Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Những chất dinh dưỡng có trong quả lựu

0

Cập nhật vào 28/12

Các thành phần dinh dưỡng có trong quả lựu bao gồm vitamin C, chất xơ, canxi, sắt, magie… có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch, phòng ngừa ung thư, cải thiện khả năng sinh dục hiệu quả.

1. Thành phần chất dinh dưỡng có trong quả lựu

Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100g lựu:

Dinh dưỡng cơ bản có trong 100g lựu

  • Calo: 83
  • Protein: 1.67 g
  • Carbohydrate: 18.70 g
  • Chất xơ: 4 g
  • Chất béo: 1.17 g

Các loại Vitamin có trong 100g lựu

  • Vitamin C: 10.2 mg
  • Vitamin E: 0.60 mg
  • Vitamin K: 16.4 μg
  • Vitamin B1: 0.067 mg
  • Vitamin B2: 0.052 mg
  • Vitamin B3: 0.293 mg
  • Folate: 38 μg

Các khoáng chất có trong 100g lựu

  • Canxi: 10 mg
  • Sắt: 0.30 mg
  • Magie: 12 mg
  • Phốt pho: 36 mg
  • Kali: 236 mg
  • Natri: 3 mg
  • Kẽm: 0.35 mg
  • Đồng: 0.158 mg
  • Mangan: 0.119 mg
  • Selen:0.5 μg
Ăn lựu giúp bạn bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết
Ăn lựu giúp bạn bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết

2. Ăn lựu có tốt không? Ăn lựu có tác dụng gì?

Từ những thành phần dinh dưỡng trong quả lựu trên, có thể thấy lựu là loại quả vô cùng bổ dưỡng đối với sức khỏe. Thường xuyên ăn lựu sẽ có mang lại nhiều lợi ích như sau:

Nâng cao sức đề kháng

Nhìn bảng thành phần dinh dưỡng trong quả lựu bên trên, có thể thấy lựu chứa vitamin C, chất xơ và kali dồi dào, giúp cơ thể chống lại cảm lạnh và giữ cho hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh. Bổ sung lựu vào chế độ ăn uống của mình có thể giúp cơ thể chống lại một số loại vi khuẩn. Lựu cũng chứa nhiều canxi, vitamin A, vitamin E và acid folic có lợi trong việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Hạ huyết áp

Đối với những người mắc chứng huyết áp cao, ăn 1 quả lựu mỗi ngày trong 2 tuần liên tục có thể hạ được 5% mức huyết áp. Nghiên cứu ở người bị tăng huyết áp, cho uống hơn 220g nước lựu hàng ngày trong suốt 14 ngày. Kết quả cho thấy huyết áp tâm thu trung bình giảm, dẫn đến nguy cơ đột quỵ giảm 36%.

Ngăn ngừa đông máu

Lựu được coi như một chất làm loãng máu rất hữu ích bởi có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy. Theo các nghiên cứu cho thấy, quả lựu rất tốt cho tim mạch, khả năng chống oxy hóa của nước ép quả lựu cao trên ba lần so với rượu vang đỏ hoặc trà xanh, và nếu tiêu thụ nước ép quả lựu thường xuyên có thể làm giảm cholesterol, giảm mảng bám động mạch (một yếu tố nguy cơ cho bệnh tim), và tăng lưu lượng máu đến tim.

Giảm viêm xương khớp, xơ vữa động mạch

Lựu giúp giảm nhẹ mức độ của nhiều loại bệnh, bao gồm cả xơ vữa động mạch và viêm xương khớp. Các tổn hại do sự dày lên và xơ cứng ở thành động mạch cũng như trong sụn khớp có thể được chữa khỏi bằng loại trái cây này.

Tăng cường khả năng sinh dục

Mất cân bằng oxi hóa đã được chứng minh là nguyên nhân gây ra các rối loạn chức năng của tinh trùng và làm giảm khả năng sinh sản ở phụ nữ. Nồng độ các chất chống oxy hóa có trong nước ép lựu và khả năng tác động đến sự mất cân bằng oxi hóa làm cho loại nước ép này có khả năng hỗ trợ khả năng sinh sản ở phụ nữ. Bên cạnh đó, nước ép lựu cũng được chứng minh là có khả năng giúp giảm chứng mất cân bằng oxi hóa trong nhau thai. Đối với nam giới, nước ép lựu cũng có thể làm tăng nồng độ testosterone, một trong những nội tiết tố chính điều khiển vấn đề quan hệ tình dục.

