Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Quả bầu có tác dụng gì? Cách trồng cây bầu sai trĩu quả

0

Cập nhật vào 03/12

Ngoài là món ăn thanh mát, quả bầu còn có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe: trị táo bón, bảo vệ tim mạch, điều hòa huyết áp, làm đẹp da, hỗ trợ giảm cân…

Nguồn gốc xuất xứ của cây bầu

Quả bầu là loại quả thuộc họ Bầu bí, tên khoa học là Lagenaria siceraria và có nguồn gốc từ châu Phi hoặc Á – u. Nó cũng được trồng ở châu Mỹ từ hơn 8000 năm trước cũng như được trồng phổ biến ở các khu vực cận nhiệt đới và nhiệt đới trên thế giới.

Bầu thuộc dạng cây leo, thân thảo có nhiều tua cuốn phân nhánh và phủ nhiều lông trắng mềm. Lá bầu hình tim, rộng và phủ đầy lông mịn. Hoa màu trắng với cuống hoa dài đến 20cm. Quả bầu có nhiều hình dạng tùy theo giống – như hình hồ lô, dài thẳng hoặc bầu tròn, kèm với lớp vỏ màu xanh (có thể xuất hiện đốm trắng). Ruột màu trắng và có nhiều hạt bầu dài, dẹt.

Quả bầu: Tác dụng và cách trồng cây bầu sai trĩu quả

Phân loại các loại bầu phổ biến hiện nay

Hiện có rất nhiều giống bầu khác nhau, dựa vào hình dáng và màu sắc, người ta chia bầu thành các loại chính như sau:

Bầu thiên nga: Bầu thiên nga thuộc giống bầu hồ lô nhưng hình dạng quả trông giống con thiên nga đang bơi với phần thân tròn nhưng cuống rất dài và phần đầu cuống rủ xuống như đầu của con thiên nga. Lớp vỏ ngoài từ màu xanh nhạt, thậm chí gần như màu trắng cho đến màu xanh đậm.

Bầu hồ lô: Đúng như tên gọi, hình dáng quả như hồ lô, phần đầu và trên quả tròn, ở giữa co thắt lại. Loại quả này khi già thường được dùng để làm bình đựng rượu hoặc làm đàn bầu.

Quả bầu: Tác dụng và cách trồng cây bầu sai trĩu quả

Bầu xanh quả dài: Bầu xanh quả dài có dạng hình trụ dài nhưng lớp vỏ không xuất hiện vết đốm trắng như bầu sao. Đồng thời, màu sắc của vỏ từ xanh nhạt cho đến xanh đậm.

Bầu sao: Ra chợ chúng ta sẽ bắt gặp các hàng rau củ bán loại bầu này chủ yếu. Bầu có hình trụ dài hoặc ngắn, vỏ màu xanh nhạt và trên vỏ có các đốm trắng như hình ngôi sao.

Bầu tròn: Quả bầu có hình tròn như quả bí ngô, vỏ có màu xanh nhạt đến xanh đậm, có thể kèm đốm trắng hoặc không. Ăn bầu tròn ngọt và thơm mát nhẹ.

Quả bầu với bí xanh có gì khác nhau?

Thực tế vẫn có rất nhiều người không biết cách phân biệt giữa quả bầu và quả bí, tìm hiểu cách phân biệt ngay sau đây:

Về màu sắc: Quả bầu thường có màu nhạt, xanh non, có các vết đốm trắng lấm tấm bên ngoài vỏ. Trong khi đó quả bí xanh thường có màu xanh thẫm. Vỏ bầu thường mềm hơn so với vỏ bí. Thường trên vỏ bí hay có lớp phấn trắng phủ dày bên ngoài.

Hình dáng: Bầu có hình dáng đa dạng tùy loại giống trồng nhưng nhìn chung trông quả bầu bụ bẫm hơn. Quả bí xanh thường dài, hình trụ, kích thước trung bình.

