Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cây đậu rồng có tác dụng gì? Cách trồng cây đậu rồng

0

Cập nhật vào 14/01

Cây đậu rồng là loại cây có kỹ thuật trồng khá dễ hơn nữa còn chế biến ra rất nhiều món ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích xoay quanh cây đậu rồng, cách trồng và chăm sóc nó để đem lại năng suất cao.

Nguồn gốc và đặc điểm của cây đậu rồng

Đậu rồng hay còn gọi là đậu khế, đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae) xuất phát từ châu Phi, Ấn Độ, New Guinea và được trồng tại những vùng Đông Nam Á, Tân Guinée, Philippines và Ghana… Hiện nay, Indonesia được coi là “thủ phủ” của loài cây này vì mức độ phổ biến và mật độ trồng dày đặc của nó Đến năm 1975 loại đã được du nhập để trồng tại các vùng nhiệt đới trên khắp thế giới để giúp giải quyết nạn thiếu lương thực của nhân loại.

Cây đậu rồng có tác dụng gì? Cách trồng cây đậu rồng

Đậu rồng thuộc loại cây thân thảo đa niên, leo, củ phát triển dưới đất. Lá có 3 lá chét hình tam giác nhọn. Hoa mọc thành chùm ở nách lá, mỗi chùm có 3 – 6 hoa màu trắng hay tím. Trái đậu màu vàng – xanh lục, hình 4 cạnh có 4 cánh, mép có khía răng cưa, trong có thể chứa đến 20 hột, khi bổ ngang nhìn rất giống quả khế. Hột gần như hình cầu, có màu sắc thay đổi có thể vàng, trắng hay nâu, đen tùy theo chủng, có thể nặng đến 3 gram. Đây là loại cây rất dễ trồng, chỉ cần gieo hạt khô là dây leo sẽ mọc lên và phát triển. Đậu rồng sinh trưởng và phát triển chủ yếu ở những nước nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Đậu rồng có giá trị dinh dưỡng, có nhiều vitamin E và A. Thành phần amino acid trong Đậu rồng có nhiều lysin (19,8%), methionin, cystin. Đậu rồng chứa nhiều calcium hơn cả Đậu nành lẫn Đậu phộng. Tỷ lệ protein tương đối cao (41,9%) khiến Đậu rồng được Cơ quan lương nông thế giới (FAO) xếp vào loại cây lương thực rẻ tiền nhưng bổ dưỡng.

Cây đậu rồng có tác dụng gì? Cách trồng cây đậu rồng

Cây đậu rồng có tác dụng gì?

Cây đậu rồng có rất nhiều tác dụng lá có thể ăn tương tự như rau bina, hoa có thể trộn salad và đặc biệt là quả có tác dụng nhiều nhất đối với sức khỏe.

  • Giảm cân

Trong 100g quả đậu rồng non chỉ chứa 409 calo. Do đó quả đậu rồng non là một lựa chọn tuyệt vời cho thực đơn của người giảm cân.

  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về mắt

Trong quả đậu rồng chứa rất nhiều vitamin B1 có lợi cho mắt.

  • Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Có thể nói quả đậu rồng là một thực phẩm rất tốt cho người tiểu đường do có chứa 2 chất dinh dưỡng quan trọng là Vitamin D và Canxi giúp giảm lượng đường trong máu tác động trực tiếp đến tuyến tụy nơi sản sinh insulin.

  • Tăng cường sức đề kháng

Trong quả đậu rồng có nhiều vitamin C và A có tác dụng tăng cường và củng cố hệ thống miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra chất kẽm trong quả đậu rồng giúp sức đề kháng của cơ thể được tăng cường, từ đó cơ thể ít bị ốm hay cảm cúm thông thường.

Cây đậu rồng có tác dụng gì? Cách trồng cây đậu rồng

  • Hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp

Theo các nghiên cứu gần đây cho thấy quả đậu rồng có chứa lượng lớn mangan giúp chống oxy hóa, giảm sưng viêm kích thích sản xuất enzim SOD giúp giảm triệu chứng viêm khớp. Chính vì thế khi mắc các bệnh về khớp khi ăn đậu rồng có thể giúp giảm đau và nhanh hồi phục các ổ khớp.

  • Ngăn ngừa lão hóa

Trong hoa và quả của đậu rồng có chứa nhiều vitamin A,C. Hai vitamin này giúp cơ thể trẻ hóa làn da do kích thích cơ thể sản sinh nội tiết tố collagen làm da sáng, mịn và tăng độ đàn hồi.

  • Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi

Axit folic trong quả đậu rồng là chất rất quan trọng mà thai phụ cần bổ sung trong quá trình mang thai, giúp hạn chế tối đa dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Ngoài ra quả còn cung cấp sắt giúp thai phụ không bị thiếu máu trong quá trình mang thai.

Cây đậu rồng có tác dụng gì? Cách trồng cây đậu rồng

Cách trồng cây đậu rồng đem lại năng suất cao

Cây đậu rồng là loại cây dễ trồng, không mất nhiều công chăm sóc. Đậu rồng thường được trồng vào 2 vụ là vụ xuân từ tháng 2 trở đi và vụ thu từ tháng 8. Sau hơn 3 tháng trồng là cho thu hoạch quả, nhiệt độ thích hợp nhất là từ 18-30 độ.

Chọn hạt giống: Chọn những hạt sáng bóng, nâu và to tròn như vậy tỉ lệ nảy mầm mới cao. Chuẩn bị đất gieo hạt bằng đất mùn, giàu dinh dưỡng, đất thịt nhẹ hoặc đất cát pha có độ thoáng, thoát nước tốt.

Gieo hạt và chăm sóc: Trước khi gieo hạt cần ngâm hạt giống trong nước để hạt ngấm no nước. Sau đó ủ hạt trong khăn ẩm khoảng nửa ngày đến khi thấy hạt nứt nanh thì có thể đem giao được. Gieo khoảng 3 hạt 1 hố lấp sâu tầm 1cm, sau đó tưới nước để cấp ẩm cho hạt. Sau khoảng tầm 3-4 ngày hạt sẽ nảy mầm.

Khi cây cao khoảng 5-10cm tiến hành bắc giàn cho cây để cây có giá leo lên. Khi trồng khoảng 15 ngày có thể bón phân cho cây một lần và tưới nước đều đặn cho cây mỗi ngày. Lưu ý nên bón lượng phân vừa phải và đúng chu kỳ tránh việc bón quá nhiều phân tốt lá mà cây đậu rồng lại không ra trái. Ngoài ra khi cây được khoảng 50 ngày lá sẽ mọc rất nhiều nên tỉa bớt lá để chất dinh dưỡng tập trung vào quả tránh trường hợp lá rất tốt nhưng ít quả hoặc không có quả.

Cây đậu rồng có tác dụng gì? Cách trồng cây đậu rồng

Ra hoa và đậu quả: Hoa mọc ở nách lá thành từng chùm thường nở vào lúc 9h sáng và tàn sau 1-2 ngày để lộ ra quả non. Quả non phát triển rất nhanh khi đạt kích thước khoảng 15-20cm là có thể thu hoạch được.

Đậu rồng có thể chế biến theo nhiều cách ví dụ ăn sống hoặc xào nấu cùng các nguyên liệu khác tạo thành nhiều món ăn dinh dưỡng phù hợp với khẩu vị của người Việt.

Để theo dõi những bài viết tiếp theo bạn có thể truy cập website hoaquathanhha.com

Mời bạn tham khảo:

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.