Phòng ngừa ung thư

Dinh dưỡng từ quả lựu rất giàu acid ellagic, tannin và anthocyanin là những chất chống oxy hóa, giúp cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa các chứng bệnh về tim mạch. Lựu chứa nhiều polyphenol có khả năng giảm độ dày thành động mạch, giảm việc hình thành mảng bám, và giảm sự oxy hóa cholesterol xấu, là nhân tố nguy hiểm của bệnh tim. Bộ Nông nghiệp Mỹ đã liệt kê quả lựu vào danh sách các nguồn cung cấp kali, vitamin C và chất chống oxy hóa. Xem thêm: Các loại hoa quả phòng chống bệnh ung thư hiệu quả

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm:

3. Ăn lựu như thế nào là đúng cách?

Nên uống nước ép lựu: Quả lựu khi chín chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, bên cạnh đó hạt lựu cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có tác dụng chống các loại vi khuẩn, chất chống oxy hóa và tẩy giun cực hiệu quả. Nhưng hạt lựu thường rất nhỏ nên nếu cho bé ăn thì bạn cũng nên cẩn thận vì bé có thể bị hóc hay bị tắc ruột do ăn phải hạt lựu. Với người lớn thì nên nhai kỹ trước khi nuốt. Và để tận dụng hết các dưỡng chất có trong quả lựu, bạn có thể ép lấy nước để uống.

Cách bóc lựu không bị nát: Trước hết, nên tách phần cuống lựu bằng lát dao mỏng, sát với hạt lựu. Sau đó dùng dao khứa dọc quả lựu theo các múi quả, tránh khứa sát với hạt lựu sẽ làm chảy nước từ hạt lựu. Dùng dao gọt sơ phần vỏ phía trên cho nó lộ ra một phần ruột lựu. Dùng tay nhẹ nhàng tách quả lựu ra theo khía. Úp quả lựu xuống, đặt sẵn chiếc bát ở phía dưới. Dùng thìa gỗ hoặc thìa cứng gõ nhẹ xung quanh quả lựu, hạt lựu sẽ tự rơi xuống bát mà không cần mất công tách từng miếng, không bị chảy nước và vỡ hạt, giữ được hạt lựu nguyên, ngon và đẹp mắt.

4. Cách chọn lựu tươi ngon

Để đảm bảo thành phần dinh dưỡng trong quả lựu được tốt nhất, bạn cần phải chọn được những quả lựu tươi ngon. 

  • Chọn những trái to, tròn, không chọn lựu bé. Bởi những trái này vẫn còn non, khi ăn nước nhạt và có vị chua. Trong một số trường hợp, cũng có những quả lựu nhỏ già, tuy nhiên sau khi bạn mua về rất khó bóc hoặc có thể lựu đó được trồng ở nơi đất còi cọc, thiếu dưỡng chất.
  • Chọn những quả hơi rám vỏ, đó là những quả lựu già, ngọt nước, hạt mẩy.
  • Lựu ngon bạn nên chọn những quả cầm chắc tay, đều, không méo mó dạng do các vết va chạm. Bên cạnh đó, để biết quả lựu đó hạt có mảy hay không, bạn cần chọn những quả có hạt hơi lồi (không trơn nhẵn), đó là những trái ngon.

5. Cách bảo quản lựu tươi lâu

Nếu không bảo quản tốt, thành phần dinh dưỡng trong quả lựu sẽ suy giảm đáng kể, quả lựu có thể bị hỏng, không ăn được rất lãng phí. Kinh nghiệm là bạn không nên mua quá nhiều lựu 1 lần, nên tính toán số lượng thành viên trong nhà, chỉ nên mua lựu ăn trong 2 – 3 ngày. Khi mua lựu về, bọc ni lông vào cả quả để bảo quản. Bạn có thể để trong tủ lạnh hơn một tuần.

6. Một số món ăn, thức uống chế biến từ lựu

Nước ép lựu

Nước ép lựu
Nước ép lựu

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Lựu đỏ: 1 trái to
  • Nước cốt chanh: 10ml
  • Nước đường: 10 ml
  • Đá viên
  • Dụng cụ: dao, thớt, muỗng, máy ép trái cây, bình lắc, ly thủy tinh,..

Các bước tiến hành:

Bước 1: Lấy dao bóc tách hạt lựu ra bát.

Bước 2: Cho lựu vào máy ép ép lấy phần nước cốt. Lưu ý bạn để sẵn vài giọt nước cốt chanh vào ly đựng nước ép lựu để giữ màu sắc cho nước lựu và làm tăng vị chua của lựu.

