Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Quả bí đao: Công dụng, món ăn và cách trồng bí đao sai trĩu quả

0

Cập nhật vào 06/12

Bí đao hay bí xanh là thực phẩm quen thuộc trong gian bếp của mỗi gia đình. Tuy thường xuyên ăn loại quả này, nhưng thực tế không nhiều người biết thành phần dinh dưỡng cũng như tác dụng của bí đao đối với sức khỏe.

Nguồn gốc của quả bí đao

Bí xanh hay bí đao, bí phấn hoặc bí trắng, là loài thực vật thuộc họ bầu bí dạng dây leo, trái ăn được, thường dùng nấu lên như một loại rau. Tên khoa học của bí đao là Benincasa hispida. Khi còn non, quả bí có màu xanh lục, bên ngoài có phủ lớp lông tơ. Qua thời gian, quả ngả màu nhạt dần, lốm đốm “sao” trắng và thêm lớp phấn như sáp. Quả bí xanh già có thể dài hơn 1m, hình trụ. Bí đao thường trồng bằng giàn nhưng cũng có thể để bò trên mặt đất như dưa.

Nguồn gốc của bí đao là vùng Đông Nam Á nhưng nay phổ biến trồng khắp từ Nam Á sang Đông Á. Thân bí đao có màu xanh, phủ nhiều lông. Lá bí xanh xòe, hình bầu có lông giáp, bề ngang 10–20 cm. Hoa bí xanh sắc vàng, mọc đơn.

Quả bí đao: Công dụng, món ăn và cách trồng bí đao sai trĩu quả

Trong quả bí đao có những chất dinh dưỡng nào?

Trung bình cứ 100g bí đao tươi gồm có các chất dinh dưỡng như:

  • Năng lượng: 13kcal
  • Carbohydrate: 3g
  • 0.2g Lipid
  • 0.4 g Chất đạm
  • 1 g chất xơ
  • 26 mg canxi
  • 0.3 mg sắt
  • 8 mg ma gie
  • 150 mg kali
  • 23 mg photpho
  • 13 mg natri
  • 0.4g protid
  • 2.4g glucid
  • 37mg Vitamin C
  • 0.01 mg Vitamin B1
  • 0.02 mg Vitamin B2
  • 0.3 mg Vitamin PP
  • 5 mcg Beta – Carotene

Quả bí đao: Công dụng, món ăn và cách trồng bí đao sai trĩu quả

Công dụng của quả bí đao với sức khỏe

Trong đông y, bí đao vị ngọt nhạt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải nhiệt và làm tan đờm, làm mát ruột và hết khát, lợi tiểu, làm hết phù, giải độc và giảm béo. Thường được dùng để chữa các chứng bệnh lý hô hấp có ho và khạc đờm do nhiệt, bệnh đái đường, phù do bệnh thận, bệnh gan, phù khi mang thai…

Quả bí đao: Công dụng, món ăn và cách trồng bí đao sai trĩu quả

Tây y hiện nay đã nghiên cứu các thành phần dinh dưỡng, khoáng chất trong loại quả này và phát hiện bí đao có nhiều tác dụng:

Tốt cho mắt

Vitamin B2 trong bí đao là chất chống oxy hóa làm giảm rối loạn mắt, giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng, giúp võng mạc được khỏe mạnh.

Xem thêm: Các loại hoa quả bổ mắt bạn nên ăn mỗi ngày

Làm đẹp da

Bí đao do có nhiều vitamin A, B, C, E, các hoạt chất chống lão hóa và vô vàn các khoáng chất cần thiết cho làn da, giúp mang lại làn da trắng khỏe, căng mịn,… Ngoài ra, cao bí đao còn cung cấp độ ẩm nhất định cho làn da, từ đó da ít bị đổ dầu và giúp ngừa mụn và sát khuẩn.

Xem thêm: 7 loại quả làm đẹp da cho phụ nữ tuổi 30 duy trì vẻ đẹp tuổi 20

Hỗ trợ giảm cân

Bí đao chủ yếu chứa nước nhiều, ít calo nên là thực phẩm hỗ trợ giảm cân tuyệt vời. Những ai đang có nhu cầu giảm cân nên thường xuyên bổ sung bí đao vào thực đơn ăn uống hàng ngày.

