Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Bệnh trầm cảm có thể chữa khỏi không? Có tái phát không?

0

Cập nhật vào 27/11

Bệnh trầm cảm là căn bệnh phổ biến và nguy hiểm của xã hội. Tuy  nhiên, bệnh  trầm cảm có thể chữa trị khỏi nếu phát hiện sớm và có phương pháp phù hợp. Đôi khi những cách điều trị rất đơn giản mà chỉ cần giải tỏa được tâm lý  thì bệnh trầm cảm của bạn sẽ hết.

Bệnh trầm cảm có thể chữa khỏi không? 

Để trị được bệnh trầm cảm người ta thường dùng đến các biện pháp vật lý trị liệu, uống thuốc, dùng liệu pháp sốc điện… nhưng các biện pháp này đôi khi có những tác dụng phụ ngoài ý muốn và khả năng điều trị chỉ có tạm thời. Cho nên, biện pháp trị liệu hữu hiệu nhất hiện nay chính là biện pháp đối thoại kết hợp với uống thuốc

Biện pháp đối thoại là cách người bệnh tìm được một người đã được huấn luyện và bạn cảm thấy thoải mái khi đối thoại với người đó.

Đối thoại với người khác giúp bạn tìm được giải pháp cho những vấn đề của cuộc sống hay học một cách nhận định khác. Nghiên cứu cho thấy với những người bệnh trầm cảm nặng, điều trị bằng đối thoại kết hợp với thuốc chống trầm cảm có thể hữu ích.

Đồng thời, đã biết nguyên nhân của bệnh trầm cảm xuất phát từ tâm lý lo lắng, buồn chán, căng thẳng, stress trong công việc và cuộc sống gây ra thì cách tốt nhất bạn nên tự điều trị cho bản thân bằng ý thức. Ngoài ra, hầu hết mọi người vẫn còn thiếu kiến thức về căn bệnh này, các bạn nên tự tìm hiểu thêm kiến thức về căn bệnh trầm cảm này. Các bạn có thể tham khảo thêm tại: bệnh lý trầm cảm.

Bệnh trầm cảm có thể chữa khỏi không 1

Bệnh trầm cảm có thể chữa khỏi không?

Sau khi dùng các phương pháp điều trị bằng khoa học, bạn hãy nhận thức và thay đổi cách sống, sinh hoạt của mình để tình trạng bệnh khả quan hơn. Một số hoạt động  sau  sẽ giúp cho cả những người chưa mắc bệnh hay đang mắc bệnh sẽ phòng tránh và vượt qua căn bệnh tâm lý khó chịu này một cách dễ dàng

– Tham gia các hoạt động tập thể, xã hội yêu thích và có ý nghĩa xã hội hoặc tạo cơ hội cho mình bận đừng để cho bản thân quá rảnh rỗi sẽ giúp bạn tránh các hội chứng chán nản buồn. Trong sinh hoạt cộng đồng, bạn sẽ thấy mình có ích cho người khác, được người khác quý mến.

– Nên dành khoảng thời gian trong tuần để nghỉ ngơi, thư giãn làm những gì mình thích, ngoài công việc thường ngày để làm mới bản thân. Điều này sẽ giúp tâm trạng bạn thoải mái, cung cấp và tái tạo năng lượng cho 1 tuần làm việc mới.

– Hãy luôn mỉm cười và vui vẻ với mọi người xung quanh, giúp bạn kết nối sâu rộng, và mọi người sẽ cởi mở, chia sẻ với bạn hơn. Đem đến những điều thú vị cho bạn trong cuộc sống

– Mỗi ngày hãy tạo cho bản thân và người nhà một niềm vui nho nhỏ: mua vé đi xem phim, tặng một cuốn sách mới, làm đầu mới, món ăn mới…

-Tranh thủ ngủ  đủ giấc và đúng giờ, cho cơ thể nghỉ ngơi và thư giãn khi cần thiết.

-Làm mới không gian sống của bạn, chẳng hạn như:  kê lại đồ gỗ thay rèm cửa, thay thảm, đặt lại chậu hoa cảnh…

– Hãy cởi mở chia sẻ những khó khăn, phiền muộn, kể cả niềm vui với hội bạn thân hay người nhà để tránh trường hợp buồn chán.

– Đặc biệt cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để có một cơ thể khỏe mạnh, lúc này tinh thần sẽ minh mẫn.

Bệnh trầm cảm có tái phát không?

Trầm cảm là một bệnh lí của não bộ chứ hoàn toàn không phải là một cảm giác buồn bã hay chán nản, thất vọng thông thường thoáng chốc mà ai cũng có thể trải qua trong cuộc sống.

Trầm cảm là một bệnh lí nghiêm trọng, ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc, thái độ cư xử và sức khỏe bệnh nhân; chứ không phải là một sự yếu đuối. Nó có thể xảy ra với bất kì ai, ở bất kì độ tuổi nào; ở mỗi đối tượng khác nhau có những biểu hiện khác nhau.  

Cho nên bệnh trầm cảm có khả năng quay lại nếu găp một trong số trường hợp sau:

Trường hợp 1: Có rất nhiều yếu tố thúc đẩy bệnh phát triển hoặc tái phát bệnh, thông thường gồm có những yếu tố sang chấn tâm lý như:  những tai nạn bất ngờ, mất mát người thân, sự đổ vỡ của các mối quan hệ tình cảm, quá trình làm ăn thua lỗ…

Trường hợp thứ 2: Trong quá trình điều trị bệnh nhân không tuân thủ các yêu cầu và quy trình điều trị của bác sĩ và bỏ ngang giữa chừng khi bệnh chưa khỏi hoàn toàn.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nếu không tiếp tục điều trị bệnh cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn thì tỷ lệ tái phát sẽ là 25% trong hai tháng đầu, với những bệnh nhân tiếp tục được điều trị trong thời gian dài đến khi hết hoàn toàn thì tỷ lệ tái phát bệnh sẽ thấp hơn rất nhiều so với những bệnh nhân bỏ thuốc sớm.

>> Những biểu hiện của bệnh mất ngủ kéo dài do trầm cảm

 Được tổng hợp bởi hoaquathanhha.com

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.