Bước 3: Cho nước ép lựu vào bình lắc cùng với 10ml nước đường, vài đá viên rồi đậy nắp và lắc đều. Cầm chặt bình lắc và dùng lực lắc đều đến khi bình lạnh.

Bước 4: Đổ thức uống ra ly thủy tinh và trang trí thêm bằng một vài lá bạc hà hoặc hoặc quả cherry ngâm và thưởng thức. 

Salad hạt lựu

Salad hạt lựu
Salad hạt lựu

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Lựu 2 trái
  • Cà chua 1 trái
  • Ớt 1 trái
  • Ngò rí 5 gr
  • Hành tây 1/2 củ
  • Chanh 1 trái
  • Lá bạc hà 3 gr
  • Dầu oliu 2 muỗng canh
  • Muối 1/4 muỗng cà phê
  • Tiêu 1/4 muỗng cà phê
  • Cần tây 1 cây

Các bước tiến hành:

  • Bước 1: Cần tây và ngò rí cắt nhỏ. Tách quả lựu và lấy hạt để riêng ra chén.
  • Bước 2: Hành tây và cà chua cắt hạt lựu. Vỏ chanh mài và vắt lấy nước cốt.
  • Bước 3: Cho tất cả các nguyên liệu vào trong một tô và trộn đều. Cho 1/4 muỗng cà phê muối và 1/4 muỗng cà phê tiêu vừa đủ. Bọc chén lại và cho salad lựu vào tủ lạnh 1-2 giờ trước khi ăn.

7. Một số câu hỏi người đọc thường thắc mắc khi ăn lựu

Ăn lựu có nóng không?

Trong lựu có chứa khá nhiều đường, bởi vậy nếu ăn quá nhiều thì cũng có thể gây nóng và nổi mụn. Những người bị tiểu đường hay nóng trong nên hạn chế ăn nhiều lựu trong ngày. Tốt nhất 1 tuần chỉ nên ăn từ 3 – 4 quả lựu.

Ăn lựu có bị vô sinh không?

Những tin đồn “thất thiệt” như ăn quả lựu gây vô sinh thường bị một đồn mười, mười đồn trăm khiến mọi người hoang mang không biết đâu là sự thật. Cho đến nay, chưa có bất cứ ghi chép, nghiên cứu nào chứng minh ăn lựu ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản.

Dr. Hopkins Kenly – chuyên gia dinh dưỡng đến từ Canada chia sẻ: “Lựu là loại quả dành cho tình yêu. Lựu chứa hợp chất chống oxy hóa, giúp làm chậm quá trình lão hóa. Ngoài ra, lựu kích thích hưng phấn, tăng ham muốn tình dục, cải thiện chất lượng tinh binh, chữa xuất tinh sớm,…”

Thực chất nếu ăn lựu sạch thì bạn hoàn toàn có thể an tâm. Tuy nhiên đối với Lựu Trung Quốc thì Cục bảo vệ thực vật đã lấy 1 số mẫu và phát hiện trong lựu có chứa carbendazim và tebuconazole với dư lượng vượt mức cho phép từ 1,5 – 5 lần. Carbendazim và tebuconazole là những chất diệt nấm sử dụng trong bảo quản trái cây mà nếu dùng vượt quá mức cho phép có thể gây vô sinh và nguy hại cho sức khỏe.

Tốt nhất bạn nên đến các cửa hàng hoa quả, các siêu thị để mua lựu, đảm bảo an toàn thực phẩm tốt nhất, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và các thành viên trong gia đình.

Ăn lựu khi mang bầu có tốt không?

Câu trả lời là có. Thành phần dinh dưỡng trong quả lựu chứa một số hợp chất phytochemical, đã được khẳng định là rất tốt cho hệ tim mạch của bà bầu. Nguy cơ tiền sản giật do huyết áp tăng vào 3 tháng cuối thai kỳ sẽ được hạn chế tối đa khi bà bầu ăn lựu.

Lựu là nguồn dồi dào của vitamin C, chính vì vậy, nó đặc biệt tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể. Khi thai nhi đang ngày một lớn lên trong bụng, cơ thể bạn sẽ dồn hết sự quan tâm, tập trung vào quá trình hình thành này và sao lãng những nhiệm vụ khác. Lúc này, vitamin C cực kỳ cần thiết để cải thiện bức tường hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, virus.

Nhìn chung lựu là loại trái cây bổ dưỡng nếu bạn biết ăn đúng cách. Hãy thường xuyên bổ sung lựu vào thực đơn ăn uống hàng ngày của mình để có cơ thể khỏe mạnh nhé!

Mời bạn tham khảo:

5/5 - (2 bình chọn)
Share.

Comments are closed.