Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cây canh châu có tác dụng gì? Cây canh châu chữa thuỷ đậu?

0

Cập nhật vào 21/05

Cây canh châu được biết đến là vị thuốc dân gian sử dụng rộng rãi trong việc điều trị thủy đậu, ghẻ nước, rôm sảy, sởi, mụn nhọt. Phụ nữ mang thai cần cân nhắc thật kỹ khi sử dụng dược liệu này.

Cây canh châu là cây gì? Cây canh châu mọc ở đâu?

Cây canh châu là cây gì?

Cây canh châu có tên khoa học là Sageretia Theezans, thuộc họ Táo ta. Ở Việt Nam cây canh châu còn được gọi với những tên khác là: Chanh châu, kim châu, tước mai đằng, trân châu, sơn minh trà…

Cây canh châu thuộc cây bụi gai, ưa ẩm và ưa sáng. Do có dáng nhỏ, đẹp nên loại cây này ngoài sử dụng làm dược liệu thì cũng được nhiều người trồng làm cảnh, tạo dáng bonsai đẹp mắt. Cành canh châu thường cứng cáp, nhiều gai, với cành non thường phủ lông mịn. Lá mọ đối xứng, lá hình bầu dục hoặc trái xoan, mọc cách, mép lá có răng, cứng và dài, trung bình là dài khoảng 10cm, rộng từ 0.8 -3.5cm…

Cây canh châu là cây gì? Cây canh châu có tác dụng gì?

Hoa canh châu mọc thành từng chùm dài từ 2 đến 5cm, mọc ở ngọn cành hoặc kẽ lá. Đài hoa có màu trắng xanh nhạt, khi còn non hoa được phủ một lớp lông mịn. Quả canh châu nhỏ bẳng đầu ngón tay út, khi chín chuyển sang màu tím đen.

Các bộ phận có thể sử dụng của cây canh châu đó là: quả dùng để ăn, có vị chua ngọt; lá non nấu canh hoặc đem pha trà uống nước. Rễ, lá, cành canh châu sử dụng làm dược liệu chữa bệnh. Thông thường người ta thu hái lá, rễ, cành canh châu quanh năm, sau khi hái về đem sấy hoặc phơi khô để dùng dần. Tuy nhiên theo quan niệm dân gian, nên thu hái rễ vào mùa đông, riêng lá và cành nên thu hái vào mùa xuân hạ.

Cây canh châu mọc ở đâu?

Cây canh châu thường mọc hoang ở vùng đồi núi, bờ suối, ven rừng tại miền Bắc và miền Trung, ở miền Nam ít tìm thấy loại cây này. Ngoài ra cây canh châu cũng phân bố nhiều ở phía Nam Trung Quốc.

Thành phần dược chất trong cây canh châu

Hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu nhiều về các dược chất, thành phần có trong cây canh châu nên ít có số liệu hay thông tin cụ thể. Một số ít nghiên cứu đã phát hiện ra trong cây canh châu có chứa các thành phần như friedelin, acid syringic, daucosterol, acid glucosyringic, taraxasterol. Đây đều là dược chất quý mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người.

Về cách sử dụng cây canh châu trong y học thì có 2 biện pháp chính: dùng dạng uống sắc nước hoặc dạng đắp, ngâm rửa. Nhìn chung việc sử dụng cây canh châu với liều lượng, thời gian bao nhiêu cần được các bác sĩ, dược sĩ tư vấn, hướng dẫn. Việc sử dụng bừa bãi, liên tục trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cây canh châu có tác dụng gì?

Cây canh châu là cây gì? Cây canh châu có tác dụng gì?

Tác dụng của cây canh châu chữa thuỷ đậu

Bệnh thủy đậu (trái rạ) do virus có tên Varicella Zoster gây ra, thường xuất hiện vào cuối đông, đầu xuân kéo dài sang hè, hay gặp ở trẻ dưới 10 tuổi. Cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những “nốt rạ” – nốt ban phỏng nước. Những nốt này có đặc điểm là nốt nhỏ tròn nhỏ xuất hiện nhanh trong vòng 12 – 24 giờ, các nốt này sẽ tiến triển thành những mụn nước, bóng nước, dịch trong, thường hay ngứa, có thể mọc khắp toàn thân hay mọc rải rác trên cơ thể, số lượng trung bình khoảng 100 – 500 nốt. Bệnh thường lành tính nhưng đôi khi gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan. Bạn có thể sử dụng cây canh châu để điều trị thủy đậu.