Quả bầu: Tác dụng và cách trồng cây bầu sai trĩu quả

Thành phần dinh dưỡng có trong quả bầu

Theo các nghiên cứu thì trong 116g bầu có chứa các thành phần dinh dưỡng như sau:

  • Năng lượng: 16 kcal
  • Carbohydrates: 3.93g
  • Protein: 0.72g
  • Chất béo: 0.02g
  • Chất xơ: 0.6g
  • Kali: 174 mg
  • Phốt pho: 15mg
  • Magie: 13mg
  • Vitamin C: 11.7mg
  • Vitamin B3 (Niacin): 0.371g
  • Vitamin B5 (Pantothenic acid): 0.176mg

Ngoài ra, bầu còn chứa nhiều khoáng chất và vitamin khác như: vitamin B2, vitamin B9, vitamin A, canxi, sắt, kẽm, đồng,… cùng với các loại axit amin (tryptophan, lysine, valine,…) đều có lợi cho sức khỏe để phòng ngừa được nhiều bệnh tật.

Quả bầu có tác dụng gì với sức khỏe?

Bảo vệ tim mạch

Hàm lượng chất xơ hòa tan cao cùng với khoáng chất như kali, natri có trong quả bầu sẽ giúp hệ tim mạch thêm khỏe mạnh hơn. Nó sẽ giúp giảm tối đa lượng cholesterol bám ở thành mạch máu, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ. Ăn bầu hàng ngày hoặc uống một cốc nước ép mỗi ngày sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Ăn bầu có tác dụng bảo vệ tim mạch

Điều hòa huyết áp

Trong trái bầu chứa hàm lượng flavonoid dồi dào – dưỡng chất giúp nâng cao khả năng giãn nở của các mạch máu trong cơ thể, từ đó điều hòa huyết áp ở mức cân bằng và ổn định.

Ngừa nhiễm trùng tiết niệu

Nước ép quả bầu có tính kiềm, giúp trung hòa nồng độ axit trong nước tiểu và có tác dụng lợi tiểu. Do đó, uống nước ép từ quả bầu sẽ mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiết niệu, như giảm cảm giác nóng rát khi đi tiểu, ngừa nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu…

Ăn bầu có tác dụng ngăn nhiễm trùng đường tiết niệu

Tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Trong trái bầu hàm lượng đường cực thấp do vậy người bệnh tiểu đường có thể ăn bầu thoải mái mà không cần lo lắng. Hợp chất flavonoid trong quả bầu cũng có hiệu quả trong việc giảm chỉ số đường huyết ở người bệnh.

Giảm ợ chua, nóng trong

Nhờ tính kiềm, quả bầu có lợi cho sự hoạt động của đường ruột vì nó có thể kiểm soát được hàm lượng axit dư thừa trong dạ dày. Do đó, bạn hãy dùng thử nước ép quả bầu để làm dịu các triệu chứng liên quan đến nồng độ axit trong dạ dày như ợ chua.

Phòng ngừa nhiều bệnh tật

Quả bầu nằm trong danh sách thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên, như nhóm phenylpropanoids và flavonoid, giúp phòng ngừa được nhiều loại bệnh. Trong đó, chiết suất ethanol từ quả bí cũng được đánh giá cao về hoạt tính chống oxy hóa.

Thực tế cho thấy, các loại oxy phản ứng (ROS) thường liên quan đến hơn 100 loại bệnh khác nhau diễn ra trên cơ thể, như xơ cứng động mạch, đột quỵ, bệnh tim, hội chứng suy giảm miễn dịch, tiểu đường và sốt rét.

Phòng ngừa táo bón

Quả bầu chứa nhiều chất xơ và nước, nhờ vậy giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, ổn định, giảm nguy cơ mắc táo bón. Những ai đang táo bón thì ăn bầu cũng là giải pháp tốt, giúp việc đi vệ sinh được dễ dàng hơn.

Làm đẹp da

Quả bầu có chứa vitamin C, vitamin E và nước… Đây là các chất đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa các chất dinh dưỡng, tăng cường trao đổi chất. Từ đó làn da sẽ được thanh tẩy độc tố, trở nên sáng mịn màng hơn.

Xem thêm: 7 loại quả làm đẹp da cho phụ nữ tuổi 30 duy trì vẻ đẹp tuổi 20

Hỗ trợ giảm cân

Bầu chứa hàm lượng vitamin B6, B3, vitamin C, kali và sắt rất dồi dào. Do đó, chỉ cần uống nước ép từ là quả này cũng đã có tác dụng như một bữa ăn hoàn chỉnh. Điều này giúp bạn ngăn chặn sự thèm ăn.
Không chỉ vậy, loại rau này còn chứa lượng calo rất thấp. Bạn có thể uống nước bầu nhiều như bạn muốn và bạn sẽ không tăng cân. Loại nước này cũng giúp làm sạch ruột và kiềm hóa dạ dày.

