Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cây yến mạch là gì? Tác dụng của cây yến mạch

0

Nhắc đến ngũ cốc yến mạch thì chắc hẳn không ai là không biết đến loại thực phẩm quen thuộc này. Nhưng bạn có biết cây yến mạch như thế nào, có tác dụng gì với sức khỏe không? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn đầy đủ về nguồn gốc, đặc điểm, giá trị dinh dưỡng, công dụng và các món ngon với cây yến mạch.

Xem thêm:

Nguồn gốc và đặc điểm

Nguồn gốc

Yến mạch có tên khoa học là Avena sativa, là một loại ngũ cốc lấy hạt được trồng và sử dụng nhiều tại các nước ôn đới, chủ yếu là ở Châu Âu.

Yến mạch được mệnh danh là “nữ hoàng của các loại ngũ cốc”. Cách đây hơn 4000 năm nó được xem như thức ăn cho người nghèo, nhưng đến nay thì yến mạch đã là thực phẩm ưa chuộng trên toàn thế giới.

Tại Việt Nam, cây yến mạch được trồng bằng hạt trên diện rộng như cây lúa. Cây được trồng theo vụ và thu hoạch vào mùa hè.

Đặc điểm

Cây yến mạch là loại cây thân thảo, chiều cao trung bình dưới 1m. Lá yến mạch có hình mác dài, xanh thẫm và sắc nhọn, thân cây rỗng, khá giòn, hoa màu xanh chuyển dần sang vàng khi chín, bên trong chứa hạt là thành phần được sử dụng nhiều.

Yến mạch là loại cây có chứa nhiều dinh dưỡng nhất trong họ ngũ cốc, mang lại nhiều giá trị sử dụng từ dinh dưỡng, sức khỏe cho đến làm đẹp, chăn nuôi,… Do đó yến mạch ngày càng được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới.

Cây yến mạch được chế biến thành nhiều dạng khác nhau để để làm thực phẩm hay điều trị bệnh như hấp, rang, tán bột, cán dẹt, …

Cây yến mạch là gì? Tác dụng của cây yến mạch

Dinh dưỡng trong cây yến mạch

Các thành phần dinh dưỡng có trong cây yến mạch:

  • 66 % carbohydrate
  • 11,2 % protein
  • 9,2 % chất béo
  • 7,1% chất xơ
  • Các nguyên tố khoáng chất vi lượng: natri, canxi, kali, sắt, magiê, phốt pho, kẽm, đồng, crôm, mangan, selenium,…
  • Các loại vitamin B1, B2, B3, B6, E… chiếm 4.5%.

Cây yến mạch là gì? Tác dụng của cây yến mạch

Tác dụng của cây yến mạch với sức khỏe

Trong cây yến mạch có chứa hàm lượng cao các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như carbohydrates, chất béo, protein, chất xơ, các loại vitamin, canxi, sắt, magie, natri, kali,… nên mang lại nhiều tác dụng tốt cho cơ thể.

Chẳng hạn như:

  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu: Trong yến mạch có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể: carbohydrates, chất xơ, protein, chất béo, vitamin, khoáng chất, các hợp chất oxy hóa,…
  • Hỗ trợ chống oxy hóa: Polyphenol và nhóm chất avenanthramides trong yến mạch là các chất chống oxy hóa, có tác dụng giảm huyết áp, tránh lão hóa.
  • Hỗ trợ tiêu hóa, trị bệnh tiểu đường và giảm cân: Beta – glucan trong yến mạch giúp tăng sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giảm phản ứng đường huyết và insulin, tăng cảm giác no lâu cho người muốn giảm cân.
  • Ngăn ngừa ung thư: Các chất chống oxy hóa có trong yến mạch giúp ngăn ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư trực tràng và ung thư ruột kết;
  • Cải thiện làn da: Saponin trong bột yến mạch có tác dụng tẩy tế bào chết, cải thiện độ sáng của làn da và điều trị các bệnh chàm da, da khô ngứa.
  • Trị gàu, chống rụng tóc: Hàm lượng cao các khoáng chất như sắt, kẽm, magie và kali trong yến mạch giúp tăng cường sự phát triển của tóc, cải thiện tình trạng ngứa da đầu, dầu thừa hay gàu.
  • Giúp ngủ ngon hơn: Yến mạch có chứa các axit amin cùng các dưỡng chất giúp kích thích sản xuất melatonin, giúp bạn dễ ngủ hơn.

