phổ biến ngày nay, mọi người dần ý thức hơn về nó và tìm hiểu các thông tin liên quan đến RLS. Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Thuốc điều trị hội chứng chân không yên có những loại nào? ” và một số cấu hỏi khác xung quanh căn bệnh này.

1. Hội chứng chân không yên là gì?

Căn bệnh này có tên tiếng Anh là Restless Legs Syndrome – tên viết tắt là RLS, ngoài ra tên bệnh này còn được biết đến như hội chứng Wittmaack-Ekbom – một hội chứng về thần kinh.

Không những bị khó chịu ở hai chân mà bệnh nhân còn bị cả ở tay và các cơ bắp khác trên cơ thể. Các bộ phận này thường xuyên có cảm giác như bị côn trùng bò lên, châm chích, ngứa ran gây khó chịu. Điều này làm cho người bệnh phải cử động liên tục hoặc xoa bóp tay chân thì cảm giác đó mới thuyên giảm được.

2. Thuốc điều trị hội chứng chân không yên có những loại nào?

Dựa vào chuẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân gây ra RLS cho bệnh nhân. Từ đó, bác sĩ sẽ chọn phương pháp phù hợp để điều trị bệnh hiệu quả nhất cho bệnh nhân. Các loại thuốc thường được chọn là thuốc á phiện (methadone, propoxyphene, oxycodone), benzodiazepines (nitrazepam, clonazepam), thuốc chống động kinh (carbamazepine, gabapentin), propranolol, clonidine.

thuốc điều trị hội chứng chân không yên 1
Hiện nay có khá nhiều loại thuốc điều trị hội chứng chân không yên

3. Các triệu chứng của hội chứng này là gì?

Nếu người bệnh không hoạt động trong một thời gian thì các cảm giác nêu trên lại tiếp tục trở nên càng lúc càng nặng hơn. Cảm giác này sẽ tự động thuyên giảm nếu người bệnh cử động và di chuyển nhiều hơn.

Các triệu chứng trở nên rõ ràng và nặng hơn khi dần về đêm, đăc biệt là lúc bệnh nhân đang ngủ, chân vẫn có chu kỳ cử động. Ban ngày thì các dấu hiệu đó giảm đi đáng kể. Điều này làm cho bệnh nhân trở nên thiếu ngủ, ngủ ngày và rất mệt mỏi, dẫn đến không thể tập trung làm việc được.

4. Nguyên nhân gây ra hội chứng chân không yên là gì?

Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa đưa ra kết quả chính xác cho các nguyên nhân gây ra RLS. Tuy nhiên, các vấn đề được xác định ở hiện tại là do người bệnh bị mất cân bằng dopamine trong não, do yếu tố di truyền, do bệnh thần kinh ngoại biên, cơ thể thiếu sắt, suy thận. Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng mắc hội chứng chân không yên vì thai đổi nội tiết tố trong cơ thể. Đa số họ hết bệnh này ngay sau khi sinh con xong.

5. Những ai có khả năng mắc bệnh này?

Hội chứng chân không yên là căn bệnh có khả năng xuất hiện ở tất cả mọi lứa tuổi. Trong đó, phụ nữ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới. Hơn nữa, người già và phụ nữ mang thai cũng có khả năng mắc bệnh này.

6. RLS có để lại biến chứng gì không?

Hội chứng này không để lại biến chứng nghiêm trọng nào cho người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh sẽ bị thiếu ngủ trầm trọng, nếu bệnh kéo dài, gây ra hiện tượng ngủ ngày, cơ thể mệt mỏi, hiệu suất làm việc của người bệnh cũng bị giảm theo đó.

7. Làm cách nào để chuẩn đoán được RLS?

Các bác sĩ sẽ dựa vào những triệu chứng mà bệnh nhân cung cấp kết hợp với các kết quả xét nghiệm cơ, xét nghiệm máu để chuẩn đoán bệnh và nguyên nhân gây ra bệnh.

8. Cảm giác khi bị bệnh này như thế nào?

Cảm giác mà căn bệnh này khi mới xuất hiện là rất chung chung khiến cho chúng ta khó nhận ra. Nhưng khi bệnh trở nên nặng hơn thì các bắp tay, bắp chân sẽ có cảm giác như có vật kéo, ngứa ran, đau cơ, châm chích rất khó chịu.

9. Người bệnh cần làm gì ngoài dùng thuốc của bác sĩ kê toa hay không?

Khi người bệnh nhân đã đến gặp bác sĩ để tìm phương pháp trị bệnh phù hợp thì chắc chắn bác sĩ sẽ căn dặn rất kỹ về những việc bệnh nhân nên và không nên làm.

Người bệnh cần thường xuyên massage chân, tay và các bộ phận thường bị châm chích để giảm các dấu hiệu này. Ngoài ra, bệnh nhân cần tập thể dục và thiết lập một chế độ ăn uống hợp lý để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Bệnh nhân nên rèn luyện thói quen tập thể dục và ăn uống lành mạnh
Bệnh nhân nên rèn luyện thói quen tập thể dục và ăn uống lành mạnh

>> Hội chứng ống cổ tay ở bà bầu: Nguyên nhân, cách điều trị

Ngoài 9 câu hỏi thường gặp về hội chứng chân không yên, vẫn còn rất nhiều thắc mắc khác mà mọi người cần tìm hiểu. Nếu người bệnh gặp các triệu chứng của RLS thì nên đến gặp bác sĩ để chuẩn đoán bệnh, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.