Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Trong quả mơ có chất dinh dưỡng gì? Ăn mơ có tác dụng gì?

0

Cập nhật vào 24/03

Mơ là một loại trái cây được yêu thích vào mùa hè nhờ công dụng giải khát tuyệt vời. Bên cạnh đó, mơ chứa nhiều chất dinh dưỡng với những công dụng tốt cho tim mạch, hỗ trợ giảm cân, ngăn ngừa ung thư, cải thiện thiếu máu.

1. Thành phần chất dinh dưỡng trong quả mơ

Mơ là loại trái cây quen thuộc, có màu vàng, mùi thơm và vị chua ngọt dịu nhẹ. Không chỉ được ăn trực tiếp như các loại trái cây khác, mơ còn được tận dụng để chữa trị các bệnh lý thường gặp như cảm, ho, viêm họng, sốt,… Đó là những công dụng đến từ giá trị dinh dưỡng tuyệt vời trong loại quả này.

Trong quả mơ chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể
Trong quả mơ chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể

Dinh dưỡng cơ bản trong 100g mơ

  • Năng lượng: 48 kcal
  • Carbohydrate: 11,12g
  • Chất đạm: 1,4g
  • Chất béo: 0,4g
  • Cholesterol: 0mg
  • Chất xơ: 2g

Các loại Vitamin có trong 100g mơ

  • Vitamin A: 1926 IU
  • Vitamin C: 10mg
  • Vitamin K: 3,3µg
  • Folates: 9 μg
  • Niacin: 0,6mg
  • Axit pantothenic: 0,24mg
  • Thiamin: 0,03mg

Các khoáng chất và chất điện giải có trong 100g mơ

  • Natri: 1mg
  • Kali: 259mg
  • Canxi: 13mg
  • Iron: 0,39mg
  • Magie: 10mg
  • Mangan: 0,077mg
  • Phốt pho: 23mg
  • Kẽm: 0,2mg

Ngoài ra, trong quả mơ còn chứa nhiều khoáng chất và vitamin khác tốt cho cơ thể như:

  • Thịt quả mơ chứa: acid citric, acid tactric, đường sacaroza, một ít dextrin, quexetin, izooquexetin, tinh bột, caroten, lycopen, vitamin C, tanin, men peroxydaza, metylsalicylat, pectin và ureaza.
  • Trong dịch mơ có nhiều vitamin B15 có tác dụng chống oxy hóa, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch…
  • Quả mơ còn chứa một chất  có tác dụng kháng vi trùng lao mycobacterium.
  • Các dưỡng chất như protein, canxi, photpho, sắt… có trong quả mơ còn nhiều hơn ở các loại trái cây khác.
  • Mơ còn chứa beta-caroten. Beta-caroten sẽ chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể, giúp ngăn ngừa tác hại của các gốc tự do, bảo vệ mắt và có thể ngăn chặn ung thư da.
  • Quả mơ có các loại acid hữu cơ có tác dụng kháng khuẩn, làm co túi mật, thúc đẩy quá trình tiết mật.

2. Ăn quả mơ có tốt không? Ăn mơ có tác dụng gì?

Chống oxy hóa

Quả mơ chứa hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, bao gồm vitamin A, C, E và polyphenol (chủ yếu là flavonoid). Các thành phần này có tác dụng ức chế các gốc tự do trong cơ thể và ngăn ngừa bệnh tật.

Ngoài ra, các flavonoid trong loại quả này bao gồm quercetin, catechin và axit chlorogenic còn có vai trò ức chế quá trình thoái hóa, giảm căng thẳng thần kinh và kiểm soát cân nặng hiệu quả.

Như vậy có thể thấy, bổ sung mơ thường xuyên có thể giảm số lượng gốc tự do, cải thiện tình trạng căng thẳng và ngăn ngừa các bệnh mãn tính.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Trong quả mơ chứa rất nhiều chất xơ, những chất xơ này sẽ phát vỡ các acid béo giúp cho việc tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn.