Cách làm: Chuẩn bị 12 – 16g canh châu cho vào nồi với 300 – 400ml nước rồi sắc còn khoảng 200ml, chia thuốc thành 2 – 3 lần uống, uống liền 2 – 3 ngày sẽ giúp tình trạng bệnh thuyên giảm rõ rệt.

Tác dụng của cây canh châu hỗ trợ điều trị sởi

Sởi là một bệnh truyền nhiễm chết người thường tấn công trẻ em. Sau một thời gian ủ bệnh từ 10 đến 12 ngày, bệnh sởi xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng như: Sốt, sổ mũi, ho khan, chảy máu cam, viêm kết mạc, đau họng, ăn kém…Giai đoạn ủ bệnh và nhiễm trùng kéo dài từ hai đến ba tuần. Nếu không điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, viêm não, suy dinh dưỡng nặng…

Bài thuốc từ cây canh châu hỗ trợ điều trị sởi được thực hiện như sau: Chuẩn bị 20g lá và canh canh châu khô, 18g tầm gửi, 12g sắn dây, 8g hương nhu, 8g cam thảo dây, 8g hoắc hương. Đem tất cả các vị thuốc rửa sạch, cho vào ấm, đổ thêm 400ml nước vào, sắc nhỏ lửa cho còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày. Ngoài ra, có thể lấy lá canh châu nấu nước tắm hàng ngày.

Cây canh châu là cây gì? Cây canh châu có tác dụng gì?

Tác dụng của cây canh châu chữa ghẻ nước

Bệnh ghẻ nước (hay còn được nghe với cái tên ghẻ ngứa) là bệnh lý về da do một loài côn trùng ký sinh trên da có tên khoa học là Sarcoptes scabiei hominis. Bệnh ghẻ nước gây ra tình trạng ngứa ngáy khó chịu, bệnh có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trên cơ thể nhưng đặc biệt xuất hiện nhiều tại các vùng da nhạy cảm như kẽ ngón tay ngón chân, lòng bàn chân, bắp chân, lưng, bụng,…

Đã có rất nhiều trường hợp bệnh phát triển quá nhanh nhưng không được kịp thời chữa trị dẫn tới các biến chứng từ bệnh gây ra như: Nhiễm trùng da cấp độ nặng, chàm hóa da toàn thân, mắc chứng viêm cầu thận cấp, ung thư da,…

Để trị ghẻ nước, bạn chuẩn bị 1 bó cành lá canh châu, đem rửa sạch và nấu nước, đợi nước nguội thì đem ngâm rửa hoặc tắm. Thực hiện cho đến khi vùng da phục hồi và giảm ngứa ngáy.

Tác dụng cây canh châu trong trị mụn, rôm sảy

Mùa hè tình rạng mụn nhọt, rôm sảy xuất hiện nhiều gây ngứa ngáy và khó chịu. Bạn cần chuẩn bị, Hạ khô thảo 20g, cành và lá canh châu 24g, lá đơn đỏ 10g, bồ công anh 20g và rễ cỏ xước 20g. Rửa sạch dược liệu, sau đó đem sắc với 750ml nước đến khi còn 200ml. Mỗi lần 100ml, ngày dùng 2 lần. Áp dụng bài thuốc trong vòng 5 ngày.

Tác dụng của cây canh châu chữa vết thương hở

Bạn cần chuẩn bị 20g lá canh châu và 20g lá đuôi tôm, 1 nụ đinh hương. Rửa sạch dược liệu, để ráo nước rồi giã nát đắp vào vết thương. Thực hiện đến khi vết thương liền miệng thì ngưng.

Cây canh châu là cây gì? Cây canh châu có tác dụng gì?

Cần chú ý gì khi sử dụng cây canh châu?

Với phụ nữ mang thai, cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ thật chi tiết trước khi sử dụng canh châu, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé.

  • Người bị tiêu chảy, tỳ vị hư hàn thì không nên sử dụng các bài thuốc từ cây canh châu, sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Tuân thủ liều lượng, cách uống theo sự chỉ định của thầy thuốc, dược sĩ.
  • Mua canh châu khô ở nơi uy tín, đảm bảo chất lượng.
  • Không dùng bài thuốc uống từ canh châu cho người đại tiện lỏng và có tỳ vị hư hàn.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng dược liệu.

Mời bạn tham khảo:

5/5 - (2 bình chọn)
Share.

Comments are closed.