Xem thêm: 10 trái cây tốt nhất giúp bạn giảm cân nhanh chóng

Tăng cường hệ miễn dịch

Hàm lượng vitamin C có trong bí đao cung cấp đến 19% lượng nhu cầu vitamin C cần thiết cho cơ thể mỗi ngày trong một khẩu phần ăn.

Trong khi đó, vitamin C có tác dụng hỗ trợ kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu, ức chế sự tác động của các gốc tự do và ngăn ngừa các tế bào khỏe mạnh bị đột biến, dẫn đến hệ miễn dịch được tốt hơn.

Tốt cho tim mạch

Sở dĩ bí đao tốt cho tim mạch là bởi trong loại quả này chứa hàm lượng kali nhiều, kali có tác dụng làm giãn mạch, giảm sự căng thẳng của mạch máu và động mạch, từ đó hỗ trợ phòng ngừa các vấn đề nguy hiểm như đau thắt cơ tim, đột quỵ…

Xem thêm: 6 loại hoa quả tốt cho tim mạch nhất định bạn phải biết

Chắc khỏe xương khớp, cải thiện chiều cao

Hàm lượng vitamin C và collagen trong bí đao có tác dụng hết sức quan trọng với mô liên kết, xương, mạch máu và cơ bắp, gia tăng quá trình phát triển xương khớp, cải thiện chiều cao. Đây là thực phẩm cực tốt đối với trẻ nhỏ và người già.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Trong bí đao chứa hàm lượng chất xơ lớn, đặc biệt là xơ dạng sợi, do đó giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh, hỗ trợ ngừa táo bón, chướng bụng, đau dạ dày…

Xem thêm:

Tốt cho trí não, cải thiện trí nhớ

Sắt trong bí đao – thành phần chính tạo nên hemoglobin và có vai trò trong việc vận chuyển oxy trong máu đến các mô. Đặc biệt là não bộ sử dụng đến 20% oxy trong máu để thực hiện các chức năng của não, nhất là sản sinh các nơ-ron thần kinh mới. Vì thế, chất sắt sẽ giúp cho não bộ được hoạt động tốt, cải thiện trí nhớ và nhận thức tốt hơn.

Quả bí đao: Công dụng, món ăn và cách trồng bí đao sai trĩu quả

Các đồ uống, món ăn ngon từ quả bí đao

Trà bí đao

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 1kg bí đao, nên chọn quả bí đao già.
  • Đường phèn, muối
  • Lá dứa
  • Ngò già, thục địa

Cách làm:

Bí rửa cho thật sạch, không gọt vỏ mà tiến hành cắt khoanh nhỏ, sau đó rửa lại với nước.
Nấu bí cùng 3 lít nước, thục địa, đường phèn. Khi bí gần nhừ ta cho thêm ngò già và lá dứa vào nồi, ninh nhỏ lửa cho đến khi bí nhừ hẳn thì vớt ra. Dùng dụng cụ ép bí để lấy hết nước ra. Lược nước bí qua rây để bỏ đi những cặn và xác nguyên liệu. Thêm một tí muối để vị được đậm đà. Cho nước bí đao vào tủ lạnh để bảo quản và dùng trong khoảng 3 ngày sau khi nấu.

Quả bí đao: Công dụng, món ăn và cách trồng bí đao sai trĩu quả

Mứt bí đao

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 1kg bí đao già
  • 1kg đường trắng
  • 30g phèn chua
  • 60g vôi trắng
  • 2 ống vani không màu

Cách làm:

Trước khi làm mứt bí 1 ngày, bạn pha phèn chua với 4 lít nước và vôi cũng với 4 lít nước để riêng qua đêm. Vào ngày hôm sau, khi phèn chua đã hòa tan hoàn toàn với nước, bạn đổ 2 lít nước pha phèn chua ra một thùng riêng để ngâm bí đao và phần nước còn lại sẽ sử dụng để luộc bí.

Với nước pha vôi, sau khi để qua đêm, cặn vôi sẽ lắng xuống dưới đáy thùng chứa, đừng khuấy để hòa tan, hãy tách cặn với phần nước ở phía trên và sử dụng phần nước này để chế biến, cặn thì bỏ.

