Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Quả ươi là quả gì? Tác dụng của quả ươi đối với sức khoẻ

0

Cập nhật vào 19/01

Quả ươi có hương vị thơm ngon, ngọt mát, vừa giải được khát vừa có tác dụng chữa trị các căn bệnh thông thường, hơn nữa quả ươi lành tính, có thể sử dụng cho tất cả mọi người. Chính vì thế, dù giá khá “chát” nhưng thứ “lộc trời” này vẫn được rất nhiều người săn đón.

Quả ươi là quả gì? Nguồn gốc của quả ươi

Quả ươi thường được biết đến nhiều hơn với cái tên quả đười ươi hay hạt ươi, đây là loại quả của cây ươi, quả còn có một số tên gọi khác là đại hồng quả, bàng đại hải hay an nam tử. Quả ươi thuộc chi Ươi, họ Trôm, là một họ phụ của Cẩm Quỳ. Tên khoa học của loại quả này là Sterculia Lychnophora.

Quả ươi là quả gì? Tác dụng của quả ươi

Đặc điểm của quả ươi

Quả ươi có hình bầu dục, to bằng ngón tay trỏ người lớn, kích thước dài khoảng 2,5 cm, rộng 14-16mm, dày 5-7mm, xung quanh hạt có lớp chất nhầy dính vào gốc quả. Về hình dáng, quả to bằng ngón tay trỏ người lớn, vỏ sần sùi, hình dáng gần giống quả tràm. Quả có cánh, khi còn non có màu xanh, về già quả màu đen rồi sau đó chuyển từ màu đen sang màu nâu vàng và tự rụng xuống, bay quanh gốc cây. Quả ươi khô gặp nước sẽ nở bung to gấp nhiều lần nên tại Trung Quốc chúng còn được gọi với cái tên Đại Phát Tử.

Quả ươi từng được nhắc đến trong cuốn “Gia Định Thành thông chí”, Trịnh Hoài Đức (1765 – 1825) có ghi: “Quả đại hữu (sản ở Ký Sơn trấn Biên Hòa, tục gọi là quả lười ươi), giống như quả trám, người miền núi phơi khô để bán. Khi ăn ngâm vào nước, nở phồng to lên, thịt của một quả có thể đầy chén, bỏ xơ màng đi, cho đường vào mà ăn, tính rất hàn, nên ăn vào mùa hạ để giải nhiệt”.

Thân cây ươi to, cao đến chục mét, chiều cao thấp nhất là 20m. Cứ 4 năm một lần cây cho thu hoạch quả vào khoảng thời gian tháng 4 đến tháng 8. Thời gian thu hoạch của loại hạt này ngắn nhưng sản lượng tương đối cao, mỗi cây có thể cho từ 30 đến 50 kg quả ươi tươi.

Quả ươi là quả gì? Tác dụng của quả ươi

Phân loại quả ươi

Quả ươi theo tự nhiên được phân thành 2 loại là ươi trâu và ươi sẻ. Quả ươi trâu được thấy nhiều ở rừng khu vực miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi. Đười ươi trâu có kích cỡ to, dài, màu sắc đậm hơn đười ươi sẻ. Quả hình thuôn dài, khi chín màu nâu sẫm, ngâm lâu nở hơn. Lượng hạt ươi trâu cũng ít và hiếm hơn đười ươi sẻ nên giá thường đắt hơn và khó mua hơn. Ươi sẻ là hạt của cây đười ươi sống ở khu vực Tây Nguyên và phía Nam như Daklak, Lâm Đồng, Đồng Nai. Quả ươi sẻ tròn hơn và có vỏ mỏng hơn so với ươi trâu. Sở dĩ chúng có tên gọi như vậy là do kích thước của hạt khá nhỏ, khi chín tự rụng, loại này tuy nhỏ nhưng ngâm nở nhanh. Còn giá trị dinh dưỡng của cả hai loại thì tương đương nhau, độ chênh lệch không đáng kể.

