Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cây nghệ: Phân loại, dinh dưỡng và tác dụng

0

Cây nghệ được trồng và sử dụng khá phổ biến ở nước ta, không chỉ có tác dụng làm gia vị cho các món ăn mà nó còn được sử dụng như một vị thuốc để chữa bệnh hay làm đẹp. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc thông tin chi tiết cây nghệ như phân loại, dinh dưỡng hay tác dụng của nó.

Xem thêm:

Cây nghệ là gì? Đặc điểm của cây nghệ

Cây nghệ có tên khoa học là Curcuma longa, là loại cây thân thảo thuộc họ Gừng, có củ (thân rễ) mọc dưới mặt đất. Cây nghệ có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Tamil Nadu, phía đông nam Ấn Độ. Hiện nay cây nghệ được trồng nhiều ở Ấn Độ, Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia và các nước nhiệt đới lân cận. Tại Việt Nam, nghệ thường được trồng để làm gia vị và làm thuốc.

Cây nghệ thuộc cây thân thảo, tạo nhánh cao, có màu vàng cam, hình trụ, rễ phát triển thành củ và có mùi thơm. Các lá nghệ mọc xen kẽ và xếp thành hai hàng đối xứng nhau, các phiến lá đơn thường dài từ 70 – 100cm và rộng khoảng 38 – 40cm, có hình elip, thuôn nhọn ở chóp. Cụm hoa thường mọc ở giữa các lá, có hình nón thưa.

Củ nghệ là bộ phận được sử dụng nhiều nhất. Củ nghệ được hình thành từ phần rễ cây, có hình trụ tròn được chia thành nhiều nhánh khác nhau. Vỏ củ nghệ có màu nâu xám, bên trong có màu vàng tươi. Củ nghệ tươi có mùi thơm, vị cay hơi nồng, sau khi phơi khô, nghệ có sự chuyển màu rõ rệt.

Ở Việt Nam, nghệ thường được nghiền thành bột để tạo màu sắc, hương vị cho các món ăn, khử mùi tanh cho cá, thịt hoặc được sử dụng để làm thuốc.

Cây nghệ: Phân loại, dinh dưỡng và tác dụng

Các loại nghệ chủ yếu tại nước ta

Việc phân loại nghệ chủ yếu đều dựa vào màu sắc bên trong củ nghệ. Tại nước ta chủ yếu có hai loại nghệ là nghệ đỏ và nghệ vàng.

Nghệ đỏ

Nghệ đỏ còn có tên gọi khác là nghệ nếp hay nghệ răm. Nghệ đỏ có kích thước nhỏ, lõi màu đỏ cam, lớp vỏ tương đối mỏng. Cây nghệ đỏ chủ yếu được trồng ở miền Bắc nước ta, nhất là ven khu vực Khoái Châu – Hưng Yên.

Nghệ đỏ rất khó trồng, năng suất trồng tương đối thấp nhưng lại đem đến lượng tinh bột nghệ chất lượng cao, cung cấp curcumin lớn nhiều so với nghệ vàng, có thể gấp đến 4 lần. Chính vì thế nghệ đỏ thường có giá cao hơn.

Cây nghệ: Phân loại, dinh dưỡng và tác dụng

Nghệ vàng

Nghệ vàng hay còn gọi là khương hoàng có năng suất trồng cao hơn nghệ đỏ, có mặt ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên lượng curcumin trong nghệ vàng lại không bằng nghệ đỏ. Cây nghệ vàng có phần bên trong củ nghệ màu vàng nhạt và sáng. Nghệ vàng tương đối dễ trồng, có thể trồng ở nhiều nơi mà không phải chăm sóc nhiều, thời gian sinh trưởng cũng ngắn hơn nghệ đỏ.

Cây nghệ: Phân loại, dinh dưỡng và tác dụng

Dinh dưỡng có trong củ nghệ

Theo các chuyên gia, một thìa canh bột nghệ bao gồm các thành phần dinh dưỡng sau:

  • 29 calo
  • 0,9g protein
  • 0,3g chất béo
  • 6,3g carbohydrate
  • 2g chất xơ
  • 0,3g đường
  • manga 26% nhu cầu hàng ngày
  • sắt 16%
  • kali 5%
  • vitamin C 3%

Củ nghệ từ lâu đã được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền, dùng để điều trị nhiều bệnh như viêm, bệnh ngoài da, bệnh tiêu hóa, bệnh gan và vết thương.

Cây nghệ: Phân loại, dinh dưỡng và tác dụng

Tác dụng của cây nghệ với sức khỏe

Tác dụng của cây nghệ đối với sức khỏe hầu hết đều đến từ chất curcumin. Curcumin chính là chất mang lại mùi thơm nồng và vị hơi đắng cho nghệ.

  • Giúp cải thiện tiêu hóa: Curcumin giúp cải thiện tiêu hóa nhờ kích thích túi mật sản sinh mật, giúp làm giảm chướng bụng và đầy hơi ở những người bị khó tiêu.
  • Chống viêm: Curcumin làm giảm 2 enzym gây viêm trong cơ thể, có hiệu quả đối với các bệnh viêm ở ruột, chẳng hạn như Crohn và viêm loét đại tràng.
  • Cải thiện sức khỏe tim mạch: Các đặc tính chống viêm của nghệ có lợi cho sức khỏe tim mạch, làm giảm nguy cơ bệnh tim.
  • Chống ung thư: Chứng minh sơ bộ cho thấy nghệ có tác dụng trong phòng chống bệnh ung thư nhờ các đặc tính chống oxy hóa và chống viêm. Curcumin trong nghệ cũng có tác dụng giảm nhẹ một số triệu chứng ung thư thứ phát như giảm cảm giác về mùi, kích thước tổn thương và đau đớn.
  • Tăng cường sức khỏe não bộ: Tác dụng chống oxy hóa, chống viêm của nghệ đều giúp phòng ngừa và điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh, bao gồm Alzheimer, Parkinson hay xơ cứng rải rác.
  • Điều trị bệnh tiểu đường: Curcumin có tác động đến bệnh tiểu đường nhờ kích thích tuyến tụy sản xuất và tiết insulin.

Cây nghệ: Phân loại, dinh dưỡng và tác dụng

Một vài lưu ý khi dùng cây nghệ

Để sử dụng cây nghệ an toàn, bạn cần nắm rõ một vài lưu ý dưới đây:

  • Người gặp các vấn đề về túi mật tuyệt đối không nên sử dụng nghệ.
  • Nghệ có ảnh hưởng đến khả năng hấp thu chất sắt, do đó những người đang thiếu sắt hoặc đang bổ sung sắt nên lưu ý khi sử dụng nghệ.
  • Sử dụng nghệ quá liều và dài ngày có thể gây kích ứng và loét dạ dày trong những trường hợp rất nặng.
  • Người bị bệnh tiểu đường nên hỏi bác sĩ trước khi sử dụng nghệ hoặc các chế phẩm từ nghệ vì chúng có thể tăng nguy cơ hạ đường huyết.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên sử dụng các thực phẩm bổ sung từ nghệ.
  • Nghệ có khả năng chống đông máu, do đó không nên sử dụng nghệ ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật hoặc không sử dụng cùng các loại thuốc chống đông máu.
  • Có thể kết hợp nghệ vàng với mật ong để tăng tác dụng chữa bệnh.
5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.