Bí đao sau khi loại bỏ vỏ và ruột, bạn cắt thành những đoạn dài, kích cỡ vừa phải. Cắt xong, cho bí vào ngâm trong nước phèn chua, đợi vài phút thì bạn rửa sạch và ngâm bí trong nước vôi trong, đậy kín nắp và để qua đêm. Hôm sau, bạn đổ bí ra ngoài và rửa nhiều lần với nước sạch.

Đun sôi nước phèn chua còn lại, đổ bí vào luộc trong khoảng 1 phút, sau đó bạn vớt bí ra cho ngay vào 1 tô nước lạnh đã chuẩn bị sẵn trước đó. Tiếp đó, rửa sạch bí và để một bên cho ráo nước.
Cho bí vào 1 tô to, đổ đường vào, trộn bí với đường, sau đó dùng màng bọc thực phẩm để bọc kín tô đựng bí, để qua đêm, bạn sẽ thấy đường tan ra và nước trong.

Đổ hết tô đường và bí vào chảo và đặt lên bếp, bật ngọn lửa lớn. Khi nước trong chảo sôi, bạn thêm vài giọt vani, vặn ngọn lửa vừa và đảo bí liên tục để đường không bị cháy, khi nước đường cô đặc lại thì bạn vặn ngọn lửa thấp, tiếp tục đảo bí cho đến khi nước đường khô chuyển sang màu trắng, bám dính vào bí. Quá trình này có thể mất từ 20 – 25 phút.
Đợi mứt bí nguội thì cho vào tủ lạnh để bảo quản.

Quả bí đao: Công dụng, món ăn và cách trồng bí đao sai trĩu quả

Canh bí đao cá lóc

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 0.5kg bí đao, gọt vỏ, bỏ ruột, thái miếng vừa ăn
  • 0.5kg cá lóc, mổ bụng, làm sạch ruột, mang, chặt khúc vừa ăn
  • 2 củ hành tím băm nhuyễn
  • 3 – 4 nhánh hành lá cắt khúc
  • 1 nắm lá mùi tàu rửa sạch
  • Gia vị: muối, mắm, bột ngọt, hạt tiêu…

Cách làm:

Ướp cá lóc với 1 thìa mắm, 1 thìa muối, 1/3 thìa hạt tiêu khoảng 20 – 30 phút ngấm gia vị.
Bắc chảo lên bếp, cho ít dầu ăn vào phi thơm hành tím băm, sau đó cho cá lóc vào xào săn. Tiếp đến đổ khoảng 1 lít nước, cho thêm bí đao vào luôn. Nấu đến khi nước sôi, nêm nếm gia vị: mắm, bột ngọt… và đun thêm khoảng 5 phút cho bí đao chín. Cho hành lá và mùi tàu vào để món ăn dậy mùi thơm. Múc canh ra bát và thưởng thức.

Quả bí đao: Công dụng, món ăn và cách trồng bí đao sai trĩu quả

Bí đao xào thịt bò

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 200g thịt bò tươi, thái mỏng vừa ăn.
  • 0.5kg bí đao, gọt vỏ, bỏ ruột, rửa sạch, thái lát mỏng vừa ăn.
  • ½ củ tỏi băm nhuyễn
  • 2 – 3 nhánh hành lá, thái nhỏ
  • Gia vị: dầu ăn, muối, bột ngọt, hạt nêm, tiêu.

Cách làm:

Ướp thịt bò với 1 thìa hạt nêm, ½ thìa muối, ¼ thìa hạt tiêu… trong khoảng 20 phút cho thịt ngấm gia vị.
Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn đun nóng rồi phi thơm tỏi, cho thịt bò vào xào nhanh với lửa lớn 2 – 3 phút. Vớt thịt bò ra đĩa để riêng.

Sử dụng chảo đó, cho bí đao vào xào, cho thêm ½ thìa bột nêm, 1 thìa dầu ăn. Đảo đến khi bí đao gần chín thì bạn cho thịt bò vào, đảo thêm 2 phút nữa, rồi cho hành lá vào đảo nhanh 30 giây, tắt bếp, bày món ăn ra đĩa thưởng thức.

Quả bí đao: Công dụng, món ăn và cách trồng bí đao sai trĩu quả

Ai không nên ăn bí đao?

Bí đao tuy mát và lành tính nhưng không phải người nào ăn cũng tốt. Có một số trường hợp nên tránh ăn loại quả này.