Giảm tình trạng tóc bạc sớm

Quả bầu có chứa nhiều vitamin nhóm B và vitamin C giúp chống oxy hóa, lão hóa tốt. Hơn hết vitamin C còn giúp kích thích sản sinh collagen làm tóc đen bóng trở lại.

Ăn bầu có tác dụng giảm tóc bạc sớm

Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Hàm lượng choline trong quả bầu đã được nghiên cứu có tác dụng ổn định trí não, an thần, giảm căng thẳng thần kinh và nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Bạn sẽ dễ dàng ngủ ngon, sâu giấc nếu như ăn bầu thường xuyên.

Một số bài thuốc từ quả bầu

Bổ thận chữa đau lưng: Hạt bầu nấu canh bầu dục lợn để ăn cái uống nước.
Viêm lợi miệng, tụt lợi, răng lung lay, sưng mộng răng: Hạt bầu 30g, đun nước ngậm, súc miệng.
Đái dắt: Quả bầu 50g, rau má 30g, râu ngô 10g, rễ cỏ tranh 20g. Sắc nước uống.
Bí tiểu tiện: Quả bầu 200g, hành củ 5 củ cả lá rễ. Sắc nước uống. Chữa phù thũng: Dùng cả quả (vỏ thịt, hạt) sắc với dấm chua lấy nước uống.

Cổ trướng (báng nước): Bầu tươi 50-100g đun nước uống. Hoặc phối hợp với vỏ bầu, vỏ bí đỏ, vỏ dưa hấu, vỏ mướp, nấu nước uống.

Viêm gan vàng da – sỏi thận – tăng huyết áp: Bầu tươi 500g, giã nhuyễn, vắt nước trộn với 250g mật ong. Ngày uống 2 lần. Mỗi lần 30-50ml.

Chữa táo bón: Quả bầu 50g, khoai lang 50g, đường đỏ 30g. Nấu nước uống 3 lần trong ngày. Nếu không đỡ uống liền 5 ngày.

Trị mụn ở trẻ em: Trái bầu non nấu canh thịt heo nạc với lát gừng, cho trẻ ăn.

Tiêu chảy: Vỏ bầu 1 nắm sao vàng sắc uống.

Đầy bụng không tiêu: Vỏ bầu khô hầm trong nồi kín cho thành than tán mịn. Mỗi lần lấy 1 thìa to uống với nước ấm. Cho vài lát gừng càng tốt.

Đái tháo đường: Vỏ bầu già khô nấu nước hoặc nướng giòn tán bột để uống.

Phế nhiệt sinh ho: Bầu 50g, đun nước uống thay trà trong ngày.

Các món ăn từ quả bầu ngon, dễ chế biến

Bầu luộc

Đây có lẽ là món ăn đơn giản dễ thực hiện nhất được chế biến từ quả bầu. Tuy đơn giản là vậy nhưng món ăn này lại rất được ưa chuộng bởi hương vị mát lành, giải nhiệt trong mùa hè thì cực kỳ tuyệt vời.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 0.5kg bầu non
  • ½ thìa bột ngọt
  • Nước lọc
  • Nồi

Cách nấu:

Bầu rửa sạch, đối với bầu non thì bạn có thể để cả vỏ để nấu luôn ăn sẽ có độ giòn ngon. Sau đó cắt thành khoanh, thành miếng vừa ăn.

Bắc nồi nước lên, đun sôi thì cho bầu vào, để bầu sôi trong 5 phút thì cho bột ngọt vào, khuấy đều trong 1 phút rồi tắt bếp, vớt bầu ra đĩa hoặc bát.

Bầu luộc nên ăn nguội sẽ ngon và mát hơn.

Các món ăn từ quả bầu ngon, dễ chế biến

Bầu nấu tôm

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 0.5 kg bầu
  • 0.2kg tôm
  • Hành lá, hành khô
  • Gia vị: hạt nêm, mì chính, nước mắm, dầu ăn, hạt tiêu

Cách nấu:

Bầu rửa sạch, gọt vỏ và thái miếng vừa ăn. Tôm: Bóc vỏ và đầu tôm để riêng, rút chỉ đất nằm dọc sống lưng tôm. Lấy vỏ và đầu tôm đem đi nấu nước dùng. Hành khô băm nhuyễn. Hành lá thái nhỏ.