Dựa theo phương pháp thu hoạch, quả ươi cũng được chia thành 2 loại: ươi bay và ươi thường. Hạt ươi chín và rụng tự nhiên được gọi là hạt ươi bay. Hạt ươi chín sẽ bay xuống, rụng đầy gốc, người dân chỉ cần đi nhặt xung quanh gốc. Nếu muốn thu hoạch ươi khi hạt không rụng xuống hết, chọn cây ươi già, làm cây sào dài móc vào cành và giật khẽ, cả cây ươi sẽ trở mình và bay hết trái. Còn ươi thường là loại ươi được người dân hái cả quả non và quả già trên cây sau đó đem về phơi rồi bán. Ban đầu mọi người còn hay nhặt hạt ươi bay, hạt rụng quanh gốc ươi già. Những năm gần đây giá ươi trên thị trường tăng cao, người người đổ xô đi nhặt ươi, nhặt không được thì chặt luôn cây ươi, hạ cây xuống để thu hoạch cho nhanh, khiến cây ươi non mọc ra không kịp khai thác bởi chu kỳ sống của cây ươi quá dài, từ 10-11 năm mới cho ra quả. Loại ươi thường sẽ có màu đen chứ không có màu cánh gián hay màu ngà vàng như ươi bay.

Trong hai loại, hạt ươi bay tự chín rụng thường được đánh giá cao hơn về chất lượng và dinh dưỡng hơn ươi thường. Ươi bay khi ngâm trong nước sẽ nở 100%, còn loại ươi thường có tỷ lệ hạt ngâm không nở.

Quả ươi là quả gì? Tác dụng của quả ươi

Chế biến quả ươi

Để có thể lưu trữ hạt đười ươi trong thời gian dài, sau khi thu hoạch người ta phải mang hạt đi phơi hoặc sấy khô. Sau đó, bảo quản hạt ở nơi thoáng mát, tránh ẩm ướt để không bị mốc hoặc mọt.

Nguồn gốc quả ươi

Tại nước ta, cây ươi phân bố chủ yếu ở miền Nam hoặc miền Trung, không có ở miền Bắc, thường tại các khu vực có độ cao trung bình từ 250 – 800 m. Hiện nay cây được khai thác và sử dụng nhiều ở các vùng Biên Hòa, Bà Rịa, Bình Định, Thuận Hải, Phú Yên, Tây Nguyên,… Loại cây này còn tìm thấy ở một số nước trên thế giới như Campuchia, Thái Lan, các đảo thuộc Malaysia.

Quả ươi là quả gì? Tác dụng của quả ươi

Quả ươi có tác dụng gì?

Quả ươi được ví như yến sào của núi rừng, là “lộc trời” bốn năm mới có một lần. Xét về chất lượng và dược tính thì loại ươi bay có giá trị nhất.

Trong hạt có chứa nhiều thành phần dưỡng chất mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe và chữa bệnh. Hạt đười ươi sử dụng chủ yếu cho công dụng mát và nhuận, đi vào kinh phế. Theo Đông y cổ, loại hạt này có tính hàn, vị ngọt lợ, thanh nhiệt giải độc tốt, chữa ho khan, ho không đờm, viêm sưng họng, nhức răng, mụn nhọt,…Ngoài ra, còn có thể trị được các bệnh về huyết áp, đường tiêu hóa, viêm đường tiết niệu, làm đẹp da, tiểu đường,…

Quả đười ươi được sử dụng phổ biến trong các loại nước mát thanh nhiệt, giải độc gan. Cụ thể:

  • Điều trị các bệnh nhiệt: Trị nóng nhiệt gây chảy máu cam ở trẻ nhỏ, trị táo bón do nhiệt
  • Điều trị nóng chứng sốt âm, ho khan, đau họng, nhức răng, đau mắt đỏ, lao thương thổ huyết, máu nóng mụn lở, chảy máu cam
  • Đặc biệt là đặc trị bệnh gai cột sống, đau xương khớp, nhức mỏi
  • Là bài thuốc trị bệnh cao huyết áp
  • Trị bệnh về đường tiêu hóa, trị tiểu buốt, viêm đường tiết niệu, tiểu đường
  • Hỗ trợ làm đẹp da, giúp da trắng mịn hồng hào.
  • Ngoài ra cũng có thể dùng làm thuốc trị táo bón, sỏi thận, hỗ trợ giảm cân,… Đặc biệt, hạt ươi có độ lành tính cao, ít gây tác dụng phụ, do đó mọi lứa tuổi đều có thể sử dụng.