Ngoài ra hàm lượng chất xơ này còn có thể giúp phòng tránh các bệnh rối loạn tiêu hóa điển hình như bệnh táo bón.

Tốt cho tim mạch

Tỷ lệ chất xơ cao được biết là tốt cho sức khỏe của tim. Loại bỏ bệnh tim bằng cách giảm mức cholesterol xấu. Nhờ hàm lượng kali cao, quả mơ tăng cường sức mạnh của cơ tim và điều hòa nhịp tim. Nhờ các chất chống oxy hóa có trong nó, nó có tác dụng chữa bệnh trên cấu trúc của mao mạch, giảm nguy cơ đau tim. (Xem thêm về các loại quả tốt cho tim mạch Tại đây)

Cải thiện tình trạng thiếu máu

Trong quả mơ có chứa nhiều sắt non-heme. Chất này có thể cải thiện tình trạng thiếu máu bởi ta có thể hấp thu máu từ chất sắt có trong heme từ máu động vật. Theo các chuyên gia thì loại sắt này sẽ hấp thụ hơn khi có vitamin C.

Giảm cân

Trong quả mơ giàu chất xơ, chất khoáng, ít calorie nên đây là một lựa chọn lý tưởng trong thực đơn giảm cân và ăn kiêng.

Ngoài ra, hàm lượng chất xơ cao trong quả mơ còn giúp cải thiện tình trạng hoạt động của hệ bài tiết, hệ tiêu hóa và cũng như tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Bảo vệ chức năng gan

Loại quả này chứa nhiều chất xơ, vitamin và các hợp chất chống oxy hóa. Những thành phần này có thể giảm lượng mỡ thừa tích tụ trong gan, làm sạch mạch máu và giảm lượng cholesterol xấu.

Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa trong quả mơ còn có vai trò bảo vệ tế bào gan trước tác động của gốc tự do và quá trình thoái hóa của cơ thể. (Xem thêm về các loại quả tốt cho gan Tại đây)

Công dụng chống viêm

Theo báo cáo của Tổ chức Viêm khớp Thế giới, hàm lượng beta cryptoxanthin trong quả mơ có thể ngăn ngừa tình trạng viêm ở các bệnh viêm khớp thường gặp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp,… Bên cạnh đó, hàm lượng magie dồi dào trong loại quả này cũng có thể cải thiện tình trạng sưng và đau nhức do viêm gây ra.

Ngoài ra, một số nghiên cứu trên động vật thực nghiệm còn cho thấy quả mơ có tác dụng bảo vệ niêm mạc đường ruột, ngăn ngừa triệu chứng của bệnh Crohn và viêm loét đại tràng.

Cải thiện các bệnh về đường hô hấp

Quả mơ có khả năng cải thiện các chứng bệnh ở đường hô hấp như cảm lạnh, cúm và hen suyễn. Các chuyên gia cho biết, flavonoid trong loại quả này có tác dụng ức chế và kiểm soát các triệu chứng của bệnh hen suyễn.

Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin E và C trong quả mơ còn tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao thể trạng. Do đó ăn loại quả này thường xuyên có thể giúp cơ thể kiểm soát triệu chứng của bệnh cảm lạnh và cảm cúm.

Bảo vệ thị lực

Hàm lượng vitamin E và A trong quả mơ là những thành phần cần thiết cho mắt. Trong đó, vitamin E là chất chống oxy hóa có vai trò bảo vệ thị lực khỏi sự tấn công của gốc tự do. Còn vitamin A giúp tái tạo các tế bào mắt hư tổn nhằm ngăn ngừa rối loạn do thiếu sắc tố và bệnh quáng gà.