Cây yến mạch là gì? Tác dụng của cây yến mạch

Phân loại yến mạch theo cách chế biến

Cây yến mạch hiện nay đã rất phổ biến tại Việt Nam, có thể dễ dàng tìm thấy trong các siêu thị, cửa hàng. Sản phẩm về yến mạch rất đa dạng, trong đó theo cách chế biến, chúng được phân thành 5 loại chủ yếu sau:

  • Yến mạch nguyên hạt: Yến mạch nguyên hạt được sử dụng sau khi tuốt hạt khỏi lá, tuy nhiên nó khá dai.
  • Yến mạch cắt nhỏ: Loại này được cắt nhỏ từ yến mạch nguyên hạt. Không dai như yến mạch nguyên hạt nhưng khi dùng để nấu ăn vẫn cần nhiều thời gian.
  • Yến mạch cán dẹt: Yến mạch cán dẹt là yến mạch cắt nhỏ được hấp chín rồi lăn dẹt.
  • Yến mạch ăn liền: Yến mạch cán dẹt được cán mỏng hơn, thêm gia vị như muối, đường hoặc hương liệu sẽ thành yến mạch ăn liền, loại này rất dễ dùng nhưng chứa ít thành phần dinh dưỡng hơn các loại còn lại.
  • Bột yến mạch: Bột yến mạch là yến mạch cán dẹt được nghiền mịn thành bột, được dùng cho trẻ em ăn dặm hoặc đắp mặt nạ cho da.

Một vài món ăn với yến mạch

Sữa tươi yến mạch

Nguyên liệu:

  • 40g bột yến mạch
  • Sữa tươi nguyên kem (có thể thay bằng sữa đặc và nước)

Cách làm:

Trộn bột yến mạch với sữa tươi nguyên kem (hoặc sữa đặc và nước) trong một bát lớn.

Đặt bát vào lò vi sóng, quay trong khoảng 1 phút.

Sữa tươi yến mạch sẽ là thức uống bổ dưỡng cho bạn đổi khẩu vị hàng tuần. Ngoài ra, bạn cũng có thể hâm nóng sữa rồi pha bột yến mạch vào cũng được.

Cháo yến mạch

Nguyên liệu:

  • 3/4 cốc bột yến mạch vàng
  • 3 cốc sữa
  • 450g tôm đã làm sạch
  • Dầu ô liu nguyên chất, bơ, muối, tiêu trắng
  • Hành băm nhỏ

Cách làm:

Cho sữa vào nồi đun sôi.

Cho bột yến mạch vào khuấy đều và đun trong lửa nhỏ khoảng 10 phút.

Xào tôm với dầu oliu, bơ và hành, nêm nếm cho vừa miệng, nấu trong 4–5 phút.

Đổ tôm vừa xào vào nồi yến mạch và tiếp tục đun khoảng 10–15 phút.

Tắt bếp, đổ ra bát và thưởng thức.

Món cháo tôm yến mạch thơm ngon và bổ dưỡng chắc chắn sẽ khiến bé nhà bạn yêu thích vòi ăn đấy.

Sữa chua yến mạch

Nguyên liệu:

  • 1/2 cốc bột yến mạch
  • 1/2 cốc sữa chua phô mai
  • Trái cây theo mùa

Cách làm:

Bột yến mạch nấu chín rồi làm lạnh

Chia lấy 1/4 cốc sữa chua phô mai đổ vào đáy ly.

Tiếp theo cho thêm 1/4 cốc bột yến mạch và một ít trái cây tươi lên trên.

Làm như vậy với ly thứ hai, và bạn đã có 2 ly sữa chua yến mạch hoa quả ngon miệng.

Món tráng miệng này thích hợp những buổi trưa ngày hè, kết hợp thêm các loại trái cây như dâu tây, dưa hấu, nho, việt quất,… thì còn gì bằng.

Cây yến mạch là gì? Tác dụng của cây yến mạch

Lưu ý khi dùng yến mạch

Khi sử dụng yến mạch, bạn nên chú ý một số điều sau để tối ưu được công dụng của yến mạch và bảo vệ sức khỏe bản thân.

Phụ nữ có thai và cho con bú nên sử dụng yến mạch đã được chế biến hơn là yến mạch nguyên chất.

Nếu gặp khó khăn trong việc nuốt hay nhai thì nên tránh ăn yến mạch, vì nếu không được nhai kỹ, yến mạch có thể gây nguy cơ tắc nghẽn ruột.

Người bị bệnh rối loạn tiêu hoá nên tránh ăn các sản phẩm yến mạch vì yến mạch cần thời gian để tiêu hoá, có thể gây nguy cơ tắc đường ruột.

Việc sử dụng sản phẩm có chứa yến mạch lên da có thể gây nổi mụn ở một số người, nên dùng dung dịch có chứa chiết xuất yến mạch thì tốt hơn.

Cây yến mạch là gì? Tác dụng của cây yến mạch

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.