Với tính mát và vị ngọt tự nhiên, hạt ươi thường được sử dụng để làm món ăn giải khát vào mùa hè, giúp thanh nhiệt cho cơ thể. Bởi có tính hàn nên khi ăn vào khiến lạnh bụng, rất thích hợp với những người bị nóng trong.
Quả ươi có đặc điểm khi nhúng vào nước, nhất là nước ấm thì nở ra rất nhanh nên nhiều người thường trộn ươi với hạt é, bỏ thêm ít đường vào làm nước giải khát cho mùa hè.

Quả ươi là quả gì? Tác dụng của quả ươi

Cách ăn quả ươi

Tùy vào nhu cầu sử dụng mà cách ăn hạt ươi lại khác nhau. Tuy nhiên, phổ biến nhất là bạn ngâm chúng trong nước ấm cho mềm rồi tách vỏ và nhân, chỉ lấy phần lõi sau khi nở bung mềm rồi đem đi chế biến.

Cách chọn ươi chuẩn

Nên chọn loại ươi bay vì thành phần dinh dưỡng nhiều nhất và 100% sẽ nở khi ngâm vào nước. Loại ươi già hái từ cây xuống ít dinh dưỡng hơn, còn loại ươi non dinh dưỡng kém nhất.

Hạt ươi sau khi chín sẽ rụng xuống gốc và được thu lượm về phơi khô. Bạn nên chọn những hạt còn mẩy và màu vàng vàng, giống như màu hạt dẻ. Đó là loại quả ươi bay chất lượng.

Cách ăn quả ươi để giải khát

Cách đơn giản nhất là khi mua những trái ươi khô về đem ngâm nước cả ngày cho nở ra, nhặt hết vỏ khô lấy phần ruột mềm, xốp bên trong, quậy đường và bỏ đá vào thành một thứ nước giải khát mát rượi ngày hè. Nếu có thể thì dùng kèm với hạt é cũng vô cùng ngon miệng.

Món giải khát từ hạt đười ươi thường có vị ngọt mát, hơi đắng và hương thơm nhẹ và rất dễ làm. Nên món giải khát này được rất nhiều người ưa chuộng và thích thú ngay từ lần thử đầu tiên.

Quả ươi là quả gì? Tác dụng của quả ươi

Cách ăn quả ươi để chữa bệnh

Khi dùng để chữa bệnh, tùy theo công dụng khác nhau mà có bài thuốc khác nhau. Dưới đây là 5 bài thuốc đơn giản khi dùng với quả ươi:

  • Bài thuốc kinh nghiệm được dùng chữa ho, khan tiếng là ngâm quả ươi vào nước sôi, uống thay trà trong ngày. Tùy vào khẩu vị của mỗi người, có thể cho thêm đường cát, đường phèn hay pha cùng mật ong cho dễ uống.
    Bài thuốc chữa chảy máu cam: Dùng khoảng 5 hạt ươi, rang đến khi vàng đều rồi đem đun với nước uống hàng ngày.
  • Bài thuốc trị viêm họng,viêm amidan cấp từ hạt ươi: Chuẩn bị 5g hạt ươi, 5g bản lam căn, 5g mạch môn đông, 3g cam thảo. Trộn đều các nguyên liệu này rồi hãm với nước uống hàng ngày.
  • Bài thuốc chữa sỏi thận, sỏi mật từ hạt ươi: Lấy hạt cây đười ươi cùng với chuối hột rừng đã thái lát đem phơi khô và rang chín. Sau đó, xay nhuyễn các nguyên liệu và trộn đều với tỷ lệ 1:4 (1 phần hạt ươi với 4 phần chuối). Dùng hỗn hợp này pha với nước ấm, sử dụng 2 lần/ngày (1 muỗng sau bữa sáng, 2 muỗng sau 9 giờ tối).
  • Bài thuốc trị mụn, nhọt: Ngâm hạt nở đều lấy phần thịt của hạt đắp lên vùng mụn ,nhọt mỗi ngày cho đến khi mụn xẹp và biến mất.