Ngoài ra beta carotene – hợp chất giúp quả mơ có màu vàng cam, sau khi được thu nạp sẽ chuyển sang dạng vitamin A, giúp nâng cao và duy trì sức khỏe mắt. Bên cạnh đó, hợp chất zeaxanthin và lutein trong loại quả này còn có vai trò bảo vệ võng mạc và thấu kính của mắt khỏi tác động của gốc tự do.

Tốt cho da

Không chỉ chứa nhiều các chất oxy hóa mà quả mơ còn chứa nhiều vitamin C, vitamin A giúp làm chậm quá trình lão hóa da và giúp tái tạo da, loại bỏ các lớp tế bào chết và giảm nếp nhăn.

Bởi vậy mơ có thể giúp bạn có một làn da trẻ trung và khỏe mạnh. Thêm nữa vitamin A còn có thể ngăn ngừa mụn và một số vấn đề về da. (Xem thêm về các loại quả tốt cho da Tại đây)

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm:

3. Cách chọn quả mơ tươi ngon và cách bảo quản

Cách chọn mơ ngon

Bạn cần chọn những quả mơ có màu tự nhiên, vỏ sần, màu vàng tươi, có lông và không bóng bẩy, với hương vị tự nhiên không có mùi giấm thuốc, đồng thời bên trong nó rất đặc, không dễ bị nát, quả vừa nhỏ xinh, không quá to. 

Cách chọn quả mơ ngon
Cách chọn quả mơ ngon

Khi quan sát thấy quả đều, có mùi thơm dịu, mọng nước, vỏ mỏng, chín vàng. Không nên chọn những quả nhũn, dập nát. Mơ tươi dù chín vẫn cứng và còn nguyên lớp phấn mịn.

Những trái có vỏ vàng ệch không nên mua ăn vì đó là những trái chín héo, khi hái chưa chín tới. Loại chín héo ăn không ngon, dễ ngán.

Cách bảo quản mơ

Nếu mua mơ chưa chín, nên bảo quản ở nhiệt độ trung bình. Làm chín mơ bằng cách gói mơ trong giấy cho đến khi mơ chín. Tránh ánh sáng, mơ có thể chín trong vòng 2-3 ngày.

Mơ đã chín, có thể bảo quản trong tủ lạnh.

4. Cách ăn mơ đúng cách

Không phải loại quả nào cũng toàn tác dụng. Quả mơ được đông y đánh giá rất lành tính, bổ dưỡng và chữa bệnh rất tốt tuy nhiên quả mơ cũng có tác hại nếu dùng không đúng cách.

Theo Đông y, quả mơ có vị chua, tính ấm, nếu ăn tươi nhiều sẽ hại răng, sinh đàm, tăng nhiệt. Do đó, người bị bệnh cảm, dạ dày nhiều acid, trẻ em bị lên đậu cấp tính cần kiêng ăn mơ tươi.

Quả mơ nếu không ăn đúng cách sẽ có hại cho sức khỏe
Quả mơ nếu không ăn đúng cách sẽ có hại cho sức khỏe

Ngoài ra, hạt mơ cũng là một loại thực phẩm vừa có lợi vừa có hại, không được tùy tiện ăn. Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy, chất glucosid trong hạt mơ thủy phân cho cyanhydric acid có tác dụng ức chế nhẹ trung khu hô hấp, vì thế giảm ho suyễn. Benzaldehyde có thể ức chế chức năng tiêu hóa của pepsin, dầu hạnh nhân có tác dụng nhuận tràng… Tuy nhiên, trong nhân hạt mơ lại chứa độc tính. Cụ thể là sau khi ăn vào, chất amygdalin và amygdalase kết hợp sinh ra prunasin và mandelonitrile bị phá hủy trong ruột sinh ra benzaldehyde và hydrocyanic acid rất độc.

Việc sử dụng hạt mơ chữa bệnh nên cân nhắc và được các bác sĩ Đông y cân nhắc sử dụng. Nếu bạn không có chuyên môn tốt nhất không nên sử dụng.

