Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cây tầm xuân là cây gì? Tác dụng đối với sức khỏe

0

Cập nhật vào 04/03

Cây tầm xuân là một dược liệu quý trong Đông Y, mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời đối với cơ thể. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tới bạn về cây tầm và tác dụng của quả dứa dại tới sức khỏe.

Cây tầm xuân là cây gì?

Cây tầm xuân (tên gọi khác: Dã tường vi, thích hoa, thập tỉ muội,… Tên khoa học: Rosa Multiflora Thunb) thuộc họ hoa hồng, có nguồn gốc từ các nước Châu u, Tây Á và khu vực Tây Bắc Phi. Tại Việt Nam, cây tầm xuân được trồng rất phổ biến, đặc biệt là tại các vùng nông thôn miền núi phía Bắc.

Cây tầm xuân là cây gì? Tác dụng đối với sức khỏe

Cây tầm xuân mọc thành từng bụi, có chiều cao trung bình mỗi cây từ 1 – 1,5m. Thân cây chứa nhiều gai nhọn và có móc. Lá tầm xuân có dạng kép lông chim, mỗi lá lại có khoảng 5 – 7 lá chét nhỏ. Hoa tầm xuân có hình dạng gần giống hoa hồng, có 5 cánh mỏng, khi nở có màu hồng nhạt sau đó chuyển thành hồng đậm và có màu trắng trước khi tàn.

Cây tầm xuân là cây gì? Tác dụng đối với sức khỏe

Cây tầm xuân chỉ nở hoa một lần duy nhất trong năm vào mùa xuân, từ tháng 2 – 4 dương lịch. Cây ra quả có màu đỏ cam khi chín, kích thước khoảng 1,5 – 2cm.

Tác dụng của cây tầm xuân

Theo Y học cổ truyền, cây tầm xuân có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm nóng trong, lợi thấp, khu phong, kích thích lưu thông tuần hoàn máu, tiêu độc và giảm đau. Hỗ trợ chữa trị các chứng bệnh: chảy máu cam, nôn ra máu, trĩ xuất huyết, táo bón, tiểu khó, bí tiểu, phù do viêm thận, nhọt độc, vàng da, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều ở phụ nữ,…

Cây tầm xuân là cây gì? Tác dụng đối với sức khỏe

Theo Tây Y hiện đại, rễ cây tầm xuân có công dụng chống đông máu, loại bỏ cholesterol xấu cùng các chất triglyceride, lipoprotein trong máu, bảo vệ cơ tim, nâng cao sức khỏe tim mạch. Lá tầm xuân có công dụng sinh cơ, giúp các vết thương mau liền sẹo.

Cây tầm xuân là cây gì? Tác dụng đối với sức khỏe

Các bài thuốc từ cây tầm xuân

Bài thuốc chữa đau bụng kinh

Nguyên liệu: 120 quả tầm xuân, đường và rượu vang
Cách làm: Quả tầm xuân sắc lên. Sau đó lấy nước đặc hòa chung với đường và rượu vang để uống

Bài thuốc chữa tiểu khó, bí tiểu

Nguyên liệu: 10g quả tầm xuân, 30g biển súc, 30g mã đề
Cách làm: Sắc các nguyên liệu cùng với 500ml nước cho cạn đến khi còn một nửa. Sau đó gạn ra chia thành 2 – 3 lần để uống

Cây tầm xuân là cây gì? Tác dụng đối với sức khỏe

Bài thuốc điều trị mụn ung nhọt có mủ

Nguyên liệu: Lá tầm xuân khô, mật ong và giấm
Cách làm: Lá tầm xuân nghiền thành bột mịn, trộn cùng một ít giấm và mật ong thành hỗn hợp đặc sệt. Sau đó thoa trực tiếp lên vùng bị thương mỗi ngày một lần

Bài thuốc điều trị chảy máu cam, nôn ra máu

Nguyên liệu: 6g hoa tầm xuân, 30g rễ cỏ tranh và 15g tử tuệ căn
Cách làm: Cho các nguyên liệu vào ấm sắc trong 30 phút. Sau đó lấy nước uống giúp cầm máu khi bị chảy máu cam hoặc nôn ra máu.

Những lưu ý khi sử dụng cây tầm xuân

Cây tầm xuân có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên khi sử dụng bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề để tránh gặp phải tác dụng phụ không mong muốn. Cụ thể:

Không nên quá lạm dụng cây tầm xuân mà hãy dùng theo liều lượng được cho phép từ thầy thuốc
Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên tự ý sử dụng mà hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo sự an toàn của mẹ và thai nhi

Cần ngưng sử dụng thuốc từ cây tầm xuân khi bạn gặp phải các triệu chứng nổi mề đay, ngứa ngoài da, nôn mửa, tức ngực, khó thở,…

Cây tầm xuân là cây gì? Tác dụng đối với sức khỏe

Cách trồng và chăm sóc cây tầm xuân

Cách trồng cây tầm xuân

Bạn có thể trồng cây tầm xuân bằng một trong hai cách sau:

Cách 1: Trồng ngoài đất. Bạn chọn cành trồng sau đó dùng dao sắc cắt thành các đoạn nhỏ khoảng 25cm. Cắm cành sâu xuống 5cm, nghiêng 45 độ. Sau khi cắm xong thì phủ rơm rạ, cỏ khô lên và tưới cho cây đủ ẩm

Cách 2: Trồng trong chậu bằng cách cho đất hữu cơ vào chậu, khoảng ⅔. Tiếp đó đặt cây vào giữa chậu và phủ phần đất còn lại lên. Cuối cùng tưới nước cho cây đủ ẩm

Cách chăm sóc cây tầm xuân

Tưới nước: Tầm xuân là loại cây vẫn sinh trưởng tốt mà không cần tưới quá nhiều nước. Tuy nhiên vào mùa khô, để cây sinh trưởng và phát triển tốt thì bạn nên tưới 1 lần/ ngày nếu trồng trên đất và 2 – 3 lần/ngày nếu trồng trong chậu

Bón phân: Mỗi tháng bón từ 1 – 2 lần bằng các loại phân như phân chuồng hoại mục, phân trùn quế hoặc phân hữu cơ tự ủ
Làm cỏ: Bạn cần nhổ sạch cỏ mọc xung quanh cây để phòng trừ sâu bệnh đồng thời xới nhẹ đất xung quanh bằng các dụng cụ làm vườn chuyên dụng

Cắt tỉa: Trước khi cây ra hoa, bạn nên tỉa bớt các chồi và mầm nhỏ, chỉ giữ lại khoảng 7 – 8 cành to, dài và khỏe nhất mỗi bụi. Sau khi cây ra hoa thì nên cắt tỉa những cành già, cành sâu bệnh để bụi hoa được nở rộ, đẹp mắt.

Xem thêm các loại cây độc lạ:

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.