Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Quả duối là gì? Quả duối có ăn được không?

0

Cập nhật vào 20/07

Quả duối là loại quả gắn liền với tuổi thơ của nhiều người từ thời chăn trâu cắt cỏ. Quả duối khi chín có màu vàng, mùi thơm, vị ngọt, mang nhiều công dụng hữu ích đối với con người.

Mời bạn tham khảo:

Quả duối là gì? Nguồn gốc cây duối

Quả duối là quả gì?

Quả duối còn được gọi với nhiều tên gọi khác như duối dai, duối nhám, hoàng anh mộc… mọc từ cây duối. Cây duối có tên khoa học là Streblus asper Lour, thuộc họ dâu tằm Moraceae. Loại cây này có chiều cao trung bình đạt từ 4 – 5m, mọc hoang hoặc được trồng làm bờ rào, cây có mủ trắng, cành lá khúc khuỷu nên cũng được nhiều người yêu cây cảnh tạo dáng thành cây duối bonsai trang trí sân vườn đẹp mắt.

Cây duối thuộc dạng đơn tính khác gốc, mỗi cây thường chỉ cho hoa đực hoặc hoa cái. Hoa đực có màu vàng, hoa cái có màu lục, hoa mọc chùm hoặc đơn lẻ. Lá duối cứng, xanh đậm, mọc so le nhau, mép lá có răng cưa, dài khoảng 3 – 7cm và rộng trung bình 3cm. Quả duối nhỏ, hơi dẹp, to bằng đầu ngón tay út.

Quả duối là gì? Quả duối có ăn được không?

Nguồn gốc của cây duối

Các quốc gia có nhiều cây duối phải kể đến như: Ấn Độ, Thái Lan, miền Nam Trung Quốc, Campuchia, Myanmar, Philippin, Malaysia, Indonesia… Ở Việt Nam, loại cây này mọc hoang ở nhiều đồi núi, phân bố rộng khắp cả nước.
Hầu hết các bộ phận của cây đều có thể sử dụng để làm thuốc. Thu hái các bộ phận của cây quanh năm. Sử dụng mủ tươi của cây trực tiếp. Phần lá, cành, rễ rửa sạch.Sau đó cắt ngắn và đem phơi khô hoặc sao vàng. Bảo quản để sử dụng dần.

Ý nghĩa phong thủy của cây duối

Theo quan niệm dân gian, cây duối có khả năng trừ tà, mang lại vượng khí cho gia chủ. Người trồng cây duối trong nhà sẽ gặp nhiều may mắn, thuận lợi.

Quả duối là gì? Quả duối có ăn được không?

Trong quả duối có những chất gì?

Hiện chưa có nhiều nghiên cứu về thành phần dược chất có trong quả duối, các nhà khoa học chỉ mới phát hiện và tìm ra trong mủ của cây duối có 76% nhựa và 23% là cao su. Vỏ cây duối có chứa một số chất quý như asperulosid, streblosid, pregnane glycoside, acid oleanolic, β-sitosterol, botulin, n-triacontane, tetracontane-3-on, stigmasterol mang nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe.

Quả duối là gì? Quả duối có ăn được không?

Quả duối có ăn được không?

Quả duối khi chín có màu vàng ruộm, mùi thơm dịu nhẹ và ăn vào có vị ngọt ngọt, do vậy nếu có dịp bắt gặp cây duối có quả duối chín, bạn hãy thử ăn và cảm nhận hương vị loại quả này nhé.

Cây duối, quả duối có tác dụng chữa bệnh gì?

Theo đông y, cây duối có tính mát, vị đắng, mang tác dụng cầm máu, giải độc, sát trùng, thanh nhiệt… Gần như tất cả các bộ phận trên cây duối từ lá, mủ, quả, hạt, vỏ, cành, rễ đều có công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của con người, cụ thể:

Lá duối: hỗ trợ chữa chứng tiểu bí, kiết lỵ, ngăn ngừa phù thũng, lợi sữa cho phụ nữ sau sinh. Lá cũng được dùng để chữa bệnh về lở loét da, mụn nhọt đầu đinh, viêm sưng đường tiểu, bạch đới khí hư… Đối với động vật, đặc biệt là trâu bò, ăn lá duối chữa đau bụng ỉa chảy, chữa bại liệt, lá non giã nhỏ đắp lên vết thương giúp cầm máu và chống nhiễm trùng rất tốt.

Mủ duối (nhựa duối): Đặc tính quan trọng nhất của mủ duối đó là có khả năng sát trùng nên thường được ứng dụng để thoa lên các vết nứt nẻ ở gót chân và bàn tay. Khi nhức đầu, đau đầu, lấy nhựa mủ duối đắp 2 bên thái dương cũng làm cơn đau giảm đi rõ rệt.

Vỏ duối: Vỏ dùng chữa sâu răng, đau bụng, sốt, đi tiêu chảy, lỵ, phong thấp đau nhức, đắp bó chữa gãy xương. Nấu nước từ vỏ cây duối có thể hỗ trợ chữa tiêu chảy, kiết lỵ, tình huống giải độc rắn cắn nhai trực tiếp.

