Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cây mía: nguồn gốc, dinh dưỡng, phân loại và tác dụng

0

Cập nhật vào 22/04

Cây mía hẳn đã không còn xa lạ trong cuộc sống của chúng ta, ngoài những công dụng quen thuộc như giải khát, làm đường mía… thì nó còn có nhiều tác dụng mà không phải ai cũng biết…

1. Nguồn gốc và dinh dưỡng của cây mía

Cây mía tên tiếng Anh là sugarcane, tên khoa học là Saccharum thuộc họ cỏ sống lâu năm, mía xuất hiện rất nhiều nơi ở trên hành tinh, đặc biệt là ở miền khí hậu nhiệt đới và ôn đới. Theo một số nghiên cứu cây mía xuất hiện từ hàng vạn năm về trước, bắt nguồn từ phía Nam Thái Bình Dương, khu vực quần đảo Ghine.

Cây mía: nguồn gốc, dinh dưỡng, phân loại và tác dụng
Cây mía có nguồn gốc từ lâu đời và xuất hiện ở nhiều nơi trên hành tinh

Dinh dưỡng trong cây mía chủ yếu là đường, lượng đường này tập trung ở phần gốc và giảm dần khi về phần ngọn do ở đây lá cây phải làm nhiệm vụ thoát hơi nước, vì vậy lượng nước tập trung nhiều đồng thời mật độ đường giảm đi. Thành phần dinh dưỡng trong bao gồm natri, kali, cacbonhydrat, canxi, sắt và magie, tuy nhiên trong đó chủ yếu là cacbonhydrat chiếm tới 70-80%.

2. Cây mía lau, cây mía lao và cây mía tím có có phải là một không?

Hằng ngày bạn thường hay gặp hai giống mía hay sử dụng là cây mía xanhcây mía tím (mía đỏ). Thực chất 2 loại mía này cùng thuộc một nhóm, có vị ngọt đậm, hay được dùng trực tiếp, ép lấy nước uống hoặc dùng để chế biến đường mía. Mía đỏ được ưa chuộng do vị ngọt và thơm so với mía xanh thì hơi cứng và mang tính hàn.

Cây mía: nguồn gốc, dinh dưỡng, phân loại và tác dụng
Có hai loại mía thường gặp là cây mía xanh và cây mía đỏ

Cây mía lau hay còn gọi là mía lao, mía dại là một loài khác, thường mọc dại thành từng bụi, thân nhỏ và thấp, vị ngọt thanh, ít được sử dụng, loài này cũng có thể ép lấy nước, hay được gọi là nước mát mía lau.

Một số cụm từ nữa bạn cũng hay bắt gặp đó là mía lùi, mía bách giải, mía mưng. Mía lùi ở đây thực ra là mía nướng, bạn có thể nướng trực tiếp trên lửa nhỏ hoặc thường là vùi vào tro nóng sẽ ngọt thơm hơn, một hình ảnh khá quen thuộc ở những vùng thôn quê. Còn mía bách giải, mía mưng cũng là tên gọi khác của mía tím mà thôi.

Cây mía: nguồn gốc, dinh dưỡng, phân loại và tác dụng
Cây mía lau thường mọc dại từng bụi và hay được dùng để ép lấy nước

Theo khoa học, cây mía được phân thành các loại chính sau:

  • Nhóm saccharum officinarum: là giống thường gặp và là giống phổ biến trên thế giới, thân to và mập, ví dụ mía xanh, mía tím…
  • Nhóm saccharum violaceum: cây ngắn cứng, lá màu tím, không trổ cờ.
  • Nhóm saccharum sinense: cây nhỏ cứng thân màu vàng pha nâu nhạt, trồng lâu đời ở Trung Quốc, ví dụ mía lau…

3. Cây mía có tác dụng gì?

Ngoài công dụng thường thấy là ăn trực tiếp, ép lấy nước uống giải khát và chế biến đường thì mía còn còn có một số tác dụng cho sức khoẻ như sau:

Cần lưu ý tiêu thụ mía ở mức độ vừa phải theo khuyến cáo của các chuyên gia để đạt được tác dụng mong muốn đối với sức khỏe.

Cây mía: nguồn gốc, dinh dưỡng, phân loại và tác dụng
Cây mía có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khoẻ

4. Cây mía có hoa không?

Cây mía có thể ra hoa tuỳ vào giống, như nhóm saccharum violaceum đề cập ở trên thì không ra hoa. Giống mía mà chúng ta sử dụng hằng ngày khi ra hoa cây mía sẽ bị rỗng ruột, giảm năng suất và hàm lượng đường. Vì vậy trong nông nghiệp người ta thường dùng các biện pháp canh tác để hạn chế cây mía trổ cờ ra hoa.

Cây mía: nguồn gốc, dinh dưỡng, phân loại và tác dụng
Cây mía ra hoa sẽ cho năng suất không cao

5. Cây mía ngày Tết có ý nghĩa gì?

Vào dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền, bạn thường thấy các gia đình chọn lựa những cây mía to đẹp và xanh tươi để thờ cúng, hai cây mía dựng vào hai bên bàn thờ tổ tiên chứa đầy ý nghĩa. Hình ảnh cây mía tượng trưng cho đất trời giao hoà, là sự kết nối âm dương, tán lá, ngọn cây biểu thị mây trời, gốc rễ là nguồn cội đại diện cho đất, như là sự tưởng nhớ và mong muốn ông bà tổ tiên đoàn tụ sum vầy cùng con cháu chào đón ngày Tết – thời khắc thiêng liêng chuyển giao sang năm mới. Cây mía cũng thể hiện sự mong cầu về một năm cũ qua đi năm mới tới với những sự may mắn, ngọt ngào, êm đẹp, cho tất cả được thuận buồm xuôi gió.

Cây mía: nguồn gốc, dinh dưỡng, phân loại và tác dụng
Cây mía ngày Tết tượng trưng cho trời đất và sự ngọt ngào, may mắn

Mời bạn tham khảo:

5/5 - (3 bình chọn)
Share.

Comments are closed.