5. Hướng dẫn chế biến món ăn, đồ uống đơn giản làm từ quả mơ

Ô mai mơ

Nguyên liệu

  • 1kg mơ
  • 300g muối

Cách chế biến:

  • Hòa muối với nước và đem ngâm mơ trong 3 ngày 3 đêm
  • Sau đó vớt ra và phơi trong mát cho đến khi quả săn lại
  • Tiếp tục đem ngâm với nước muối như trên
  • Thực hiện liên tục từ 5 – 7 lần cho đến khi quả mơ se lại và có các hạt muối trắng trên bề mặt
  • Bảo quản ô mai trong lọ kín và để dùng dần

Nước mơ ngâm đường

Nguyên liệu

  • 1kg mơ tươi
  • 100g muối hạt
  • 500g đường

Cách chế biến

  • Ngâm mơ với nước muối pha loãng để lông tơ bên ngoài rụng hoàn toàn
  • Để quả mơ ráo hoàn toàn và xếp vào lọ thủy tinh
  • Dùng nước đun sôi để nguội hòa với đường và đổ vào bên trong bình.
  • Ngâm trong khoảng 1 tháng là dùng được.
  • Khi uống, nên pha nước mơ với 1 ít nước lọc và thêm đá vào thưởng thức.
Ô mai mơ
Ô mai mơ

Mứt mơ

Nguyên liệu

  • 1kg mơ
  • 1kg đường trắng

Cách chế biến

  • Rửa sạch trái mơ, tách đôi bỏ hạt rồi ngâm trong tô nước để qua đêm.
  • Sau đó, vớt mơ đã ngâm ra, bóp bớt nước rồi cho vào nồi, đổ thêm 1.5 lít nước, đun khoảng 10 phút trên lửa trung bình.
  • Thêm 1kg đường và khuấy đều. Đun sôi đều rồi hạ lửa nhỏ đun liu riu khoảng 1 tiếng thì tắt bếp, để nguội.
  • Có thể bảo quản mứt mơ trong lọ thủy tinh để dùng dần.

Cánh gà sốt mơ gừng

Nguyên liệu

  • Cánh gà: 4 Cái
  • Gừng băm: 1 Muỗng cà phê
  • Hành tím: 1 Củ
  • Ớt băm: 1/2 Muỗng cà phê
  • Nước mắm: 2 Muỗng canh
  • Muối: 1/2 Muỗng cà phê
  • Dầu ăn: 3 Muỗng canh
  • Mứt mơ: 50 Gr
  • Đường trắng: 1 Muỗng cà phê
  • Gừng:1 lát

Cách chế biến

  • Cánh gà rửa sạch, thấm khô nước. Ướp cánh gà với muối, chút xíu nước gừng ép, hành tím ép. Thời gian ướp 30 phút.
  • Cho dầu ăn lên chảo, đun nóng, cho cánh gà vào chiên vàng 2 mặt (chiên lửa vừa) rồi vớt cánh gà ra đĩa riêng và chắt bỏ dầu ăn trong chảo, chỉ bớt lại khoảng 1 muỗng cà phê.
  • Cho gừng băm nhỏ, hành tím băm nhỏ, ớt băm vào chảo, đảo đều trên chảo.
  • Cho mứt mơ vào cùng chút xíu nước, nêm nước mắm, đường và nếm cho vừa miệng. Đun sốt ở lửa nhỏ đến khi sốt hơi sệt thì tắt bếp. Nhúng từng miếng cánh gà vào sốt mơ rồi cho ra đĩa luôn. Trang trí ngò rí bắt mắt.
  • Thịt gà ngọt mềm quyện trong nước sốt mơ gừng chua nhẹ, cay cay sẽ làm bạn cảm thấy ngon miệng, đưa cơm hơn.
Cánh gà sốt mơ gừng
Cánh gà sốt mơ gừng