Hạt duối: Dùng hạt duối hỗ trợ điều trị tiêu chảy, chảy máu cam rất tốt.
Rễ duối, cành duối: Tác dụng hạ sốt, chữa kiết lỵ, giúp giảm đau, giảm viêm sưng, chữa bụng trướng, tiểu đục hoặc bí tiểu, an thần, chống động kinh.

Quả duối là gì? Quả duối có ăn được không?

Các bài thuốc từ cây duối, quả duối dùng để hỗ trợ chữa bệnh

Cây duối (hạt duối, lá duối, quả duối, vỏ duối, mủ duối) nếu biết cách kết hợp cùng với nhiều cây thuốc, dược liệu khác sẽ hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý cũng như tăng cường sức khỏe, cụ thể:

Bài thuốc giúp lợi sữa từ cây duối

Phụ nữ sau sinh nếu ít sữa có thể lấy 50g lá duối tươi hoặc 20g lá duối khô sắc cùng với 1 lít nước, uống ngày 2 – 3 lần để tăng sữa cho con bú.

Bài thuốc chữa sỏi thận từ cây duối

Lấy 1 nắm lá duối to ngâm nước muối loãng trong 15 phút, rửa sạch rồi vớt để ráo. Cho lá duối và 200ml nước lọc vào máy xay sinh tố xay nhuyễn cùng nhau, lấy khăn mềm hoặc rây chỉ lọc lấy nước cốt uống, phần bã bỏ đi. Uống trước khi đi ngủ mỗi ngày.

Bài thuốc chữa mụn nhọt từ cây duối

Chuẩn bị miếng giấy nhỏ, phết lên trên ít mủ duối rồi đắp lên vị trí mụn nhọt trong 3 tiếng. Thực hiện mỗi ngày 2 lần cho tới khi mủ bong ra.

Bài thuốc chữa gãy xương từ cây duối

Đem vỏ duối, thanh táo, chuối tiêu và dây tơ hồng với liều lượng bằng nhau giã nát rồi đem đắp lên ngay vị trí bị gãy. Dùng băng gạc để băng cố định vết thương.

Bài thuốc chữa bí tiểu, nước tiểu đỏ từ cây duối

Chuẩn bị 20g rễ, cành cây duối khô và đun với nửa lít nước đến khi nước cạn còn phân nửa thì tắt bếp. Chia nước thành 3 phần uống 3 lần/ngày. Thực hiện liên tục 10 ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc chữa đái buốt, nước tiểu đục từ cây duối

Chuẩn bị 20g vỏ duối khô, 20g cỏ nhọ nồi, 20g dễ nhót rừng, 30g râu ngô, 30g bông mã đề, 30g bạch mao can. Đem vỏ rễ cây duối và rễ cây nhót rừng sao vàng trộn cùng với các nguyên liệu khác và đem sắc lấy nước dùng. Nên chia nhỏ phần nước sắc được thành 3 phần để uống hết trong ngày.

Bài thuốc trị sâu răng từ cây duối

Đem vỏ cây duối tươi ngâm cùng với rượu đặc. Sau 10 ngày ngâm là có thể sử dụng. Dùng một nhúm bông gòn để hút một lượng rượu vừa đủ rồi đem chấm ngay vị trí đau.

Bài thuốc chữa phù thũng từ cây duối

Chuẩn bị 20g lá cây duối sao vàng, 20g vỏ bưởi sao vàng, 12g cây bố rừng, 12g vỏ quýt; vỏ tỏi và củ sả mỗi vị 10g sắc cùng với 600ml nước. Nấu cho tới khi nước thuốc cạn còn khoảng 200ml thì tắt bếp. Gạn lấy phần nước để uống hết trong ngày. Lưu ý, một thang thuốc nên đun 2 lần nước.

Bài thuốc chữa đau đầu do thay đổi thời tiết từ cây duối

Phết một lượng nhựa cây duối lên hai miếng giấy nhỏ với đường kính khoảng 3cm. Sau đó phết lên thêm một lớp nhựa chút vôi tôi. Đem miếng giấy dán lên hai bên thái dương. Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần.

Quả duối là gì? Quả duối có ăn được không?

Ai không nên sử dụng cây duối, quả duối?

Từ những phân tích bên trên, có thể thấy cây duối mang đến rất nhiều công dụng quý đối với sức khỏe của con người. Thế nhưng không phải ai cũng phù hợp để sử dụng loại cây này. Những người cơ địa yếu, dễ dị ứng, mẫn cảm, đặc biệt người già, trẻ em, phụ nữ giai đoạn mang thai cần cẩn trọng khi sử dụng, tốt nhất là nên hỏi ý kiến của các dược sĩ, bác sĩ trước khi dùng để tránh các hệ quả không mong muốn.

Trong cây duối có chứa các chất như asperulosid, streblosid, pregnane glycoside, acid oleanolic, β-sitosterol, botulin, n-triacontane, tetracontane-3-on, stigmasterol, các đối tượng bị dị ứng hoặc mẫn cảm với 1 trong những thành phần này thì tốt nhất không nên sử dụng.

Trong quá trình sử dụng các bài thuốc từ cây duối, một số người có thể gặp tác dụng phụ: tiêu chảy, phát ban da, kích ứng da,… Lúc này cần tạm ngưng sử dụng bài thuốc và hỏi bác sĩ để xem xét và kiểm tra đánh giá tình trạng sức khỏe.

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.