Quả ươi là quả gì? Tác dụng của quả ươi

Lưu ý khi sử dụng quả ươi

Có những điều bạn cần đặc biệt chú ý khi dùng hạt đười ươi. Làm sao để thu được nhiều lợi ích cho cơ thể nhất.
Hạt ươi có tính lành, thích hợp cho mọi người dùng. Tuy nhiên, lưu ý đối với những người bị bệnh tiêu hóa, viêm đại tràng, dễ lạnh bụng hay đang bị tiêu chảy thì tuyệt đối không sử dụng hạt ươi. Ăn hạt ươi sẽ khiến cơ thể bị hạ nhiệt, bệnh đường ruột vì thế mà càng nặng thêm. Phụ nữ có thai và cho con bú hoặc những người có thể trạng đặc biệt cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng hạt đười ươi.

Khi dùng hạt ươi chữa ho cũng cần chú ý: Hạt ươi chữa ho chỉ dùng cho người bệnh bị ho khan. Các trường hợp ho có đờm, ho ra máu thì không nên sử dụng hạt ươi, bất kể để chữa bệnh hay ăn giải khát. Hạt ươi không những không làm tiêu đờm, mà ăn nhiều hạt ươi còn khiến lượng đờm tăng thêm, ảnh hưởng không tốt đến tình trạng bệnh của người dùng.

Sử dụng hạt ươi theo đúng liều lượng được khuyến cáo, không sử dụng quá nhiều hạt ươi trong ngày. Khi sử dụng quá nhiều hạt ươi sẽ gây ra đầy bụng, khó tiêu, thậm chí là buồn nôn, ho ra đờm.

Lượng hạt ươi khuyến nghị nên dùng mỗi ngày chỉ khoảng 3 – 5 hạt, tương ứng với 350 – 400ml nước hạt ươi.
Hạt đười ươi không được ăn khi chưa ngâm nước. Vì khi vào cơ thể nó sẽ hút nước và trương lên. Lúc này sẽ khiến ruột bạn cứng và khó thở.

Hạt đười ươi dùng đến đâu ngâm đến đấy. Không ngâm nước nhiều để dự trữ. Vì sẽ làm hạt mất chất và bị nhiễm khuẩn.

Hạt đười ươi cần đảm bảo có nguồn gốc rõ ràng. Hạt không dùng các chất bảo quản hay tẩy rưởi gì cả. Như vậy điều trị bệnh mới an toàn.

Mặc dù có thể nói hạt đười ươi giúp sức khỏe của bạn cải thiện nhiều, cũng như trị được bệnh, nhưng để an toàn trước khi dùng cũng cần xin ý kiến bác sĩ để an toàn trong quá trình điều trị.

Quả ươi là quả gì? Tác dụng của quả ươi

Tác dụng của quả ươi đối với bà bầu?

Xét theo tính chất của hạt ươi, hạt ươi lành tính với mọi đối tượng. Quả ươi có rất nhiều tác dụng thần kỳ như thanh nhiệt giải độc, chữa mụn nhọt, đau nhức răng, chảy máu cam, ho khan, táo bón do nóng,… Theo các bài thuốc Đông y, với những bà bầu thông thường, quả ươi cũng mang lại những công dụng nhất định, cụ thể:

Thanh nhiệt giải độc

Đối với những phụ nữ đang trong thai kỳ, thân nhiệt đặc biệt sẽ tăng cao hơn so với bình thường nên thường xuyên khó chịu vì bị nóng trong người, nhất là vào mùa hè. Do đó, việc uống ươi ngâm với nước đường hoặc cho thêm hạt é hay hạt chia vừa có công dụng giải khát vừa có thể thanh nhiệt giải độc, giúp cho cơ thể dễ chịu hơn.

Trị táo bón do nóng

Hầu hết các bà bầu đều thường xuyên bị táo bón lúc mang thai, thậm chí còn xuất hiện bệnh trĩ. Theo dân gian, quả ươi có thể chữa được táo bón do nhiệt. Chỉ cần dùng hai đến ba hạt ươi pha nước, uống vào buổi sáng khi đói là có thể đẩy lùi táo bón.

Chữa ho khan không đờm

Khi bị ho khan không đờm, bà bầu có thể sử dụng ươi để chữa thay vì dùng thuốc ảnh hưởng tới em bé. Mỗi ngày dùng từ hai đến năm hạt ươi pha thành nước, chia nhỏ thành nhiều lần trong ngày để uống. Tuy nhiên, mẹ bé cần đặc biệt lưu ý nếu như không phải là ho khan mà là trường hợp khác như ho ra máu,… tuyệt đối không sử dụng trái ươi. Trong trường hợp này, hãy đi khám bác sĩ để nghe tư vấn.