Cá nục kho mơ muối

Nguyên liệu

  • Cá nục: 250 Gr
  • Trái mơ: 150 Gr
  • Sả: 2 Cây
  • Củ riềng: 1 Củ
  • Nước tương: 1 Muỗng canh
  • Nước màu: 1 Muỗng canh
  • Nước mắm: 1 Muỗng canh
  • Muối: 1 Muỗng cà phê
  • Đường trắng: 1 Muỗng canh
  • Bột ngọt: 1/2 Muỗng cà phê
  • Dầu ăn: 2 muỗng canh

Cách chế biến

  • Cá nục làm sạch, rửa lại với nước, cắt khúc vừa ăn.
  • Đầu tiên, xếp sả, củ riềng vào nồi đất. Cho cá nục, trái mơ lên trên.
  • Sả đập dập, cắt khúc. Củ riềng gọt sơ vỏ, cắt khoanh tròn mỏng.
  • Đổ 1 chén nước vào nồi, bắc lên bếp, nấu sôi nhỏ lửa. Khi nước sôi, nêm gia vị 1 muỗng canh nước tương, 1 muỗng canh nước màu, 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh đường trắng, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 2 muỗng canh dầu ăn vào.
  • Khi thấy nước trong nồi cạn gần hết, tắt bếp. Cho món ăn ra đĩa và dùng với cơm trắng.
Cá nục kho mơ muối
Cá nục kho mơ muối

6. Một số thắc mắc thường gặp liên quan đến việc ăn quả mơ

Ăn quả mơ có nóng không?

Đông y gọi quả mơ là mai tử, có vị chua, tính bình, không độc, đi vào các kinh can, tỳ, phế, đại tràng. Trong thịt quả mơ có nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin A và C, đường, muối khoáng, do đó mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Chúng ta có thể khẳng định là mơ không nóng, cũng không lạnh. Tuy nhiên khi chế biến mơ theo nhiều cách khác nhau, chúng ta có thể thay đổi tính vị của loại quả này.

Chẳng hạn, ô mai mơ thì vị chua chát, tính ấm, có tác dụng giải nhiệt phiền, liễm phế, an tâm, trừ lỵ tả, đờm dãi rất tốt.

Trong khi đó mơ muối (bạch mai) lại vị chua, tính lạnh, có tác dụng trị ho, trừ đờm, cầm máu, sinh tân, lợi yết hầu rất tốt.

Còn quả mơ ngâm đường cũng tính bình, đồng thời là một loại nước giải khát rất được ưa chuộng vào mùa hè.

Ăn mơ có tốt cho bà bầu không?

Quả mơ là một trong những quả chứa nhiều chất dinh dưỡng như: chất đạm, axit folic, canxi và sắt. Đây là những chất rất cần thiết cho quá trình phát triển của thai nhi. Theo nghiên cứu, bà bầu ăn quả mơ giúp tăng cường sức khỏe, tránh được nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm như:

  • Tốt cho tim mạch
  • Ngăn ngừa tiểu đường
  • Ngăn ngừa thiếu máu
  • Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh
  • Tốt cho hệ tiêu hóa
  • Điều hòa thân nhiệt

Mẹ bầu nên ăn bao nhiêu quả mơ là đủ?

Quả mơ có vị chua, tính ấm, nếu ăn tươi nhiều sẽ hại răng, sinh đàm, tăng nhiệt. Vì thế, bà bầu ăn quả mơ nên hạn chế ăn mơ tươi, và không nên ăn quá nhiều. Theo khuyến cáo, bà bầu nên ăn khoảng 2-3 lần/tháng.

Như vậy, qua bài viết trên đây, hy vọng các bạn đã biết những công dụng tốt cho sức khỏe của quả mơ và những lưu ý để ăn mơ đúng cách. Cảm ơn đã theo dõi bài viết!

Mời bạn tham khảo:

5/5 - (2 bình chọn)
Share.

Comments are closed.