Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Lá lốt và những tác dụng không ngờ

0

Cập nhật vào 24/01

Lá lốt luôn được biết đến như một loại rau mùi được sử dụng trong các mâm cơm gia đình Việt. Ngoài tác dụng trên thì lá lốt còn có những tác dụng nào khác? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay.

Lá lốt có nguồn gốc và đặc điểm như thế nào?

Lá lốt là cây thân thảo đa niên có tên khoa học hay tên tiếng anh Piper sarmentosum thuộc họ hồ tiêu. Nhiều địa phương sẽ gọi là “lá nốt” hay “lá lốp”.

Loại cây này có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á, phân bố chủ yếu ở các nước Lào, Campuchia, Việt Nam.
Lá lốt có hình trứng rộng, phía gốc hình trái tim phiến lá dài khoảng 10 – 13cm rộng khoảng 7 – 8cm. Mặt trên lá nhẵn bóng, mặt dưới có nhiều gân lá. Lá lốt được trồng tại những nơi đất tốt, ẩm ướt sẽ có màu xanh thẫm, lá to, bóng.

Lá lốt và những tác dụng không ngờ

Lá lốt có chứa những thành phần dinh dưỡng gì?

Trong 100g lá lốt có chứa:

  • Năng lượng: 39 kcal, nước: 86,5g, protein: 4,3g, chất xơ: 2,5g,
  • Canxi: 260mg, photpho: 980mg,
  • Sắt: 4,1mg, vitamin C: 34mg

Lá lốt có tác dụng gì và sử dụng như thế nào?

Lá lốt là loại rau quen thuộc được dùng phổ biến trong nấu nướng. Có thể kể đến một số món ăn quen thuộc sử dụng lá lốt như lá lốt cuốn thịt, lá lốt nấu canh, lá lốt xào thịt bò, lá lốt xào chay, lá lốt chiên trứng… Ngoài ra lá lốt còn sử dụng để ăn sống như các loại rau thơm khác hoặc làm rau gia vị để tăng thêm độ ngon và sự hấp dẫn của các món ăn.

Lá lốt và những tác dụng không ngờ

Còn theo đông y, lá lốt có tính ấm, vị hơi cay nồng có tác dụng làm ấm bụng, trừ lạnh, giảm đau nhức xương khớp… Theo y học hiện đại thì lá lốt có tính kháng viêm, giảm đau tốt. Do đó ngoài sử dụng để nấu ăn thì lá lốt còn được dùng như một vị thuốc chữa bệnh với nhiều tác dụng theo cả y học cổ truyền và hiện đại.

Do có tính ấm, kháng viêm, giảm đau nên lá lốt được sử dụng để chữa rất nhiều bệnh.

Chữa phù thũng: Lá lốt 12g, rễ cà gai leo 12g, rễ mỏ quạ 12g, rễ gai tầm xoọng 12g, lá đa lông 12g, mã đề 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Giải độc, chữa say nấm, rắn cắn: Lá lốt 50g, lá đậu ván trắng 50g, lá khế 50g. Tất cả rửa sạch, giã nát thêm ít nước, ép gạn lấy nước cho uống.

Lá lốt và những tác dụng không ngờ

Kiết lỵ: Lấy một nắm lá lốt sắc với 300ml nước, chia uống trong ngày.

Tổ đỉa ở bàn tay: Lấy một nắm lá lốt, rửa sạch, giã nát, chắt lấy nước cốt, uống hết một lần, còn bã cho vào nồi, đổ ba bát nước đun sôi kỹ. Vớt bã để riêng, dùng nước thuốc lúc còn ấm rửa vùng tổ đỉa, lau khô rồi lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1 – 2 lần, liên tục 5 – 7 ngày sẽ khỏi.