Quả ươi là quả gì? Tác dụng của quả ươi

Trị mụn nhọt khi nóng

Trong lúc mang thai có thể do thân nhiệt cao, nóng trong người mà bà bầu bắt đầu xuất hiện mụn nhọt. Điều này không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng tới tâm lý bà bầu. Có thể sử dụng ươi để chữa bằng cách dùng nước sau khi ngâm quả ươi, trộn cùng với cơm và ít muối rồi đắp lên vết mụn nhọt. Đắp ngày một lần, có thể vào buổi tối trước khi đi ngủ, mụn sẽ dần xẹp xuống và biến mất sau vài ngày.

Trị nhiệt miệng

Nhiệt miệng do nóng cũng có thể thường xuyên xuất hiện khi mang thai. Bà bầu có thể sử dụng nước ươi hoặc ươi với hạt é uống để trị chứng nhiệt miệng này. Hãy cho ít đường hơn bình thường để đẩy nhanh quá trình trị nhiệt.

Bởi ươi mang tính hàn nên các bà bầu không nên lạm dụng quá mức. Khi xuất hiện các triệu chứng nước đờm trắng, ho có đờm, buồn nôn thì bạn nên dừng sử dụng trái ươi.

Lưu ý: các công dụng và cách chữa trên đều là các bài thuốc dân gian, còn về Tây y, hiện nay chưa có một nghiên cứu hoặc tài liệu nào khẳng định được liệu bà bầu uống hạt ươi được không. Chính vì vậy, các bà mẹ nên cân nhắc thật kỹ hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Tốt nhất nên sử dụng từ sau tháng thứ 3 của thai kỳ và tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Với phụ nữ đang cho bé bú thì nên hạn chế, vì hạt ươi có tính mát, nếu dùng quá nhiều có thể gây ra tiêu chảy cho bé.

Quả ươi là quả gì? Tác dụng của quả ươi

Quả ươi giá bao nhiêu tiền 1kg

Quả ươi trên thị trường đang được bán với giá từ 250.000 đồng – 400.000 đồng cho 1 kg. Thậm chí, có nhiều thời điểm giá quả ươi lên đến 500.000 đồng/kg. Quả đười ươi giá bao nhiêu tiền 1kg phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết, mùa vụ. Nếu được mùa hạt, giá hạt ươi sẽ giảm, còn mất mùa thì giá hạt sẽ tăng.

Hạt ươi bảo quản tốt có thể để được rất lâu, từ 1 – 2 năm. Để đảm bảo hạt ươi được bảo quản tốt nhất, khi mua về, bạn có thể nhặt hết bụi bẩn hoặc vụn lá ra khỏi hạt. Sau đó kiểm tra trong hạt có mối, mọt hay kiến không rồi mới đem đi cất. Để bảo quản hạt ươi khô, có thể dùng túi nilon buộc chặt, túi chân không hoặc dùng hộp kín đựng.

Hạt ươi là loại hạt rất “nhạy cảm” với hơi ẩm và nước. Hạt có thể nở ngay khi gặp nước, nếu không dùng luôn thì sẽ hỏng. Chính vì thế, phải bảo quản hạt ở nơi kín đáo, khô ráo. Hạt có vị ngọt, hương thơm nên cũng rất dễ thu hút các loại côn trùng như kiến, gián. Tốt nhất nên dùng hộp thiếc, hộp nhựa có nắp kín để đựng và đặt ở nơi cao ráo, tránh nước. Nếu định cất hạt ươi trong ngăn đá tủ lạnh thì nên đóng túi chân không hoặc đặt trong hộp kín để hơi nước không chui vào làm hỏng hạt.

Quả đười ươi là dược liệu vừa có hương vị thơm ngon, ngọt mát, vừa có thể giải khát vừa có thể chữa bệnh. Vì thế, việc dự trữ trong nhà thứ “lộc trời” này là cần thiết.

Quả ươi là quả gì? Tác dụng của quả ươi

Mời bạn tham khảo:

5/5 - (3 bình chọn)
Share.

Comments are closed.