Người bị huyết áp thấp: Trong trường hợp bị huyết áp thấp bạn không nên sử dụng bí đao để giảm cân. Thành phần của bí đao chứa rất ít calo, có thể làm hạ huyết áp rất nhanh và dễ gây ra đột quỵ. Bạn chỉ nên coi bí đao như một loại rau, một loại đồ uống phụ sau bữa ăn, tuyệt đối không dùng bí đao thay cơm và các loại thực phẩm khác.

Người có cơ địa lạnh: Bí đao tính mát, người có cơ địa lạnh nên dùng liều lượng ít rồi tăng dần mỗi ngày để cơ thể thích nghi.

Người bị tỳ vị hư hàn, hay bị chướng bụng, tiêu chảy tốt nhất nên hạn chế ăn bí đao.

Chú ý: Không dùng bí đao ăn hoặc uống sống vì chúng có tính chất xà phòng, có thể gây rối loạn và gây bệnh cho hệ tiêu hóa.

Cách bảo quản quả bí đao

Bí đao có thể bảo quản trong sáu tháng với điều kiện, không để chúng cùng hay gần táo, lê và các loại quả chín khác. Vì các loại quả này sẽ khiến bí đao bị úa vàng và không còn đẹp nữa. Nhiệt độ thích hợp nhất bảo quản bí đao khoảng từ 10 – 13 độ C, không lạnh như tủ lạnh nhưng mát hơn nhiệt độ phòng thông thường.
Trong trường hợp bạn mua bí đao quả to về, cắt khúc ăn thì cần bảo quản phần chưa sử dụng trong tủ lạnh ở ngăn mát, nên dùng tron 2 – 4 ngày, tránh để quá lâu sẽ khiến bí hư hỏng và giảm giá trị dinh dưỡng.

Cách trồng cây bí đao sai trĩu quả tại nhà

Nếu bạn muốn thưởng thức những quả bí đao do chính tay mình trồng ở vườn, sân thượng, ruộng thì có thể tham khảo kinh nghiệm sau đây:

Chuẩn bị:

Dụng cụ trồng: thùng xốp, chậu, thùng, hoặc mảnh đất…
Đất trồng: Cần chọn đất tơi xốp, pH từ 6.5 – 7. Đất bạn có thể mua sẵn hoặc trộn đất với vỏ trấu, xơ dừa, hân bò, phân gà, phân chim, vịt ngan ngỗng, phân cá…
Hạt giống: Mua ở các cửa hàng, siêu thị

Quả bí đao: Công dụng, món ăn và cách trồng bí đao sai trĩu quả

Tiến hành:

Việc đầu tiên bạn cần thực hiện là ươm hạt giống. Hạt giống ngâm cùng nước ấm nhiệt độ 54 độ C trong 2-3 giờ. Sau đó rửa sạch nhớt trên vỏ hạt, để ráo. Cho vào khăn vải ẩm bọc lại ủ hạt, nếu trời lạnh có thể để dưới bóng đèn vàng cho hạt mau mọc. Hằng ngày thăm xem bọc vải có đủ ẩm không, nếu khô thì rưới nước vào nhưng tránh quá ẩm, hạt sẽ khó mọc. Khoảng 2 ngày, hạt bí đao sẽ lú rễ mầm thì đem gieo ngay, nếu để rễ dài đem gieo rễ sẽ bị gẫy.

Cho hạt vào chậu, thùng, luống đất, phủ một lớp đất mỏng và tiến hành tưới nước bằng vòi phun nhẹ. Tưới nước ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều tối để cây phát triển tốt hơn.

Khi cây con ra được 3-4 lá thật thì tiến hành bón lót cho cây bằng phân bò, phân trùn quế, phân gà, phân dê hoặc phân hữu cơ. Cứ 15-20 ngày lại tiến hành bón đợt tiếp theo. Ở thời kỳ cây con có 3-4 lá đến 7-8 lá thật thì vun xới cho cây. Khi cây bắt đầu xuất hiện tua cuốn thì làm giàn cho bí leo. Giàn có thể làm bằng tre hoặc lưới. Tỉa nhánh gốc và nhánh nhỏ, lá già, sâu bệnh giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái. Sau khoảng 50-60 ngày sau khi gieo là có thể thu hoạch bí.

Mời bạn tham khảo:

5/5 - (3 bình chọn)
Share.

Comments are closed.