Đem tôm ướp với một chút hạt tiêu, hạt nêm, mì chính, nước mắm trong 5 – 10 phút. Bắc nồi lên bếp, phi thơm hành khô, cho tôm vừa được ướp vào xào săn lại. Tiếp đến cho bầu vào cùng xào tái nhanh, thêm 1 thìa bột nêm vào cho thấm gia vị.

Đổ nước vào nồi lượng vừa đủ, nêm nếm gia vị vừa ăn. Khi bầu chín tới thì cho hành lá vào. Khoảng 1 – 2 phút sau múc canh bầu tôm ra bát, rắc ít hạt tiêu lên cho thơm và sẵn sàng thưởng thức.

Các món ăn từ quả bầu ngon, dễ chế biến

Canh bầu nấu thịt băm

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 0.5kg bầu
  • 0.2 kg thịt lợn xay nhuyễn
  • 1 – 2 củ hành khô
  • Hành lá
  • Rau mùi
  • Gia vị: Mắm, muối, dầu ăn, bột ngọt, hạt nêm…

Cách nấu:

Quả bầu rửa sạch, gọt vỏ, cắt khúc và bỏ ruột (nếu ruột bầu có hạt già). Thịt lợn xay bạn ướp cùng ½ thìa hạt tiêu, ½ thìa mắm, ½ thìa hạt nêm, để 10 phút cho thịt ngấm gia vị. Hành khô đập dập, băm nhuyễn. Rau mùi và hành lá rửa sạch và thái nhỏ.

Bắc nồi lên bếp, phi thơm hành khô, tiếp đến bạn vo thịt băm nhuyễn thành các viên nhỏ rồi cho vào xào cùng với hành phi, đảo đều đến khi thịt săn lại thì bạn cho khoảng 1 bát to canh nước vào đun sôi. Khi nước sôi bạn cho bầu vào, sau khoảng 4 phút bạn nêm nếm gia vị vừa ăn. Tiếp đến bạn cho hành lá và rau mùi vào đun thêm 1 phút. Tắt bếp và múc canh ra bát thưởng thức.

Các món ăn từ quả bầu ngon, dễ chế biến

Quả bầu có ăn ruột được không? Bầu có phải gọt vỏ không?

Theo thói quen, hầu hết các bà nội trợ thường có thói quen khoét bỏ ruột và hạt bầu trước khi chế biến thành món ăn. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, chỉ nên cắt bỏ ruột và hạt bầu khi quá già. Bởi vì ruột bầu không những chứa nhiều vitamin và dưỡng chất, hạt bầu còn có tác dụng để trị giun hay đau đầu. Hoặc khi bị viêm lợi, tụt lợi bạn có lấy hạt bầu đun lấy nước để súc miệng.

Nếu bầu còn non bạn không cần gọt lớp vỏ ngoài đi đâu nhé vì lớp vỏ bầu có công dụng rất lớn cho việc giảm đau đầu. Nếu bầu quá già bạn nên gọt lớp vỏ ngoài đi để khi ăn không còn cảm giác cứng ở lớp vỏ.

Bảo quản quả bầu đúng cách

Nếu bạn mua bầu hay bí quả còn nguyên vẹn thì có thể bảo quản trong nhiệt độ bình thường ở ngoài trong thời gian 5 – 7 ngày, bầu vẫn đảm bảo tươi ngon. Trường hợp nếu bạn cắt 1 phần quả bầu để chế biến thì nên bọc trong túi nilon và để trong ngăn mát tủ lạnh, thời gian bảo quản từ 4 – 6 ngày. Không nên để quá lâu dễ khiến hàm lượng dinh dưỡng trong quả bầu bị giảm, ngoài ra trái bầu sau khi đã có vết cắt để lâu cũng dễ hư hỏng.

Lưu ý:

  • Tuyệt đối không ăn quả bầu có vị đắng.
  • Quả bầu tính lạnh nên ăn nhiều có thể gây nôn tháo.
  • Những người đầy hơi, bị sưng ống chân không nên ăn bầu vì sẽ làm bệnh lâu khỏi. Bên cạnh đó, những người tỳ vị hư hàn, hay bị lạnh bụng cũng không nên ăn.