Mồ hôi tay chân: Lấy 30g lá lốt tươi, đổ một lít nước vào đun sôi, cho thêm ít muối. Để nước ấm ngâm tay chân vào. Làm thường xuyên ngày một lần trước khi đi ngủ, sẽ có kết quả tốt.

Mụn nhọt: Lá lốt, lá chanh, lá ráy, tía tô, mỗi vị 15g. Trước tiên lấy lớp vỏ trong của cây chanh (bỏ vỏ ngoài) phơi khô, giã nhỏ, rây bột mịn rắc vào vết thương, sau đó các dược liệu trên rửa sạch, giã nhỏ đắp vào nơi có mụn nhọt rồi băng lại. Ngày đắp 1 lần. Đắp trong 3 ngày.

Đau nhức xương khớp: Lấy 20g lá lốt, 12g thiên niên kiện, 16g gai tầm xoang, sắc với 400ml nước còn 100ml, chia uống trong ngày. Uống liền trong một tuần. Hoặc lấy 15g lá lốt, 15g rễ cây vòi voi, 15g rễ cây cỏ xước, 15g rễ cây bưởi, thái mỏng, sao vàng. Sắc với 600ml nước còn 200ml, uống ba lần trong ngày. Uống liền trong một tuần. Hoặc lấy 5 – 10 lá lốt phơi khô hay 15 – 30g lá lốt tươi, sắc kỹ với nước, chia 2 – 3 lần uống trong ngày. Uống liền một tuần.

Viêm nhiễm âm đạo, ngứa, ra nhiều khí hư: Lấy 50g lá lốt, 40g nghệ, 20g phèn chua, đổ nước ngập thuốc khoảng hai đốt ngón tay, đun sôi thì bớt lửa sôi liu riu khoảng 10 – 15 phút rồi chắt lấy một bát nước, để lắng trong, dùng rửa âm đạo. Số thuốc còn lại đun sôi để xông hơi vào âm đạo, rất hiệu nghiệm.

Viêm tinh hoàn: Chuẩn bị 12g lá lốt, 12g lệ chi, 12g bạch truật, 10g bạch linh, 10g trần bì, 6g phòng sâm, 21g sinh khương, 5g hoàn kỳ, 6g sơn thù, 4g cam thảo. Cho tất cả nguyên liệu nấu với 600ml nước cho đến khi còn 200ml thì tắt bếp. Chia ra uống hết trong ngày.

Lá lốt và những tác dụng không ngờ

Trị viêm xoang: Dùng lá lốt rửa sạch rồi vò nát. Nhét lá lốt vào mũi cho tinh chất tác động được vào các xoang. Tiến hành hàng ngày sẽ thấy các triệu chứng giảm bớt.

Giải cảm: Dùng 20 lá lốt, nửa củ hành tây, 5 nhánh hành hương, 1 tép tỏi, 2g gừng, 1 nắm gạo và gia vị. Cho gạo vào nấu cháo như bình thường, khi gạo đã nở thì cho các nguyên liệu vào. Ăn khi còn nóng và lau phần mồ hôi đi.

Đau bụng do lạnh: Lá lốt tươi 20g, rửa sạch, đun với 300ml nước còn 100ml. Uống trong ngày khi thuốc còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng liên tục trong 2 ngày.

Đầu gối sưng đau: Lá lốt, ngải cứu mỗi vị 20g (tất cả dùng tươi), rửa sạch, giã nát, thêm giấm chưng nóng, đắp, chườm nơi đầu gối sưng đau.

Tuy nhiên nên sử dụng lá lốt đúng cách và đúng liều lượng vì lá lốt có tính nóng nên không sử dụng cho những người đang bị nóng gan, nhiệt miêng hay đau dạ dày nó có thể làm cho tình trạng bệnh nặng thêm. Đối với phụ nữ đang cho con bú nếu sử dụng quá nhiều sẽ làm mất sữa hoặc loãng sữa.

Lá lốt và những tác dụng không ngờ

Mời bạn tham khảo:

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.