Cách trồng bầu sai trĩu quả ngay tại nhà

Bầu là một loại cây rất dễ trồng, nếu bạn có vườn rộng hoặc sân thượng thì hoàn toàn có thể tự mình trồng 1 giàn bầu, cung cấp rau củ quả sạch cho cả gia đình. Các bước trồng bầu sai trĩu quả tại nhà cũng hết sức đơn giản, gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Hạt giống: Như đã nêu ở phần 2 bài viết, bầu có rất nhiều loại: bầu sao, bầu hồ lô, bầu tròn… do vậy tùy sở thích, nhu cầu mà bạn có thể đến các tiệm hạt giống và đặt mua túi hạt giống bầu phù hợp.

Đất trồng: Muốn bầu sinh trưởng và phát triển nhanh thì đất trồng bầu cần đảm bảo chứa nhiều chất dinh dưỡng. Bạn có thể mua sẵn đất trồng đã được xử lý tại các cửa hàng cây cảnh hoặc sàn thương mại điện tử Shopee, Tiki, Lazada… Hoặc bạn cũng có thể tự trộn đất bình thừng với xơ dừa, phân gà, phân bò, trấu đã được ủ hoai mục, nhiều dưỡng chất.

Các dụng cụ khác: Đối với các gia đình có vườn rộng rãi, bạn có thể trồng trực tiếp bầu xuống đất, còn đối với gia đình trồng bầu trên sân thượng, bạn công thì cần có chậu trồng hoặc thùng xốp. Thùng xốp hay chậu trồng cần được đục một lỗ dưới đáy để đảm bảo thoát nước tốt, giúp bầu không bị úng nước và chết.

Bước 2: Ươm cây giống bầu

Trước khi ươm bạn cần tiền hành ủ hạt. Bạn ngâm hạt giống bầu khoảng 2 – 6 tiếng trong nước ấm 40 độ C, sau đó vớt ra và ủ trong 1 chiếc khăn mềm ẩm, đặt ở vị trí ấm ướt, không tiếp xúc với nắng mặt trời. Khoảng 1 – 2 ngày, hạt bầu bắt đầu nứt nanh và nảy mầm, bạn cho hạt bầu vào khay gieo hoặc đất đã được làm sẵn để ươm cây. Chú ý gieo hạt ở độ sâu 2 – 3cm, gieo xong lấp đất lại và tưới nước ẩm để cây mau ra lá. Trong trường hợp bạn không muốn ươm giống bầu thì có thể đem hạt trồng trực tiếp xuống đất cũng được, nhưng như vậy tỉ lệ nảy mầm thường sẽ rất thấp.

Bước 3: Trồng cây bầu

Sau khi cây bầu nảy 2 – 5 lá thì bạn chuyển cây bầu con vào chậu/ thùng xốp hoặc đem ra vườn trồng ở vị trí xác định trước đó. Trong vài ngày đầu mới trồng cần chú ý tưới nước cho cây 2 lần/ ngày vào sáng sớm và chiều tối.

Quả bầu: Tác dụng và cách trồng cây bầu sai trĩu quả

Bước 4: Chăm sóc cây bầu

Sau khoảng 40 ngày, tiến hành bón lót cho cây bằng phân gà, trân trùn quế hoặc phân hữu cơ. Khoảng 20-25 ngày tiến hành bón phân 1 lần.

Khi bầu mọc dài được 1m, bắt đầu khoanh dây vòng gốc, lấy đất chặn lên ngay đốt, cách 1-2 đốt lại chặn đất để cho bầu ra rễ nhằm tăng khả năng thu hút dinh dưỡng nuôi trái sau này. Khi bầu được 2 tháng, tiến hành làm giàn cho cây bầu. Các dây nhánh ở đoạn thân từ gốc lên đến giàn nên tỉa bỏ để gốc được thoáng. Tuy nhiên, khi bầu lên giàn thì không nên tỉa để dây nhánh cho quả. Khi thu hoạch xong thì tiến hành bấm ngọn để quả phát triển lớn và bầu tiếp tục cho quả ở dây nhánh khác.

Bước 5: Thu hoạch bầu

Bầu sẽ cho thu hoạch sau khoảng 75 đến 90 ngày kể từ khi gieo hạt. Nếu chăm sóc tốt cây bầu sẽ cho thu hoạch khoảng 2 tháng.

Mời bạn tham khảo:

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.